【ket qua valencia】TPHCM tìm giải pháp hỗ trợ pháp lý hiệu quả cho nhà đầu tư nước ngoài
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: T.D |
Đó là thông tin được các đại biểu đưa ra tại hội thảo “Tăng cường thu hút đầu tư và đề xuất giải pháp pháp lý hiệu quả cho nhà đầu tư tại TPHCM” do Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) và Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức ngày 7/7.
Chia sẻ về tình hình thu hút đầu tư FDI của TPHCM, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Đào Minh Chánh cho biết, những năm gần đây, Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư trên thế giới, là điểm sáng thu hút đầu tư của khu vực. Trong đó, TPHCM là nơi mà nhà đầu tư tìm đến nhiều nhất. Tính từ năm 1988 đến ngày 20/6/2023, TPHCM đã cấp mới và điều chỉnh dự án còn hiệu lực cho 11.868 dự án đầu tư FDI, với tổng vốn đầu tư kể cả cấp mới và tăng vốn là hơn 81,29 tỷ USD, dẫn đầu cả nước về số dự án còn hiệu lực. Đây là một tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh sự cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các quốc gia ngày một gia tăng.
TPHCM đặt mục tiêu nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong tổng số vốn FDI cả Thành phố lên hơn 70% trong giai đoạn 2023 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 – 2030. Đến năm 2030, tăng 40 - 50% số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 tập đoàn lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại TPHCM. Phấn đấu đến năm 2025, thu hút được đạt trên 50 dự án công nghệ cao, trong đó có ít nhất một tập đoàn công nghệ cao tên tuổi lớn của thế giới, tổng vốn đầu tư ít nhất đạt 3 tỷ USD. Đến nay đã thu hút được 7 dự án công nghệ cao và 250 triệu USD, còn lại phải thu hút khoảng 43 dự án và 2,75 tỷ USD.
Ông Michele D’Ercole, Chủ tịch ICHAM nêu ý kiến tại hội thảo. |
Song theo ông Đào Minh Chánh, hiện TPHCM còn tồn tại những rào cản khiến cho nhà đầu tư ngần ngại xuất phát từ những nguyên nhân như: thủ tục hành chính chưa thuận lợi; công tác quản lý Nhà nước về FDI còn bất cập; chính sách khuyến khích, ưu đãi thu hút FDI chưa đủ hấp dẫn; cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ; các quy định pháp luật chồng chéo…
Đánh giá về một số trở ngại điển hình liên quan đến quy định pháp luật đối với hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, khung pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh còn nhiều bất cập, khiến cho các chính sách ưu đãi của Chính phủ mặc dù rất hấp dẫn nhưng vẫn khó đủ sức thu hút nguồn vốn đầy tiềm năng. Không thể phủ nhận rằng, môi trường đầu tư kinh doanh ở nước ta, đặc biệt tại TPHCM liên tục được cải thiện với thái độ và trách nhiệm tích cực của địa phương. Tuy nhiên, tình trạng vướng mắc về mặt thủ tục, áp dụng quy định pháp luật vẫn đang là một trong những thách thức lớn với doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài. Điểm vênh giữa quy định và thực tiễn áp dụng là vướng mắc mà nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt, các cơ quan có thẩm quyền cần nỗ lực hết sức để cải thiện và loại bỏ tình trạng này.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Michele D’Ercole, Chủ tịch Phòng Thương mại Italia tại Việt Nam (ICHAM) cho rằng, nhà đầu tư luôn quan tâm đến các chính sách hỗ trợ về pháp lý khi đầu tư vào Việt Nam nói chung và TPHCM. Chẳng hạn những rủi ro tranh chấp khi không thực hiện đúng hợp đồng, thay đổi quyền sở hữu thương hiệu... nhà đầu tư thường hay gặp phải. Đặc biệt, hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam nói chung và TPHCM của nhà đầu tư Italia còn phức tạp cần được hỗ trợ thuận lợi, các quy trình thủ tục đầu tư cần được minh bạch hơn.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, hiện có đến 80% doanh nghiệp châu Âu gặp vướng mắc về các thủ tục liên quan đến visa, giấy phép lao động khi đầu tư tại Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường khẳng định, TPHCM cầu thị lắng nghe những tồn tại, khó khăn của doanh nghiệp để tháo gỡ kịp thời. Nghị quyết 98 vừa được Quốc hội thông qua với nhiều nội dung tập trung ưu tiên tạo điều kiện cho nhà đầu tư đã và đang đầu tư tại TPHCM. Thành phố sẽ thiết lập kênh thông tin chia sẻ, minh bạch về các dự án để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia đầu tư.
Trong khuôn khổ hội thảo, các đại biểu cũng thảo thảo luận, lấy ý kiến nhà đầu tư FDI về mô hình Diễn đàn hỗ trợ pháp lý trong đầu tư thường niên cho doanh nghiệp. TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, việc triển khai Diễn đàn Hỗ trợ pháp lý đầu tư thường niên giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài cập nhật các thông tin mới về những thay đổi trong thủ tục, quy định pháp luật có chi phối đáng kể đến hoạt động. Trên cơ sở đó, nhà đầu tư và doanh nghiệp có thể xây dựng chiến lược hoạt động an toàn, hiệu quả, tiên lượng được sự thay đổi của pháp luật để nắm bắt và kịp thời ứng phó với những vấn đề phát sinh ngoài kế hoạch, giảm thiểu tối đa rủi ro và các tranh chấp.
(责任编辑:La liga)
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Tạo mọi điều kiện để giữ chân người lao động
- ·Bán dẫn Trung Quốc đình trệ trước gọng kìm cấm vận công nghệ của Mỹ
- ·Uống sữa Ông Thọ trúng vàng 9999
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Nhận mức xử phạt 300 triệu đồng và đình chỉ 12 tháng, Vạn Phát Hưng nói chỉ “vô tình vi phạm"
- ·iPad gập đầu tiên sẽ ra mắt năm 2024
- ·Google thua đau ngay trong ngày công bố Chatbot Bard đối thủ của ChatGPT
- ·Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư
- ·Viettel Money ‘chơi lớn’ dành 10 tỷ tri ân khách hàng
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được bầu vào Viện Hàn lâm Kỹ thuật Quốc gia Hoa Kỳ
- ·Hàn Quốc tìm cách giảm phụ thuộc chip AI Mỹ
- ·Cụ già cũng mua được con cá, mớ rau bằng tin nhắn
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Người dân cần được hưởng những giá trị thực từ thành phố thông minh
- ·Người dùng Facebook không thể thu hồi tin nhắn trên Messenger
- ·Người đầu tiên xuất khẩu máy bay Việt sang đất Mỹ
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Doanh nghiệp mong sớm “sống chung” an toàn với Covid