【lịch thi đấu đêm nay và ngày mai】Chủ động phòng, chống dịch bệnh đầu mùa mưa
Việc phòng, chống dịch bệnh trên người và cây trồng, vật nuôi vào đầu mùa mưa đang là vấn đề cấp bách được huyện U Minh quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Sau thời gian dài nắng hạn, những trận mưa lớn đã làm thời tiết thay đổi đột ngột, các mầm dịch bệnh có điều kiện phát triển nhanh, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của con người và sự phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Vì vậy, việc phòng, chống dịch bệnh trên người và cây trồng, vật nuôi vào đầu mùa mưa đang là vấn đề cấp bách được huyện U Minh quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Năm nào cũng vậy, những cơn mưa đầu mùa luôn làm cho người nuôi tôm trên địa bàn huyện U Minh lo lắng. Bởi đây luôn là đối tượng hàng đầu chịu ảnh hưởng nặng và nhanh nhất khi thời tiết chuyển mùa. Do môi trường nước thay đổi đột ngột nên con tôm rất khó có thể thích nghi và tôm chết là điều dễ dàng nhận thấy khi đến các vuông tôm của người dân trên địa bàn vào lúc này.
Ông Nguyễn Văn Nam, Khóm 1, thị trấn U Minh, bày tỏ: “Thời tiết năm nay khác hẳn những năm trước, nhất là nắng nóng kéo dài rồi đến những cơn mưa dầm làm cho việc kiểm soát môi trường vuông tôm gặp nhiều khó khăn, không ít vuông tôm nuôi bị thiệt hại. Ðộ mặn hiện nay ở sông dao động từ 10-15%o, còn độ mặn ở ao nuôi tôm dao động từ 35-40%o nên việc thả tôm giống gặp nhiều bất lợi. Tôi thấy, nếu còn tiếp tục nắng xen kẽ với những trận mưa dầm như thế này thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên tôm là rất cao”.
Không riêng con tôm, mà gia cầm cũng bị ảnh hưởng khi thời tiết giao mùa, đặc biệt là các đàn vịt nuôi nhỏ lẻ của người dân trên địa bàn ít được kiểm dịch, tiêm ngừa thường xuyên. Bà Nguyễn Thị Hồng, Ấp 21, xã Khánh Thuận, cho biết: “Việc phòng, chống dịch bệnh trên gia cầm trong thời điểm giao mùa rất khó, vịt, gà gì cũng rất dễ mắc bệnh. Cách tốt nhất để bảo vệ chúng ở thời điểm này là vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, tiêm ngừa đủ mũi và thường xuyên kiểm tra theo dõi tình trạng sức khoẻ của chúng để có giải pháp cứu chữa kịp thời khi có tình huống xấu xảy ra”.
Ngành nông nghiệp huyện cũng đang triển khai nhiều giải pháp giúp nông dân bảo vệ tôm nuôi, chủ động ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết. Ông Ðinh Tấn Ðịnh, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện U Minh, cho biết: “Huyện đang tập trung thực hiện công tác dự báo về tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi để bà con biết và chủ động phòng, chống. Bên cạnh đó, ngành chức năng huyện cũng tăng cường nhân viên kỹ thuật hướng dẫn người nuôi tôm, nhất là ở vùng chuyển đổi. Ðồng thời giám sát và quản lý tốt vùng nuôi, đẩy mạnh việc tiêm phòng trên đàn gia cầm; đảm bảo nguồn nước phục vụ nuôi trồng thuỷ sản”.
Kỹ sư Trần Văn An, Trạm Bảo vệ thực vật huyện U Minh, nói, sau những cơn mưa, nước trong vuông nuôi sẽ bị phân tầng, vì thế bà con cần cung cấp ô-xy đầy đủ cho tôm; sử dụng men vi sinh hợp lý; tăng cường bón vôi trên bờ vuông; giữ cho độ pH trong vuông tôm ổn định; theo dõi điều kiện môi trường để có biện pháp kịp thời bảo vệ tôm nuôi sau khi mưa lớn xuất hiện. Ngoài các giải pháp trên, ngành nông nghiệp huyện cũng khuyến cáo bà con nên gia cố bờ bao vuông tôm; thường xuyên bổ sung khoáng chất cho tôm; khi tôm nuôi gặp rủi ro phải có biện pháp xử lý để tránh làm ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh, các loại cây trồng, vật nuôi thì dịch bệnh trên người cũng đang có chiều hướng gia tăng ngay đầu mùa mưa. Bởi khi mùa mưa đến độ ẩm tăng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và côn trùng gây hại phát triển mạnh, nhất là muỗi vằn lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
Không chỉ có trẻ em mà người lớn cũng dễ mắc bệnh vào đầu mùa mưa. (Trong ảnh: Chăm sóc sức khoẻ người dân tại Trạm Y tế xã Nguyễn Phích). |
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện U Minh, từ đầu năm đến nay trên địa bàn đã xảy ra 11 trường hợp sốt xuất huyết, chủ yếu là ở trẻ em. Không chỉ xuất hiện ở trẻ em mà bệnh sốt xuất huyết còn có thể lây truyền ở cả người lớn. Chính vì thế, người dân cần nâng cao ý thức trong việc phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, bằng cách diệt lăng quăng, ngủ mùng ngay cả khi ban ngày.
Chị Nguyễn Thị Ðẹp ở Ấp 1, xã Khánh An, vừa có con bị mắc bệnh sốt xuất huyết, chia sẻ: “Ban đầu cháu nó chỉ nóng bình thường như mọi khi nên tôi mua thuốc tiệm về cho cháu uống, được 2 ngày vẫn không hết mà làm đi làm lại, đến ngày thứ 3 thì sốt nhiều hơn nên vợ chồng tôi mới chở cháu đi bệnh viện. Ðến đây mới biết con mình bị sốt xuất huyết, cũng may chở đi kịp thời chứ không vợ chồng tôi không biết sao nữa. Qua đây tôi cũng muốn kêu gọi mọi người hãy nâng cao ý thức phòng bệnh cho con mình vì căn bệnh này rất nguy hiểm và có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng”.
Với những giải pháp của ngành chức năng, cộng với ý thức của người dân được nâng lên, tin rằng huyện U Minh sẽ thực hiện có hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh trên người, cây trồng và vật nuôi trong mùa mưa./.
Bài và ảnh: Ngọc Quý
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ bị tin tặc tấn công?
- ·Đồng Nai quy hoạch kéo dài Metro số 1 đến sân bay Long Thành
- ·Chuyên Gia AI
- ·Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- ·Hà Tĩnh: Án mạng ở trung tâm thương mại, một người nước ngoài tử vong
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Mark Zuckerberg tuyên bố nhiệm vụ mới của Facebook
- ·Giá vàng hôm nay 5/1: Thế giới lao dốc, trong nước vàng miếng, vàng nhẫn giữ nguyên giá bán
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·9 số điện thoại đường dây nóng nhận phản ánh về giao thông dịp nghỉ lễ 2/9
- ·Nhiều tuyến đường miền núi phía Bắc sạt lở sau mưa lớn
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Từ 28/6 Google Drive sẽ tự động sao lưu ổ cứng
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần