【mjallby】Cơ hội lớn để doanh nghiệp gia tăng xuất khẩu sản phẩm Halal
Các doanh nghiệp tham dự hội thảo |
Ngày 31/5, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Malaysia tại TPHCM và Cục Xúc tiến Thương mại Malaysia tổ chức Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo” nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Halal của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo.
Ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc ITPC cho biết, năm 2023, tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Malaysia đạt 12,67 tỷ USD; trong đó, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia đạt 4,86 tỷ USD. Hai nước đang nỗ lực đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 25 tỷ USD vào năm 2030.
Dẫn chứng số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, ông Đào Minh Chánh cho biết, Malaysia hiện là thị trường nhập khẩu tiềm năng của Việt Nam trong khu vực ASEAN. Riêng 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Malaysia đạt 4,9 tỷ USD. Trong đó, kim ngach xuất khẩu từ Việt Nam sang Malaysia đạt 1,6 tỷ USD.
Theo các chuyên gia ngành công nghiệp Halal hiện đang phát triển mạnh mẽ với hơn 2 tỷ người theo đạo Hồi trên toàn thế giới. Việc thiết lập các tiêu chuẩn Halal từ sản xuất đến phân phối đang trở thành xu hướng quan trọng, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Tại hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ cho doanh nghiệp Việt Nam nhiều thông tin quan trọng về thị trường Malaysia và các nước Hồi giáo, đồng thời cập nhật các quy chuẩn về sản phẩm Halal.
Theo đó, ngành công nghiệp Halal được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh tại các thị trường châu Á, Trung Đông và châu Phi. Các xu hướng Halal năm 2024 sẽ góp phần định hình lại môi trường kinh doanh Halal toàn cầu tạo ra cơ hội mới song cũng đòi hỏi các doanh nghiệp nhanh chóng thích ứng với bối cảnh mới.
Với xu hướng xây dựng chuỗi giá trị Halal, thị trường Halal đang chuyển dịch từ tư duy chỉ quan tâm tới sản phẩm Halal sang xây dựng toàn bộ chuỗi cung ứng Halal. Theo đó, các tiêu chuẩn Halal cần được mở rộng kiểm soát từ nguồn đến nơi người tiêu dùng mua hàng như các nhà bán lẻ, nhà hàng, mua sắm trực tuyến.
Để xuất khẩu bền vững, việc thiết lập các tiêu chuẩn Halal cần được chú trọng. Theo đó, các doanh nghiệp và nhà sản xuất cần đưa ra các tiêu chí cụ thể trong quá trình sản xuất Halal bao gồm các yếu tố về số lượng khiếu nại, sự cố Halal, tần suất kiểm tra, tỷ lệ nhân viên được đào tạo mức độ trưởng thành của Halal, niềm tin Halal, chỉ số danh tiếng Halal, giấy phép hoạt động và xếp hạng Halal.
Các doanh nghiệp và bên cung ứng cũng cần xây dựng thương hiệu Halal uy tín trên cơ sở chất lượng sản phẩm và chất lượng của toàn bộ chuỗi giá trị kinh doanh Halal, xây dựng lộ trình thực tế để triển khai chuỗi giá trị Halal và rà soát tiến độ.
Ông Firdauz Bin Othman, Tổng Lãnh sự Malaysia tại TPHCM cho biết, hiện nay, tiêu chuẩn Halal đã được chấp nhận trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc này đã đóng góp tích cực cho sự phát triển và gia tăng nhu cầu về các sản phẩm Halal.
Riêng về mảng thực phẩm Halal đang phát triển với tốc độ rất nhanh, được dự báo sẽ đạt giá trị vào khoảng 4,5 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Thị trường này được tăng trưởng bởi sự phát triển dân số Hồi giáo toàn cầu cũng như nhu cầu về các sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Việc này đã mang đến những cơ hội lớn cho nhiều quốc gia bao gồm Việt Nam có thể tiếp cận một cách chủ động đến thị trường Halal.
Nhìn thấy được triển vọng thị trường, Chính phủ Việt Nam quan tâm lớn đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước có thể tiến vào thị trường Halal toàn cầu. Rất nhiều sáng kiến và chính sách đã được đặt ra để thúc đẩy sự phát triển của ngành Halal tại Việt Nam.
Mới đây, Chính phủ đã thông báo việc thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia (HALCERT) để đáp ứng các hoạt động về chứng nhận cũng như hỗ trợ về các cuộc đối thoại, đào tạo và hợp tác quốc tế trong ngành Halal.
Thực phẩm Halal là những sản phẩm "được cho phép", "hợp pháp" để sử dụng theo Luật Hồi giáo, với những yêu cầu nghiêm ngặt từ các thành phần nhỏ nhất đến khâu chế biến, vận chuyển. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Miền Bắc lại vào đợt mưa liên tiếp, có nơi trên 150mm
- ·Thời tiết ngày 17/3: Hà Nội có mưa nhỏ, mưa phùn
- ·'Cuộc đua' danh hiệu UNESCO ở Việt Nam
- ·Sẵn sàng cho ngày hội báo chí cả nước
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Xuân Bắc tái xuất, Hỏi xoáy đáp xoay vẫn nhạt
- ·Thái Nguyên: Xuất hiện nhiều hố sụt lún bất thường tại Định Hóa
- ·Rà soát hoàn thuế GTGT đối với chuyển quyền sử dụng đất
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·6 laptop "hot" sẽ được bán ở Việt Nam tháng 11
- ·Vàng được khai thác như thế nào?
- ·EIA dự báo sản lượng dầu thô của OPEC sẽ giảm trong năm 2020
- ·Loại radar có khả năng phát hiện tro bụi núi lửa
- ·Mở hộp máy tính bảng lõi tứ đầu tiên trên thế giới
- ·Nhận định, soi kèo Marseille vs Le Havre, 2h45 ngày 6/1: Thắng dễ
- ·Bắc Bộ mưa phùn và sương mù rải rác, Nam Bộ nắng nóng
- ·Thêm cơ hội để Hà Nội phát triển nhưng vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa
- ·Xây dựng hồ sơ kéo co truyền thống trình UNESCO
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·BHYT: Ca sĩ không còn 'cửa' mua tin nhắn?