会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả bóng đá nữ hôm qua】Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2024!

【kết quả bóng đá nữ hôm qua】Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2024

时间:2025-01-10 23:34:30 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:981次

Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2024

TheộinghịtoànquốctriểnkhaicôngtácTưphápnăkết quả bóng đá nữ hôm quao Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp

Ngày 25/12/2023, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai công tác Tư pháp năm 2024. Đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ đến dự và chỉ đạo Hội nghị.

Dự Hội nghị, về phía các ban, bộ, ngành ở Trung ương có đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương; đồng chí Nguyễn Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng; đồng chí Nguyễn Kim Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; đồng chí Nguyễn Thị Hồng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng chí Đào Hồng Lan, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; đồng chí Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đồng chí Bùi Thế Duy, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Đoàn Chủ tịch Hội nghị gồm có: Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long; các Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Tịnh, Trần Tiến Dũng.  

Về phía Bộ Tư pháp có đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các đồng chí Thứ trưởng: Nguyễn Khánh Ngọc, Đặng Hoàng Oanh, Mai Lương Khôi, Nguyễn Thanh Tịnh, Trần Tiến Dũng cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.

Tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương còn có các đồng chí lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể tại Trung ương.
Tại điểm cầu địa phương có Chủ tịch, Phó Chù tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ trì điểm cầu; đại diện lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Đoàn đại biểu Quốc hội, các Sở, ban, ngành tại địa phương.

Các lĩnh vực công tác tư pháp đều đạt kết quả đánh ghi nhận

Tiếp nối những kết quả đạt được của những năm đầu nhiệm kỳ, kết quả công tác năm 2023 trên hầu hết các lĩnh vực của Bộ, ngành Tư pháp đều tăng so với năm 2022, trong đó, một số lĩnh vực công tác đạt kết quả nổi bật.
Cụ thể, công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật luôn được Bộ, ngành Tư pháp coi trọng, xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, ưu tiên nguồn lực để tham mưu, thể chế hoá những quan điểm, đường lối của Đảng, góp phần khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.

Theo đó, năm 2023, Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế Bộ, ngành đã phối hợp tham mưu Chính phủ tiếp tục dành nhiều thời gian để thảo luận, bàn về công tác pháp luật tại các Phiên họp Chính phủ thường kỳ và 10 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật. Đặc biệt, đã tham mưu Chính phủ ban hành và tổ chức triển khai Nghị quyết số 126 về một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật nhằm ngăn ngừa tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ.
Trong năm, Bộ Tư pháp đã phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua 16 dự án luật, 05 Nghị quyết; đã xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hơn 500 văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Các địa phương đã ban hành gần 3.800 VBQPPL cấp tỉnh, hơn 2.600 VBQPPL cấp huyện và hơn 1.700 VBQPPL cấp xã.

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại Hội nghị.  

Công tác tổ chức thi hành pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật tiếp tục được Bộ, ngành Tư pháp quan tâm thực hiện, bám sát các lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của từng năm, gắn kết chặt chẽ với công tác xây dựng pháp luật, đạt được nhiều kết quả tích cực; quyết liệt thực hiện các giải pháp để hạn chế việc chậm, nợ ban hành văn bản quy định chi tiết.

Công tác truyền thông chính sách, phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; hướng dẫn thực hiện quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được tăng cường, bám sát các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều mô hình hay, hiệu quả. Đặc biệt, việc tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV đã thu hút sự tham gia của 63 đội thi đại diện cho 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nhận được sự đánh giá cao của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân, tạo hiệu ứng lan tỏa tích cực trong xã hội về ý nghĩa, vai trò của công tác hòa giải ở cơ sở.

Về công tác Thi hành án dân sự (THADS), kết quả THADS năm 2023 đạt cao nhất từ trước đến nay, với hơn 575.000 việc, thu trên 89.000 tỷ đồng trong đó có trên 20.000 tỷ đồng từ thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, tăng gần 4.500 tỷ so với năm 2022. Tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS) tiếp tục được kiện toàn, ngày càng hoạt động hiệu lực, hiệu quả,chuyên nghiệp; công tác phối hợp, nhất là phối hợp liên ngành trong THADS được quan tâm, chú trọng và đạt được nhiều kết quả tích cực. Cơ sở vật chất, điều kiện, trang thiết bị làm việc, phục vụ hoạt động THADS được đầu tư, nâng cấp đảm bảo tốt cho thực hiện các nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, các công tác: hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; quản lý nhà nước về con nuôi; đăng ký biện pháp bảo đảm; bồi thường nhà nước; bổ trợ tư pháp; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; hợp tác quốc tế; …. đều đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Năm 2024, ngành Tư pháp tập trung 09 nhiệm vụ trọng tâm.

Để công tác tư pháp đạt hiệu quả cao, trong năm 2024, toàn ngành Tư pháp sẽ tập trung 09 nhiệm vụ trọng tâm. Cụ thể:

Thứ nhất, kịp thời quán triệt, tham mưu thể chế hóa kịp thời, đầy đủ và triển khai thực hiện hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, nhất là tiếp tục tham mưu và tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới; Kế hoạch số 11-KH/TW ngày 28/11/2022 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW; Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 12/5/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Thứ hai, thực hiện nghiêm Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế. Thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về THADS, THAHC. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS được Quốc hội, Chính phủ giao. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xử lý dứt điểm các việc có điều kiện thi hành án, nhất là các vụ việc trọng điểm, các vụ việc phức tạp, kéo dài, các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng. Tham mưu giúp Chính phủ thực hiện hiệu quả công tác quản lý nhà nước về THAHC.

Toàn cảnh Hội nghị.  

Thứ ba, tiếp tục tập trung thực hiện kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ của ngành Tư pháp theo Đề án số 06 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch Chuyển đổi số ngành Tư pháp giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030; đầu tư xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và phần mềm ứng dụng của ngành Tư pháp. Thực hiện nghiêm, hiệu quả Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Tập trung sửa đổi VBQPPL để thực thi các phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC, quy định liên quan hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng dịch vụ công trong các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực; bổ trợ tư pháp; nuôi con nuôi; lý lịch tư pháp; trợ giúp pháp lý; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp…
Thứ năm, tích cực, chủ động tham mưu cho Chính phủ trong giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế và thực hiện tốt công tác hợp tác quốc tế về xây dựng pháp luật; thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương, đa phương trong đó chú trọng hiệu quả hợp tác với các đối tác láng giềng, truyền thống và hữu nghị; thực hiện tốt quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, nhất là các hoạt động hợp tác trong  xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế.

Thứ sáu, tiếp tục hoàn thiện thể chế trong công tác xây dựng ngành; kiện toàn tổ chức và sắp xếp, cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức Bộ Tư pháp theo yêu cầu của Nghị định số 98/2022/NĐ-CP, Quyết định 792/QĐ-TTg ngày 04/7/2023 ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Tư pháp và các Thông tư, quy định khác có liên quan theo đúng yêu cầu của vị trí việc làm. Thực hiện tốt các nhiệm vụ của công tác cán bộ, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho công chức, viên chức và công tác đào tạo tại các cơ sở đào tạo của Bộ tạo nguồn nhân lực pháp luật chất lượng cao cho bộ, ngành Tư pháp.

Thứ bảy, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tư pháp trong sạch, chuyên nghiệp, bản lĩnh, ngang tầm nhiệm vụ tinh thần các Nghị quyết của Đảng và yêu cầu của Chính phủ, nhất là Đề án tổng thể “Tiếp tục xây dựng Trường Đại học Luật Hà Nội và Trường Đại học Luật TPHCM thành các trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật” và Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Chương trình tăng cường kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân Luật giai đoạn 2023-2030; Đề án phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu, xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo chất lượng, hiệu quả và đúng lộ trình đã đề ra.
Thứ tám, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chỉ đạo của Đảng và quy định của pháp luật, tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác thanh tra đột xuất, thanh tra các cơ quan, tổ chức có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lĩnh vực do Bộ, ngành Tư pháp quản lý có nhiều bức xúc, dư luận xã hội quan tâm.
Thứ chín, tập trung, chủ động, quyết liệt trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư công; phấn đấu đảm bảo kết quả giải ngân vốn đầu tư năm 2024 theo tiêu chí được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.

Nâng cao chất lượng công tác thi hành pháp luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống

Tại Hội nghị, các đại biểu báo cáo các kết quả công tác tư pháp tại đơn vị, địa phương; đồng thời đề xuất, kiến nghị giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác trong năm 2024. Đồng chí Ngô Trung Thành, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Bộ Tư pháp và Thường trực Uỷ ban pháp luật tăng cường phối hợp, phát huy các kết quả đã đạt được để tiếp tục thực hiện thành công các nhiệm vụ; trong đó có việc triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 81 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XV; lập và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm; tiếp tục chỉnh lý dự án Luật Thủ đô. Bên cạnh đó, với trách nhiệm là cơ quan soạn thảo, giúp Chính phủ trình dự án luật, đồng chí Ngô Trung Thành mong muốn Bộ Tư pháp sẽ rà soát, đánh giá để có đề xuất, đổi mới mạnh mẽ, góp phần xây dựng Đề án sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL bảo đảm quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, hiệu quả, sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, dễ áp dụng, chi phí thi hành thấp.

Còn đồng chí Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội mong muốn Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ phối hợp chặt chẽ với thành phố Hà Nội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Văn phòng Chính phủ để hoàn chỉnh dự thảo Luật Thủ đô nhằm đảm bảo chất lượng và tiến độ; hướng dẫn quy trình ban hành VBQPPL của địa phương. Bên cạnh đó, đồng chí cũng đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục quan tâm các giải pháp thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp, trong đó đề xuất bổ sung thêm trường thông tin về lý lịch tư pháp tại cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhằm tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện hiệu quả Đề án 06, đặc biệt là các thủ tục liên thông trong lĩnh vực tư pháp,…

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu chỉ đạo Hội nghị.  

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá năm 2023, trong nước và thế giới có nhiều khó khăn, biến động, tuy nhiên đất nước ta đã vượt qua các trở ngại, đạt được kết quả đáng khích lệ, trong đó có sự đóng góp đáng kể của ngành Tư pháp. 

Tuy các công việc của Bộ, ngành Tư pháp khó, nhiều, có yêu cầu cao về tính tức thời, tuy nhiên Bộ, ngành Tư pháp đã cố gắng đạt được những kết quả tích cực. Ngoài các kết quả đã được đề cập tại Hội nghị, Phó Thủ tướng cũng điểm lại một số thành tích trong cải cách hành chính, chuyển đổi số của Bộ, ngành Tư pháp; đồng thời chỉ ra một số tồn tại trong công tác của Bộ, ngành Tư pháp như: còn nợ một số văn bản quy định chi tiết, chế độ dành cho cán bộ làm công tác tư pháp, pháp luật còn hạn chế…

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, vị thế của đất nước đang đi lên, đòi hỏi thể chế cần tiếp tục hoàn thiện. Điều này tạo áp lực cho ngành Tư pháp trong việc xây dựng khuôn khổ pháp luật phù hợp với pháp luật quốc tế. Tuy nhiên, đây không chỉ là công việc của riêng Bộ Tư pháp mà còn là trách nhiệm chung của tất cả các bộ, ngành, cơ quan trong hệ thống chính trị, trong đó vai trò của Bộ Tư pháp là rất lớn, chịu trách nhiệm tổng hợp, rà soát văn bản chưa hoàn chỉnh.
Vì vậy, Phó Thủ tướng đề nghị toàn ngành Tư pháp cần cố gắng hơn nữa để tìm ra giải pháp thực hiện, tháo gỡ vướng mắc đang gặp phải; trong đó lưu ý xây dựng thể chế phải kịp thời, có chất lượng để hạn chế tình trạng sửa luật; nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định 34/2016/NĐ-CP; sửa đổi, điều chỉnh lại Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và năm 2025; kịp thời, chính xác trong công tác thẩm định các dự thảo, dự án Luật trình Chính phủ.
Cùng với đó, cũng cần nâng cao chất lượng công tác thi hành pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống; tăng cường giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức, dễ nghe, dễ hiểu, dễ thấm. 
Đối với công tác xây dựng ngành, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Bộ, ngành Tư pháp cần có giải pháp để cán bộ trong ngành yên tâm công tác, giữ được niềm tin với công việc, gắn bó với ngành. Để làm được điều này, trước hết, các đồng chí lãnh đạo phải nêu cao ý thức gương mẫu và tạo được nguồn năng lượng truyền cảm hứng cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Cùng với đó, Bộ, ngành Tư pháp cũng cần làm tốt công tác phối hợp với các Bộ, ngành, Ủy ban của Quốc hội, các địa phương; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số; thường xuyên trau dồi trình độ chuyên môn, có chế độ phù hợp cho cán bộ làm công tác luật quốc tế bởi đây là lĩnh vực cực kỳ khó và nhạy cảm.
Chia sẻ với những khó khăn của Bộ, ngành Tư pháp, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương chung tay góp sức để giải quyết các vướng mắc trong công tác tư pháp và pháp luật đồng thời mong toàn ngành Tư pháp “chân cứng, đá mềm” nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được phân công. 

Bộ trưởng Lê Thành Long phát biểu tại Hội nghị.

Thay mặt Lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng Lê Thành Long khẳng định sẽ tiếp thu đầy đủ, quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm trong toàn Ngành. Bộ trưởng nhấn mạnh, Bộ, ngành Tư pháp sẽ quyết tâm nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao; thực hiện tốt hơn nữa chức năng tham mưu, giúp Chính phủ, Quốc hội thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật và đưa các chủ trương, chính sách này đi vào cuộc sống; tiếp tục xây dựng tổ chức bộ máy ngành tư pháp tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. 

Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng bày tỏ mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và cá nhân đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ; sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả hơn nữa của các Ban, Bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương để hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Nhân dịp này, Bộ Tư pháp đã công bố kết quả đánh giá thi đua và khen thưởng năm 2023, đồng thời phát động phong trào thi đua với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, hiệu quả, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” năm 2024.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
  • Soi kèo góc Al Ittihad Jeddah vs Navbahor Namangan, 22h59 ngày 22/02
  • Soi kèo phạt góc Chelsea vs Wolves, 21h00 ngày 4/2
  • Soi kèo góc Burnley vs Fulham, 22h00 ngày 3/2
  • Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
  • Soi kèo góc Navbahor Namangan vs Al Ittihad, 21h00 ngày 15/2
  • Soi kèo góc Lille vs Le Havre, 23h00 ngày 17/2
  • Soi kèo góc Central Coast vs WS Wanderers, 13h00 ngày 18/2
推荐内容
  • Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
  • Soi kèo phạt góc Tottenham với Brighton, 22h00 ngày 10/2
  • Soi kèo góc Osasuna vs Cadiz, 22h15 ngày 17/2
  • Soi kèo góc Burnley vs Arsenal, 22h00 ngày 17/2
  • Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
  • Soi kèo phạt góc hôm nay, Kèo góc tài xỉu trực tuyến tối nay