【thứ hạng của reading f.c.】Việt Nam triển khai xét nghiệm chẩn đoán mới để phát hiện bệnh lao
Bác sỹ tại Bệnh viện Phổi Trung ương khám cho một bệnh nhân.
Việc phát triển nhiều công cụ chẩn đoán bệnh lao mới,ệtNamtriểnkhaixétnghiệmchẩnđoánmớiđểpháthiệnbệthứ hạng của reading f.c. sử dụng các loại mẫu bệnh phẩm mới giúp xét nghiệm nhanh, dễ dàng và có thể triển khai tại cơ sở y tế hoặc trong cộng đồng sẽ tăng cường khả năng tiếp cận người bệnh và sàng lọc lao nhanh chóng, cho phép hệ thống y tế tối ưu hóa nỗ lực phòng chống lao.
Thông tin trên được Phó giáo sư Nguyễn Bình Hòa - Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Phó Trưởng ban điều hành Chương trình Chống lao Quốc gia nhấn mạnh tại Hội thảo một số phương pháp chẩn đoán mới và mẫu bệnh phẩm lao mới trong định hướng thanh toán bệnh lao, diễn ra ngày 5/10 tại Hà Nội.
Cần thêm các kỹ thuật mới
Phó giáo sư Nguyễn Bình Hòa cho hay bệnh lao do Mycobacteria tuberculosis gây ra hiện vẫn đang gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cộng đồng trên toàn cầu. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO Report 2022), ước tính năm 2021 trên toàn cầu có khoảng 10,6 triệu trường hợp mắc bệnh lao trong đó 6,7 % người mắc lao đồng nhiễm HIV.
Đáng lưu ý, khả năng tiếp cận chẩn đoán vẫn là một rào cản đáng kể đối với việc chăm sóc và điều trị lao. Trong những năm gần đây, các xét nghiệm chẩn đoán lao đã phát triển và áp dụng nhiều kỹ thuật mới, tăng cường hỗ trợ cho chẩn đoán nhanh và chính xác như GeneXpert, LPA, TB LAMP, TrueNat và trong thời gian tới là giải trình tự gene của vi khuẩn lao.
Theo Phó giáo sư Hòa, với tính chất phức tạp của bệnh lao cũng như những khó khăn trong việc tiếp cận xét nghiệm chẩn đoán, nhu cầu cần thêm các kỹ thuật mới đơn giản hơn, độ chính xác cao hơn và có khả năng triển khai dễ dàng tại các đơn vị y tế cơ sở ngày càng trở nên cấp thiết, đặc biệt quan tâm tới đối tượng người nguy cơ cao như bệnh nhân nhiễm HIV.
Việc chẩn đoán nhanh, phát hiện sớm bệnh lao còn giúp làm giảm được tỷ lệ mất dấu, giảm yêu cầu truy tìm bệnh nhân để thông báo kết quả xét nghiệm, giảm nguy cơ phát tán lây truyền bệnh, nhờ vậy cải thiện kết quả dự phòng và điều trị lao.
Tiến sỹ Nguyễn Thị Vân Anh - Trưởng Văn phòng FIND Việt Nam cho hay các phương pháp chẩn đoán lao hiện nay bộc lộ nhiều mặt hạn chế về thời gian, độ nhạy, chi phí và loại mẫu bệnh phẩm. Hầu hết các phương pháp đều vẫn còn nhiều hạn chế khi áp dụng cho bệnh nhân mắc lao ngoài phổi, lao phổi ít vi khuẩn, hay bệnh nhân HIV. Do vậy, việc nghiên cứu và phát triển các xét nghiệm mới hiệu quả, thuận tiện và phù hợp hơn là đòi hỏi cấp thiết, đặc biệt các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lao sử dụng các bệnh phẩm lâm sàng không phải là đờm rất cần thiết cho bệnh nhân mắc lao ngoài phổi, bệnh nhân không khạc được đờm, bệnh nhân HIV.
FIND đã nhìn nhận việc nghiên cứu và áp dụng các phương pháp xét nghiệm lao mới, sử dụng mẫu bệnh phẩm khác ngoài đờm là yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hướng tới mục tiêu thanh toán bệnh lao. Ngoài ra, việc sử dụng bệnh phẩm khác ngoài đờm sẽ mở ra cơ hội phong phú hơn về giải pháp kỹ thuật để phát triển xét nghiệm mới.
Tăng tốc đánh giá để đưa vào áp dụng
Phó giáo sư Nguyễn Văn Hưng (Bệnh viện Phổi Trung ương) cho hay từ tháng 6/2021-6/2025, Chương trình Chống lao Quốc Gia (Bệnh viện Phổi Trung ương) phối hợp với FIND thực hiện Dự án “Nghiên cứu đa trung tâm đánh giá độ chính xác của các xét nghiệm chẩn đoán mới để phát hiện lao ở người trưởng thành - FEND TB.”
Mục tiêu của dự án là đánh giá sớm các xét nghiệm mới chẩn đoán bệnh lao ở người trưởng thành trong bối cảnh các lưu đồ lâm sàng hiện có ở các nước có gánh nặng bệnh lao để mang đến các công cụ chẩn đoán mới và phù hợp hơn.
Số lượng bệnh nhân dự kiến tuyển chọn là 1.211 bệnh nhân, trong đó có 287 đối tượng nghi lao và đồng nhiễm HIV. Các mẫu bệnh phẩm trong nghiên cứu được thực hiện các xét nghiệm thường quy theo quy trình chuẩn hiện đang áp dụng trong Chương trình để làm tiêu chuẩn tham chiếu đánh giá các xét nghiệm mới.
FIND đã và đang thực hiện nhiều vòng kêu gọi đăng ký đánh giá của các đơn vị, các nhà nghiên cứu phát triển trên toàn thế giới để lựa chọn ra các xét nghiệm mới chẩn đoán lao và lao kháng thuốc tiềm năng để đưa vào các vòng đánh giá liên tục của dự án.
FEND-TB được triển khai tại các quốc gia Nam Phi, Peru, Uganda, Moldova và Việt Nam. Mạng lưới nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc việc đánh giá để có thể đưa vào áp dụng một cách sớm nhất các công cụ chẩn đoán.
Bệnh viện Phổi Trung ương, Chương trình Chống lao Quốc gia cùng với tổ chức FIND thời gian tới sẽ chia sẻ thêm một số kết quả thực hiện Dự án giai đoạn 1 của Nghiên cứu FEND-TB, cũng như một số kết quả nghiên cứu đã và đang triển khai tại Việt Nam liên quan tới một số mẫu bệnh phẩm mới trong xét nghiệm lao./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Cứu trợ, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ lịch sử tại Hà Giang qua Zalo
- ·Bứt phá từ chuyển đổi số
- ·Mẹo xác thực căn cước với ứng dụng ngân hàng, ví điện tử
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Đề xuất doanh nghiệp điện toán đám mây Mỹ xây trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
- ·Số hóa dữ liệu trong kỷ nguyên số
- ·AseanConnect.One
- ·Chuyên Gia AI
- ·Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức cuộc thi ROBOG thành công rực rỡ
- ·Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
- ·Ứng dụng công nghệ để quảng bá hình ảnh Việt Nam ra nước ngoài theo cách mới
- ·Những iPhone nào được cập nhật lên hệ điều hành iOS 18?
- ·Nghĩa Thái nỗ lực thực hiện chuyển đổi số toàn diện
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Người Việt có thể viết ứng dụng, kiếm tiền từ thị trường Nga
- ·Triển lãm công nghệ giáo dục 2024: Công nghệ và tương lai ngành giáo dục
- ·Cuộc chiến giành giật nhà máy LCD của Sharp
- ·Bình Định khởi công tuyến đường hơn 1.170 tỷ đồng
- ·Samsung Việt Nam công bố kết quả cuộc thi Solve for Tomorrow 2024