【tỷ số cup c1】WHO tuyên bố dịch COVID
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh: “Tôi tuyên bố COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu".
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin điều này đánh dấu sự kết thúc mang tính biểu tượng với dịch COVID-19 đã dẫn đến tình trạng phong tỏa ở nhiều nơi, gây ảnh hưởng đến kinh tế toàn thế giới và khiến 7 triệu người tử vong trên toàn thế giới.
WHO cho biết dù giai đoạn khẩn cấp đã qua nhưng đại dịch vẫn chưa kết thúc. Gần đây số ca mắc COVID-19 đã tăng đột biến ở Đông Nam Á và Trung Đông. Cơ quan y tế của Liên hợp quốc cho biết hàng nghìn người vẫn đang chết vì COVID-19 mỗi tuần.
Tổng Giám đốc WHO Tedros cho biết đại dịch đã có xu hướng giảm trong hơn một năm qua. Ông cũng thừa nhận rằng hầu hết các quốc gia đã trở lại với cuộc sống như trước khi COVID-19 xảy ra, đồng thời bày tỏ sự nuối tiếc về những thiệt hại mà COVID-19 đã gây ra cho cộng đồng toàn cầu, làm đảo lộn việc kinh doanh và khiến hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói.
Mặc dù vậy, ông cảnh báo vẫn còn rủi ro về các biến thể mới và nhấn mạnh: “COVID-19 đã thay đổi thế giới của chúng ta và thay đổi cả chính chúng ta”.
Trong lần đầu tiên tuyên bố dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus corona gây ra là vấn đề khẩn cấp y tế toàn cầu vào ngày 30-1-2020, WHO vẫn chưa đặt tên cho nó là COVID-19. Hơn 3 năm sau đó, virus lây lan và ước tính có trên 764 triệu trường hợp mắc COVID-19 trên toàn cầu. Bên cạnh đó là 5 tỷ người đã tiêm tối thiểu một mũi vaccine phòng COVID-19.
Khi tuyên bố COVID-19 là tình trạng khẩn cấp vào năm 2020, Tổng Giám đốc WHO nói rằng nỗi sợ hãi lớn nhất của ông là nguy cơ lây lan của virus ở các quốc gia có hệ thống y tế yếu kém “không được chuẩn bị sẵn sàng”. Trên thực tế, một số quốc gia có số trường hợp tử vong vì COVID-19 tồi tệ nhất trước đó lại được đánh giá chuẩn bị tốt nhất cho đại dịch, bao gồm Mỹ và Anh.
Theo dữ liệu của WHO, số ca tử vong vì COVID-19 ở châu Phi chỉ chiếm 3% tổng số ca tử vong toàn cầu. Ngày 3-5, WHO đã công bố kế hoạch chiến lược ứng phó với COVID-19 cho giai đoạn 2023-2025. Chiến lược mới này duy trì 2 mục tiêu của kế hoạch trước đó, được đưa ra vào năm 2022, là giảm sự lây lan của dịch bệnh và điều trị để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và hậu quả lâu dài.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải rắn
- ·Trung Quốc tiên phong tích hợp trạm sạc xe điện hai chiều vào lưới điện quốc gia
- ·Bắc Ninh: Khánh thành nhà máy xử lý chất thải rắn công nghệ cao phát năng lượng
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Thực hành kinh doanh có trách nhiệm: Chia sẻ thực tiễn từ Tập đoàn TH
- ·Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP
- ·Hà Nội sẽ thay 50% xe buýt diesel bằng xe điện vào năm 2035
- ·Nút home trên iPhone 7 không hoạt động với găng tay
- ·Doanh nghiệp đối diện thử thách khi chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn
- ·Tây Ninh Smart
- ·ĐBQH: Ngành nhựa tăng trưởng đáng mơ ước nhưng tạo áp lực lớn lên môi trường
- ·Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh: Phối hợp, đoàn kết quản lý tài nguyên nước toàn diện
- ·5 thói quen sống xanh từ những hành động đơn giản giúp bảo vệ môi trường
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Chuyên gia: Bùng nổ công nghệ không tái chế, gánh nặng quốc gia tăng gấp đôi
- ·Việt Nam công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố JETP
- ·WMO: Khí hậu năm 2024 dự kiến sẽ tồi tệ hơn 2023
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·5 loại cây trồng trong nhà giúp thanh lọc không khí