会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả girona】Thẩm phán “làm hết việc, không làm hết giờ”!

【kết quả girona】Thẩm phán “làm hết việc, không làm hết giờ”

时间:2025-01-23 00:47:50 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:928次

BPO - Thẩm phán là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm để nhân danh Nhà nước thực hiện quyền tư pháp. Trọng trách của thẩm phán rất nặng nề,n kết quả girona sứ mệnh của thẩm phán rất cao quý. Trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu các thẩm phán phải thực hiện nhiệm vụ một cách vô tư, khách quan, thượng tôn pháp luật. Vì vậy, Hội đồng tuyển chọn, giám sát thẩm phán quốc gia ban hành Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán (ban hành kèm theo Quyết định số 87/QĐ-HĐTC ngày 4- 7-2018), với những nội dung như sau:

Những chuẩn mực đạo đức của thẩm phán

Tính độc lập: Trong quá trình giải quyết vụ việc, thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết vụ việc, chứng cứ và chỉ tuân theo pháp luật; giữ gìn bản lĩnh nghề nghiệp để không bị tác động từ bất kỳ sự can thiệp nào. Thẩm phán phải độc lập với các thành viên của Hội đồng xét xử; độc lập với những người tiến hành tố tụng khác; độc lập với các yếu tố tác động từ trong nội bộ và bên ngoài tòa án. Thẩm phán không được can thiệp vào hoạt động tố tụng của các thành viên Hội đồng xét xử và những người tiến hành tố tụng khác.

Sự liêm chính: Thẩm phán phải liêm chính, trong sạch, thẳng thắn, trung thực. Thẩm phán không được lợi dụng địa vị để mưu cầu lợi ích cho mình hoặc cho người khác; không để các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức tòa án dưới quyền quản lý của mình đòi hỏi hoặc nhận tiền, tài sản, những lợi ích khác từ bất kỳ ai vì lý do liên quan đến công việc mà thẩm phán giải quyết. Thẩm phán phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.

Sự vô tư, khách quan: Thẩm phán phải vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vụ một cách đúng đắn, không vì lợi ích cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào trong vụ việc. Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét công khai tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc. Thẩm phán không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ việc một cách vô tư, khách quan.

Sự công bằng, bình đẳng: Thẩm phán có trách nhiệm bảo đảm sự công bằng, bình đẳng để những người tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết vụ việc tại tòa án. Trong quá trình giải quyết vụ việc, thẩm phán không được và không cho phép các hành vi bất bình đẳng, phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội, hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của cá nhân, pháp nhân.

Sự đúng mực: Trong mọi hoạt động của mình, Thẩm phán phải hành xử đúng mực, lịch thiệp, thận trọng; duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác. Tại phiên tòa, phiên họp hoặc trong các văn bản tố tụng, Thẩm phán không được đưa ra những nhận định gây xúc phạm người khác.

Sự tận tụy và không chậm trễ: Thẩm phán phải tận tụy với công việc và cống hiến hết mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp nhằm giải quyết nhanh nhất các vụ việc được giao. Khi giải quyết các vụ việc, thẩm phán phải tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật, không để các vụ việc quá hạn luật định vì những nguyên nhân chủ quan.

Năng lực và sự chuyên cần: Thẩm phán phải thường xuyên học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao kiến thức pháp luật, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử, bản lĩnh nghề nghiệp và khả năng chuyên nghiệp của người thẩm phán. Thẩm phán phải luôn tự cập nhật thông tin để nắm bắt đầy đủ, kịp thời, sâu sắc về sự phát triển của pháp luật, các vấn đề quan trọng của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho việc áp dụng pháp luật đúng đắn nhất, phù hợp với lẽ phải. Thẩm phán phải chuyên tâm thực hiện các nhiệm vụ được giao; tích cực làm việc với tinh thần “làm hết việc, không làm hết giờ”.

Những quy tắc ứng xử của thẩm phán

Ứng xử khi làm nhiệm vụ và những việc thẩm phán phải làm: Thực hiện việc giải quyết các vụ việc được phân công theo đúng quy định của pháp luật; Bảo đảm dân chủ, nghiêm minh, khách quan trong giải quyết các vụ việc; lắng nghe, tôn trọng ý kiến của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; Giải thích, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật; Tiếp xúc với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết đúng nơi quy định; Từ chối tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật; Phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Những việc thẩm phán không được làm: Những việc pháp luật quy định công dân không được làm; Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ việc không đúng quy định của pháp luật; Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ việc; Mang hồ sơ vụ việc hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ việc ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền; Tiếp xúc bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác trong vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định; Sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà cho người dân, bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng; Truy ép, gợi ý cho bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác và người tiến hành tố tụng cung cấp tài liệu, khai báo, trình bày sự việc không khách quan, trung thực; Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác của mình, của cán bộ, công chức thuộc tòa án và các cơ quan liên quan khác; Tiết lộ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của bị can, bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Ứng xử tại cơ quan và những việc thẩm phán phải làm: Thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn được phân công và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình; Giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, đơn vị; tôn trọng và thực hiện quy chế dân chủ của cơ quan; phát huy dân chủ, kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ, công chức khi thực hiện nhiệm vụ; Tích cực thực hiện các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, các quy định khác về cán bộ, công chức và thi hành công vụ; Chấp hành quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý. Khi thực hiện quyết định hành chính của người lãnh đạo, quản lý, nếu có căn cứ cho rằng quyết định đó là vi phạm pháp luật hoặc không phù hợp với thực tế thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì báo cáo với cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thực hiện quyết định đó gây ra; Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị; Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín của lãnh đạo và đồng nghiệp; hợp tác với đồng nghiệp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Những việc thẩm phán không được làm: Thực hiện không đúng thẩm quyền, lạm quyền, vượt quyền; Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác; Trù dập, lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến danh dự, uy tín của cán bộ, công chức.

Ứng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quan hệ công tác và thông tấn, báo chí: Thẩm phán chỉ phát ngôn, cung cấp thông tin, tài liệu về xét xử, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và cơ quan thông tấn, báo chí khi được cấp lãnh đạo có thẩm quyền phân công theo đúng quy định của pháp luật. Khi chưa ban hành bản án, quyết định, thẩm phán không được phát biểu công khai quan điểm của mình về việc giải quyết vụ việc. Thẩm phán không được cung cấp bản án, quyết định cho thông tấn, báo chí và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, trừ các hình thức đã được pháp luật quy định. Thẩm phán có thể tham gia phỏng vấn, khảo sát dựa trên kinh nghiệm công tác chuyên môn để phục vụ nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế khi hoạt động này không gây ảnh hưởng đến giải quyết vụ việc.

Ứng xử với các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài: Thẩm phán phải thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế của Tòa án, cơ quan, đơn vị khi quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài. Thẩm phán không được lợi dụng các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế để mưu cầu lợi ích cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.

Ứng xử tại nơi cư trú: Thẩm phán phải thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tham gia sinh hoạt và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ ở nơi cư trú, chịu sự giám sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân. Thẩm phán phải tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đến nhân dân. Thẩm phán không được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp luật.

Ứng xử tại gia đình thẩm phán phải xây dựng gia đình có văn hóa; thực hiện nghiêm chính quyền và nghĩa vụ công dân; có nếp sống văn hóa theo phong tục tập quán và truyền thống Việt Nam. Thẩm phán phải tuyên truyền, giáo dục, vận động thành viên trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thẩm phán không được để thành viên trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của thẩm phán để vụ lợi. Thẩm phán không được tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

Ứng xử tại nơi công cộng: Thẩm phán phải chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng; ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức của thẩm phán. Thẩm phán phải kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết các thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật. Thẩm phán không được lợi dụng chức danh của mình để vụ lợi khi tham gia các hoạt động xã hội. Thẩm phán không được tiếp tay hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật.

Ứng xử đối với các hoạt động ngoài nhiệm vụ xét xử: Thẩm phán phải ưu tiên sử dụng quỹ thời gian làm việc để thực hiện nhiệm vụ xét xử. Thẩm phán được viết báo, viết sách, nghiên cứu khoa học, giảng dạy hoặc các hoạt động có thu nhập khác theo quy định của pháp luật, trừ những việc có thể ảnh hưởng đến các giá trị đạo đức của thẩm phán.

Hồng Hạnh

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo El Gaish vs Al Olympi, 19h30 ngày 3/1: Khác biệt trình độ
  • Giật mình với "lệnh" cấm học sinh lớp 1… đua xe trái phép
  • Việt Nam là một trong những quốc gia tiến bộ nhanh nhất về khả năng sử dụng tiếng Anh
  • Sức trẻ trong khu công nghiệp
  • Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
  • Chính sách tuyển thẳng vào trung học chuyên nghiệp
  • Đoàn viên công đoàn thi Tìm hiểu biển đảo Việt Nam
  • “Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS”
推荐内容
  • Hải Phòng tiếp tục duy trì tăng trưởng ở mức hai con số trong năm 2024
  • Quy định mới về tiêu chuẩn lên lớp của học viên GDTX
  • 2 tập thể, 27 cá nhân được Bộ GD
  • Hơn 50 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi
  • Mẫu iPhone màn hình cong có thể sẽ xuất hiện trong năm tới
  • Đẩy nhanh giao quyền tự chủ cho các trường Đại học