会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh colombia b】Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”!

【bxh colombia b】Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”

时间:2025-01-25 18:47:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:563次
Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”

Tham dự buổi tọa đàm trực tuyến có các khách mời: TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) và GS. Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam,, Trưởng khoa Kỹ thuật Y học ĐH Phenikaa; Giám đốc Trung tâm PHCN bệnh viện ĐH Phenikaa; Chuyên gia PHCN của Bộ Y tế, cùng độc giả Báo Kinh tế và Đô thị trên chuyên trang điện tử https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/.

Tại buổi tọa đàm trực tuyến, các chuyên gia đã giao lưu và trao đổi về vai trò của công tác phục hồi chức năng (PHCN) trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân; Một số thành tựu đạt được của hệ thống PHCN, những ưu tiên tập trung 8 nhóm giải pháp chính để phát triển PHCN.

Đồng thời, nêu rõ thực trạng khó khăn, thách thức của công tác PHCN hiện nay, đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Theo Tổng cục Thống kê, Điều tra Quốc gia về Người khuyết tật, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhu cầu phục hồi chức năng lớn: tỷ lệ người khuyết tật cao, trên 7% dân số từ 2 tuổi trở lên là Người khuyết tật; hiện có khoảng 4 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học; dân số già hóa, tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam hiện nay là 13,9% (công bố của Tổng cục thống kê năm 2023). Mô hình bệnh tật thay đổi: chấn thương không chủ định, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh tâm thần, đại dịch Covid-19… gia tăng số người cần phục hồi chức năng.

Trong đó, nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam còn mỏng, đặc biệt, đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, có biến động nhân sự nghỉ hưu… Theo báo cáo nghiên cứu năm 2020 của Bộ Y tế, có khoảng 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng trên 10.000 dân (0,25 người/10.000 dân), thấp hơn mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (từ 0,5 - 1 người/10.000 dân) (khoảng 2.500 cán bộ có chứng chỉ hành nghề về phục hồi chức năng).

Trước những thách thức trên, Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò vô cùng quan trọng để tất cả các cơ quan Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng quan tâm đến công tác phục hồi chức năng nhằm đạt mục tiêu bảo đảm cho người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận sớm dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Trân trọng mời độc giả đón xem Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng” trên chuyên trang điện tử phapluatxahoi.kinhtedothi.vn lúc 10h ngày 5/12/2024.

Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”
Ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị phát biểu khai mạc Tọa đàm.

Phát biểu tại Tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Khánh, Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết, phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh; là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mãn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, đảm bảo được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng để nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển xã hội bền vững.

Ngày 24/5/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 569/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhân Ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12, hôm nay, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức Tọa đàm, giao lưu trực tuyến “Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030” với chủ đề “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”.

Cuộc tọa đàm, giao lưu trực tuyến nhằm tuyên truyền về văn bản chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050, đặc biệt là những chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện trong năm 2024. Về sự cần thiết của phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng và sự tham gia, ủng hộ của chính quyền địa phương các cấp đối với ngành phục hồi chức năng; Các mô hình mạng lưới phục hồi chức năng tiêu biểu tại hệ thống y tế địa phương.

Đồng thời, đưa ra những giải pháp về việc duy trì và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Cùng với đó phát triển dịch vụ phục hồi chức năng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế và Đô thị Nguyễn Xuân Khánh hi vọng thông qua cuộc tọa đàm, giao lưu trực tuyến ngày hôm nay sẽ tăng cường truyền thông và vận động xã hội, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật, các hướng dẫn chuyên môn về phục hồi chức năng; các khuyến cáo về phòng ngừa, phát hiện sớm, can thiệp sớm khuyết tật. Đồng thời, khuyến khích, huy động các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ người khuyết tật.

Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cũng thông tin: Báo Kinh tế & Đô thị là cơ quan truyền thông đa phương tiện, chủ lực của Thủ đô với 9 ấn phẩm in và điện tử với lượng bạn đọc truy cập trên 15 triệu lượt mỗi tháng. Cùng với đó là hệ sinh thái số trên các nền tảng mạng xã hội như facebook; Zalo...

Năm 2024, Báo được UBND TP Hà Nội lựa chọn là cơ quan chuyển đổi số điển hình, được Bộ Thông tin & Truyền thông chấm điểm là cơ quan báo chí chuyển đổi số cấp độ xuất sắc. Báo Kinh tế & Đô thị đang có những thành công về đa dạng hóa các loại hình truyền thông như tổ chức các Chương trình truyền thông lớn của Thành phố: Chương trình truyền thông về môi trường; Chương trình truyền thông vì an toàn giao thông; Chương trình truyền thông Những cống hiến thầm lặng; Diễn đàn phát triển kinh tế bền vững và rất nhiều các sự kiện khác do báo chủ trì, phối hợp chủ trì tổ chức.

Với hạ tầng công nghệ và năng lực của Báo Kinh tế & Đô thị, ông Nguyễn Xuân Khánh mong muốn cuộc Tọa đàm hôm nay sẽ mở ra cơ hội phối hợp sâu, rộng hơn trong lĩnh vực truyền thông đại chúng với Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) trong năm 2025 và thời gian tiếp theo nữa.

Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”
Phó Tổng biên tập Báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Xuân Khánh tặng hoa các vị khách mời.

Bạn đọc Nguyễn Quang Trung (quận Hà Đông, Hà Nội: Xin ông chia sẻ về vai trò của công tác phục hồi chức năng trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân?

Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”
TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ tại buổi Tọa đàm.

TS. Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh:

Phục hồi chức năng là tập hợp các can thiệp, bao gồm các phương pháp y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp, biện pháp giáo dục, hướng nghiệp, xã hội và cải thiện môi trường, để người bệnh phát triển, đạt được, duy trì tối đa hoạt động chức năng, phòng ngừa và giảm tình trạng khuyết tật phù hợp với môi trường sống của họ (theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023).

Phục hồi chức năng là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mạn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, giúp cho người bệnh hồi phục lại tối đa chức năng cơ thể thông qua các biện pháp luyện tập, thay đổi môi trường.

Mục đích chính của phương pháp này là làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và khuyết tật, từ đó, giúp người bệnh hoà nhập hoặc tái hoà nhập với xã hội. Những chức năng này có thể thuộc về chức năng thể chất hoặc tâm thần (khả năng vận động, nhận thức, tư duy,…).

Việc suy giảm hoặc mất đi chức năng đến từ các nguyên nhân như: tai nạn, dị tật bẩm sinh, hậu quả của các bệnh lý nặng,… Mỗi trường hợp bệnh, khuyết tật sẽ phù hợp với một hình thức phục hồi khác nhau. Mục tiêu điều trị là hồi phục sức khỏe tối đa cho người bệnh, giúp họ lấy lại được khả năng tự hoạt động.

Những ví dụ cho thấy vai trò của phục hồi chức năng là:

• Phục hồi chức năng cho người khuyết tật vận động như liệt, yếu chân tay... giúp họ có thể tự đi lại, tự phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

• Phục hồi chức năng cho người đột quỵ có thể tự sinh hoạt (tắm rửa, ăn uống, mặc quần áo) mà không cần người khác giúp đỡ.

• Phục hồi chức năng phổi cho người bệnh có thể hô hấp được tốt hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống.

• Phục hồi chức năng tim cho người bị bệnh tim mạch không gặp nhiều trở ngại trong các hoạt động thể dục thể thao....

Ngoài ra, phương pháp phục hồi chức năng giúp người bệnh:

• Ngăn ngừa thương tật thứ cấp (những di chứng xảy ra sau một bệnh lý nhất định. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh: teo cơ, co rút, cứng khớp, loét do đề ém, loãng xương, cốt hoá lạc chỗ... )

• Tăng cường khả năng hoạt động còn lại của cơ thể, giảm thiểu tối đa hậu quả khuyết tật, tàn tật cho người bệnh

• Hạn chế suy nghĩ tiêu cực của người bệnh về tình trạng sức khỏe của mình

Với những lý do trên, phục hồi chức năng là một lĩnh vực mang tính cộng đồng cao, giúp người bệnh có những cơ hội bình đẳng, tham gia vào các hoạt động xã hội. Đồng thời, góp phần tăng cao ý thức phòng ngừa, đồng thời giảm thiểu tỷ lệ khuyết tật.

Với các vai trò như đã nêu ở trên, phục hồi chức năng đã khẳng định vị trí quan trọng và ngày càng được Đảng, Nhà nước và ngành Y tế quan tâm, thể hiện bằng các văn bản của Quốc hội, Chính phủ như: Luật Người khuyết tật, Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật; Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định quan điểm tại Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050: “Phục hồi chức năng là một trong các lĩnh vực không thể thiếu của hệ thống y tế hoàn chỉnh; là dịch vụ y tế dành cho người khuyết tật và bất kỳ người dân nào có vấn đề sức khỏe, bị khiếm khuyết hoặc chấn thương cấp tính hoặc mãn tính, khiến hoạt động chức năng bị hạn chế, đảm bảo được tiếp cận dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng để nâng cao sức khỏe, góp phần phát triển xã hội bền vững.

Duy trì và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển dịch vụ phục hồi chức năng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.”

Bạn đọc Nghiêm Đức Huy (huyện Phú Xuyên, Hà Nội): Ông có thể kể về một số thành tựu đạt được của hệ thống phục hồi chức năng, những ưu tiên hiện tại và 5 năm tới?

TS. Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế):

Một số thành tựu đạt được của hệ thống phục hồi chức năng có thể kể đến một vài điểm sau.

Về tổ chức, hệ thống mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng

Hiện nay, cả nước có 63 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng, bao gồm: 01 Bệnh viện Phục hồi chức năng trực thuộc Bộ Y tế, 38 bệnh viện phục hồi chức năng tuyến tỉnh (trong đó có 10 bệnh viện Y dược cổ truyền-Phục hồi chức năng); 25 bệnh viện/trung tâm phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành. Ở tuyến Trung ương có 100% bệnh viện đa khoa, 75% bệnh viện chuyên khoa. Tuyến tỉnh có 90% bệnh viện đa khoa, 40% bệnh viện chuyên khoa có khoa phục hồi chức năng. Tuyến huyện có 70% bệnh viện có khoa phục hồi chức năng riêng biệt hoặc ghép với khoa khác; 95% Trạm y tế có phân công cán bộ theo dõi công tác phục hồi chức năng và người khuyết tật. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hiện đang quản lý 14 bệnh viện/trung tâm Chỉnh hình - Phục hồi chức năng và 230 cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng có hoạt động phục hồi chức năng.

Về nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Theo báo cáo nghiên cứu năm 2020 của Bộ Y tế, có khoảng 0,25 nhân viên y tế phục hồi chức năng trên 10.000 dân (0,25 người/10.000 dân), thấp hơn mức nhân lực khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (từ 0,5 - 1 người/10.000 dân) (khoảng 2.500 cán bộ có chứng chỉ hành nghề về phục hồi chức năng).

Cơ sở vật chất, trang thiết bị, mặc dù đã được cải thiện hơn trong những năm gần đây, nhưng chưa được đầu tư tương xứng; trang thiết bị cũ, lạc hậu, chưa đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, đặc biệt ở tuyến y tế cơ sở và hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội.

Công nghệ trợ giúp, sản xuất và cung cấp dụng cụ phục hồi chức năng hiện đang được sản xuất tại xưởng của một số bệnh viện phục hồi chức năng, chủ yếu chỉ tập trung tại các thành phố lớn. Người bệnh, người khuyết tật cần dụng cụ trợ giúp, dụng cụ phục hồi chức năng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ. Dụng cụ phục hồi chức năng chưa thuộc danh mục chi trả của bảo hiểm y tế, người khuyết tật phải tự chi trả, trong khi người khuyết tật hầu hết thuộc đối tượng khó khăn;

Chuyên môn, kỹ thuật phục hồi chức năng chủ yếu phát triển ở các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và còn rất hạn chế tại tuyến huyện, tuyến xã đặc biệt hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Các loại hình dịch vụ về phục hồi chức năng chưa đa dạng, chưa toàn diện; chất lượng dịch vụ chỉnh hình - phục hồi chức năng chưa được kiểm soát chặt chẽ;

Quản lý thông tin dữ liệu: Chất lượng thông tin dữ liệu về người khuyết tật chưa đảm bảo, thiếu dữ liệu về cung cấp và sử dụng dịch vụ phục hồi chức năng của các tuyến, các ngành, thiếu sự kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ thuộc các tuyến, các ngành.

Về những ưu tiên hiện tại và 5 năm tới: giai đoạn hiện nay, Bộ Y tế tập trung 8 giải pháp chính mà QĐ 569/QĐ-TTg đã nêu:

Hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và tăng cường phối hợp liên ngành; Thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; Duy trì, củng cố, nâng cấp, phát triển hệ thống phục hồi chức năng và phát triển chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng; Đảm bảo nguồn nhân lực.

Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý sức khỏe người khuyết tật kết nối với hệ thống thông tin quản lý sức khỏe cá nhân; ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và cung ứng dụng cụ phục hồi chức năng.

Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; tăng cường truyền thông và vận động xã hội; kiểm tra, giám sát, thông tin báo cáo, đánh giá.

Bạn đọc Trần Minh Quân (huyện Phúc Thọ, Hà Nội): Xin hỏi mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được ngành y tế xác định là chiến lược để giải quyết vấn đề khuyết tật với chi phí thấp nhưng đem lại nhiều cơ hội hòa nhập cho người khuyết tật. Sau thời gian triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã đạt những kết quả nổi bật gì, thưa ông?

Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”

GS. Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam giải đáp những thắc mắc của bạn đọc gửi đến buổi Tọa đàm trực tuyến.

GS. Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam:

- Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng bắt đầu ở Việt Nam năm 1987 ở 3 tỉnh Tiền Giang, Hải Hưng, Vĩnh Phú. Cho đến nay đã có 41 tỉnh thành đã có triển khai chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

- Sau thời gian triển khai Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đã đạt những kết quả nổi bật:

+ Chương trình được xã hội hóa rất cao, tham gia vào Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng không những chỉ có ngành y tế mà còn các ngành khác như Thương binh xã hội, giáo dục và nhiều Tổ chức khác tham gia vào chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

+ Tỷ lệ người khuyết tật được phục hồi nhiều nhất: 80-85% người khuyết tật tại cộng đồng được tiếp cận các dịch vụ phục hồi chức năng.

+ Xây dựng được mạng lưới phục hồi chức năng từ Trung ương đến cộng đồng (các làng, xã). Hiện nay Hội phục hồi chức năng Việt Nam có hơn 4000 hội viên, đa số đang hoạt động tại các cơ sở y tế phục hồi chức năng từ tuyến huyện, xã.

+ Đào tạo được nhiều bác sỹ phục hồi chức năng (>50 bác sỹ), kỹ thuật viên phục hồi chức năng trong đó hơn 200 kỹ thuật viên vật lý trí liệu, 100 kỹ thuật viên Hoạt động trị liệu, 100 kỹ thuật viên ngôn ngữ trị liệu và nhiều kỹ thuật viên chỉnh hình.

+ Cung cấp Gần 10 nghìn dụng cụ trợ giúp phục hồi chức năng trong đó bao gồm cả xe lăn tay, chân tay giả và các dụng cụ chỉnh hình và các dụng cụ trợ giúp sinh hoạt khác.

+ Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là cơ sở để Nhà nước ban hành Luật về người khuyết tật ngày 17/6/2010 và Quyết định 569 của Thủ tướng chính phủ Phê duyết chương trình Phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (ban hành 5/2023).

+ Thay đổi quan điểm và tầm nhìn về dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật

Bạn đọc Nguyễn Văn Chung (huyện Thạch Thất, Hà Nội): Theo đánh giá, hiện nay hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng vẫn còn gặp một số khó khăn, thách thức. Đó là nhân lực mỏng, cán bộ y tế kiêm nhiều công việc cùng lúc, do đó công tác cập nhật và sử dụng dữ liệu phần mềm quản lý thông tin người khuyết tật tại cơ sở y tế chưa đồng đều và khó khăn. Đặc biệt, đội ngũ cán bộ y tế tuyến cơ sở và cộng tác viên luôn có biến động về mặt nhân sự do nghỉ hưu, bổ sung người mới... Để khắc phục những khó khăn trên theo ông cần có những giải pháp cụ thể như thế nào?

GS. Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam:

- Nên khuyến khích người khuyết tật và gia đình người khuyết tật tham gia tích cực vào Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Lấy người khuyết tật là trung tâm.

- Lựa chọn tình nguyện viên và đào tạo liên tục (cần có kinh phí cho đào tạo).

- Đào tạo lồng ghép vào các chương trình khác. Trong ngành y tế hiện nay, ít nhất phải có 20 chương trình đào tạo mà nhân viên y tế phải học tập, cho nên cần phải có những lồng ghép để giảm tải cho nhân viên y tế hiện nay về chương trình đào tạo.

- Đào tạo giáo viên về phục hồi chức năng cho cộng đồng để họ có thể thực hiện huấn luyện cho tình nguyện viên và gia đình tại cộng đồng.

- Tiếp cận và thực hiện phục hồi chức năng Kỹ thuật số (Digital Rehabilitation).

- Thực hiện chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm tại cộng đồng. Bộ Y tế cũng đã có những chương trình, kế hoạch phát hiện sớm, can thiệp sớm đối với trẻ em dưới 6 tuổi.

- Phục hồi chức năng phải là chương trình Quốc gia để Chính quyền và các ban ngành có trách nhiệm với phục hồi chức năng và người khuyết tật. Ngoài Bộ Y tế cần có sự tham gia của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cùng các ban ngành và Chính quyền.

- Bộ Y tế có kế hoạch triển khai thời gian tới sẽ cập nhật phần mềm quản lý thông tin người khuyết tật, kết nối liên thông với phần mềm quản lý thông tin tại trạm y tế xã và tập huấn sử dụng để các nhân viên cúa trạm y tế, các cơ quan có trách nhiệm triển khai phần mềm đều có thể triển khai được; bên cạnh đó UBND tỉnh bố trí kinh phí, có kế hoạch tập huấn cho nhân viên y tế; nhân viên trạm y tế cũng cần tăng cường tính chủ động học hỏi, cầm tay chỉ việc để thành thạo sử dụng và cập nhật phần mềm nêu trên.

Bạn đọc Phạm Phương Anh (quận Đống Đa, Hà Nội): Xin ông cho biết về vai trò quan trọng của Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với sự phát triển của hệ thống y tế, nâng cao sức khỏe của người dân và phát triển xã hội bền vững?

Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”
TS. Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) chia sẻ về vai trò quan trọng của Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

TS. Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế):

Xuất phát từ vai trò của công tác phục hồi chức năng trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ Nhân dân; xuất phát từ nhu cầu và xu hướng phục hồi chức năng trên thế giới và Việt Nam, thực trạng phục hồi chức năng tại Việt Nam, các hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác Phục hồi chức năng, Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 có vai trò vô cùng quan trọng để tất cả các cơ quan Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng quan tâm đến công tác phục hồi chức năng nhằm đạt mục tiêu Bảo đảm cho người khuyết tật và người có nhu cầu được tiếp cận sớm dịch vụ phục hồi chức năng có chất lượng, toàn diện, liên tục và công bằng, góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.

Việt Nam là một trong những Quốc gia có nhu cầu phục hồi chức năng lớn: tỷ lệ người khuyết tật cao, trên 7% dân số từ 2 tuổi trở lên là người khuyết tật; hiện có khoảng 4 triệu người bị ảnh hưởng bởi chất độc hóa học; dân số già hóa, tỷ lệ người cao tuổi Việt Nam hiện nay là 13,9% (công bố của Tổng cục Thống kê năm 2023). Mô hình bệnh tật thay đổi: chấn thương không chủ định, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh tâm thần, đại dịch Covid-19… gia tăng số người cần phục hồi chức năng.

Thực trạng công tác phục hồi chức năng có nhiều hạn chế, khó khăn, thách thức, đó là:

Mạng lưới cơ sở phục hồi chức năng phát triển chưa đồng bộ cả ở trong và ngoài ngành Y tế, cả y tế cơ sở và tuyến tỉnh của nhiều địa phương. Hiện nay, tại đã có 10 địa phương sáp nhập bệnh viện phục hồi chức năng vào bệnh viện y học cổ truyền làm giảm số lượng Bệnh viện phục hồi chức năng.

Thiếu sự phối hợp, liên kết trong hoạt động chuyên môn; thiếu sự kiểm soát chất lượng của các cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn đối với cơ sở phục hồi chức năng thuộc các Bộ, ngành khác quản lý;

Nhân lực chuyên khoa phục hồi chức năng vừa yếu vừa thiếu ở các tuyến, đặc biệt tuyến y tế cơ sở và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn;

Cơ sở vật chất chưa được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu phục hồi chức năng;

Phát triển chuyên môn, kỹ thuật phục hồi chức năng chưa đồng bộ giữa trung ương và địa phương, chưa toàn diện và chưa có sự phối hợp tốt giữa các chuyên khoa, chuyên ngành và các Bộ, ngành. Mô hình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng chưa được triển khai nhân rộng ở nhiều địa phương;

Các kỹ thuật can thiệp bằng dụng cụ phục hồi chức năng chưa được bảo hiểm y tế hỗ trợ, là gánh nặng với người khuyết tật và gia đình;

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu và hoạt động phục hồi chức năng cho người khuyết tật còn hạn chế;

Kinh phí thực hiện phục hồi chức năng cho người khuyết tật của các địa phương hầu như chưa bố trí hoặc nếu có thì rất ít địa phương bố trí kinh phí, nhất là công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên là:

Nhận thức về vai trò, vị trí phục hồi chức năng trong hệ thống y tế còn hạn chế, thiếu sự quan tâm đúng mức của các cấp, chính quyền, cơ sở y tế đối với lĩnh vực phục hồi chức năng;

Hệ thống chính sách pháp luật chưa hoàn thiện, chậm đổi mới: chưa có chiến lược riêng cho lĩnh vực phục hồi chức năng, là lĩnh vực có nhiều đặc thù chuyên sâu, không chỉ góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh mà còn góp phần chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, vì vậy cần có sự quan tâm, đầu tư đồng bộ, toàn diện, liên tục và lâu dài;

Các loại hình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng đa dạng bao gồm: vật lý trị liệu, hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu,…tuy nhiên, việc chưa được công nhận mã ngành đào tạo và mã nghề cho các chuyên ngành chuyên sâu nói trên gây khó khăn đối với sự phát triển chuyên ngành phục hồi chức năng;

Cung ứng công nghệ trợ giúp, dụng cụ phục hồi chức năng còn rất hạn chế. Do chương trình đào tạo, chính sách, hướng dẫn quy trình mua sắm và cung cấp các dụng cụ phục hồi chức năng chưa phát triển nên có thể cản trở sự phát triển của lĩnh vực này, làm giảm hoặc mất cơ hội hòa nhập đối với người suy giảm chức năng, người khuyết tật.)

Bạn đọc Lê Anh Tuấn (quận Tây Hồ, Hà Nội): Sau khi chương trình được triển khai hơn 1 năm, ngành phục hồi chức năng đã đạt được những kết quả tích cực. Xin ông cho biết kết quả đó được thể hiện ở những khía cạnh nào?

TS. Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế):

Sau khi Chương trình ban hành, Bộ Y tế là Bộ được Thủ tướng Chính phủ giao “Tổ chức thực hiện, điều hành hoạt động của Chương trình và thực hiện các nhiệm vụ được phân công”, Bộ Y tế đã triển khai tích cực các hoạt động nhằm thúc đẩy triển khai nhanh, hiệu quả Chương trình như: hướng dẫn các địa phương xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình; đề nghị các Bộ ngành xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình của Bộ, Chương trình tổng thể; hướng dẫn các nội dung chuyên môn về y tế thuộc phạm vi Chương trình, kiểm tra, giám sát...

Cho tới nay, sau khi chương trình được triển khai hơn 1,5 năm, ngành phục hồi chức năng đã đạt được những kết quả tích cực như sau:

Có 55/63 địa phương đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình với các mục tiêu, chỉ tiêu và hoạt động cụ thể. Với một số địa phương còn lại cũng đang xây dựng và trong quá trình trình ban hành.

Bộ Y tế và các Bộ, ngành: Lao động, Thương binh, xã hội, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã phối hợp và xây dựng Kế hoạch tổng thể thực hiện Chương trình. Hiện đang trong quá trình thống nhất nội dung đã hoàn thiện để trình Lãnh đạo Bộ Y tế ban hành Kế hoạch tổng thể.

Về tổ chức hệ thống mạng lưới: Sau khi Chương trình ban hành, đã có 5 địa phương thành lập Bệnh viện phục hồi chức năng, trong đó: Bệnh viện Phục hồi chức Trà Vinh đã được thành lập với quy mô 300 giường bệnh; 4 bệnh viện phục hồi chức năng được thêm chức năng vào bệnh viện Y học cổ truyền ở các tỉnh: Cao Bằng, Điện Biên, An Giang, Cà Mau (Sở Y tế báo cáo); các khoa phục hồi chức năng ở bệnh viện tuyến tỉnh, khoa phục hồi chức năng độc lập ở tuyến huyện được thành lập (số liệu chưa cụ thể do hiện nay mới đang thu thập).

Về đào tạo nhân lực: Số lượng tuyển sinh sinh viên đại học kỹ thuật phục hồi chức năng tăng đột biến về số lượng và điểm chuẩn vào đại học, điển hình như trường Đại học Y Hà Nội với 75 học viên/70 chỉ tiêu, Đại học Y tế công cộng, Đại học Fenika (theo báo cáo của các trường).

Về chuyên môn kỹ thuật phục hồi chức năng: Hệ thống văn bản hướng dẫn chuyên môn;

Về kinh phí hoạt động Chương trình: Rất nhiều địa phương đã bố trí kinh phí cho hoạt động Chương trình như: Bến Tre, An Giang, Bắc Ninh,

Ban đọc Lê Thị Lan (quận Cầu Giấy, Hà Nội): Để đảm bảo tính bền vững của Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần nâng cao vai trò của hệ thống y tế địa phương và gia đình người khuyết tật. Do đó, công tác chỉ đạo tuyến cần tập trung những vấn đề gì?

Tọa đàm trực tuyến “Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng”

GS. Cao Minh Châu cho rằng cần tăng cường công tác đào tạo và các chương trình đào tạo cử nhân phục hồi chức năng tại Việt Nam để duy trì và mở rộng Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

GS. Cao Minh Châu, Tổng thư ký Hội Phục hồi chức năng Việt Nam:

Để duy trì và mở rộng Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cần chỉ đạo theo các điều kiện cơ bản để đi đến thành công theo các chuyên gia Quốc tế đánh giá và rút ra kinh nghiệm tại Việt nam đó là:

1/ Phải có sự lãnh đạo của Đảng và Chính quyền thông qua ban điều hành của Chương trình.

2/ Phát triển nguồn nhân lực phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (tăng cường công tác đào tạo về ngành phục hồi chức năng, tăng chỉ tiêu tuyển dụng và các chương trình đào tạo cử nhân phục hồi chức năng tại các trường).

3/ Phải có hệ thống chuyên môn từ Trung ương đến địa phương

4/ Điều kiện vật chất: “Tài liệu Huấn luyện người khuyết tật tại cộng đồng”; nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để sản xuất các dụng cụ phục hồi chức năng theo kỹ thuật thích nghi tại cộng đồng.

5. Cần có kinh phí cho chương trình: kinh phí Trung ương, kinh phí địa phương và các nguồn xã hội hóa.

Bạn đọc Trần Minh Đức (quận Thanh Xuân, Hà Nội): Một trong những nội dung của Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là duy trì và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển dịch vụ phục hồi chức năng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Theo ông, để làm được điều đó, chúng ta cần những giải pháp như thế nào?

TS. Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế):

Trên thế giới, phục hồi chức năng rất phát triển, đặc biệt ở các nước như Mỹ, Úc, Phần Lan. Các nước trong khu vực như: Nhật, Thái Lan, Singapore rất phát triển cả về tổ chức hệ thống mạng lưới, nhân lực, dịch vụ, chi trả chi phí phục hồi chức năng, công nghệ trợ giúp người khuyết tật, phục hồi chức năng phát triển cả ở bệnh viện và cộng đồng, người khuyết tật được phục hồi chức năng tại nhà, được cung cấp dụng cụ trợ giúp như nẹp, nạng, gậy tập đi, gậy trắng chỉ đường cho người khiếm thị và được chi trả BHYT hoặc ngân sách Nhà nước.

Để đạt được nội dụng của Chương trình phát triển hệ thống phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là "duy trì và phát triển mạng lưới phục hồi chức năng phù hợp với quy hoạch hệ thống y tế, điều kiện kinh tế, xã hội và tiến tới ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới. Đồng thời, phát triển dịch vụ phục hồi chức năng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương bình, người có công với cách mạng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng", theo tôi cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp mà Chương trình đã nêu, phối hợp chỉ đạo quyết liệt và quan tâm đầu tư của các Bộ, ngành, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết và hoạt động phục hồi chức năng và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Nâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho người khuyết tậtNâng cao chất lượng phục hồi chức năng cho người khuyết tật

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
  • Hải quan ưu tiên hỗ trợ, giải đáp khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp
  • Chủ tịch bị bắt, chứng khoán APEC, BOS, Trí Việt làm ăn ra sao?
  • TP. Hồ Chí Minh: Cảnh báo thủ đoạn giả mạo giấy mời của cơ quan thuế
  • Đang điều tra vụ nhận hối lộ ở Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29
  • Ngân hàng xử lý món nợ xấu gần 250 tỷ đồng của Vinaxuki
  • Đề xuất khôi phục các cửa khẩu phụ trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
  • Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cảnh báo doanh nghiệp đa cấp hoạt động 'chui'
推荐内容
  • Bắt được tê tê quý hiếm ở Cần Thơ
  • Mới: Phở ăn liền tiếp nối hương vị Phở Thìn Bờ Hồ của Việt Nam
  • Kiên quyết xử lý nghiêm trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn
  • Xây dựng hệ thống dự trữ xăng dầu, khí đốt quốc gia
  • Kiến nghị bỏ bảo hiểm bắt buộc với xe máy
  • Infographics: Quá trình công tác của tân Viện trưởng Viện Nghiên cứu hải quan Nguyễn Anh Tuấn