【top soi kèo】Phạt doanh nghiệp bất động sản 800 triệu
Phạt doanh nghiệp bất động sản 800 triệu - 1 tỷ đồng có đủ sức răn đe?ạtdoanhnghiệpbấtđộngsảntriệtop soi kèo
Bộ Xây dựng mới đây có dự thảo phạt kịch khung 800 triệu - 1 tỷ đồng doanh nghiệp nếu vi phạm trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh bất động sản. Mức phạt này liệu có đủ sức răn đe doanh nghiệp hay vẫn chỉ như “muối bỏ biển”?
Mức phạt cao nhất là 1 tỷ đồng
Bộ Xây dựngđang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chínhtrong lĩnh vực xây dựng.
Cụ thể, đối với vi phạm trong lĩnh vực trật tự xây dựng, kinh doanh bất động sản có hành vi bị xử phạt lên đến 1 tỉ đồng.
Bên cạnh đó, dự thảo nghị định tăng mức phạt tiền lên đến 800 triệu đồng đối với một số hành vi kinh doanh bất động sản như chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án mà không đảm bảo đầy đủ các yêu cầu hoặc các điều kiện theo quy định; bàn giao nhà, công trình xây dựng cho khách hàng khi chưa hoàn thành đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt, chưa đảm bảo kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực.
Các hành vi như huy động hoặc chiếm dụng vốn trái phép; sử dụng vốn huy động của tổ chức, cá nhân hoặc tiền ứng trước của bên mua, bên thuê, bên thuê mua bất động sản hình thành trong tương lai không đúng mục đích cam kết… cũng sẽ áp dụng mức phạt 800 triệu đồng.
Theo Nghị định số 139/2017/NĐ-CP hiện hành, mức phạt cao nhất chỉ là 300 triệu đồng. Như vậy, dự thảo lần này đã tăng mức tiền phạt gấp 1,5 đến 2 lần so với mức phạt quy định tại Nghị định số 139.
Mức phạt chưa đủ sức nặng
Trả lời về mức phạt này, giới chuyên gia cho rằng, mức phạt trên chưa đủ sức răn đe, nhất là đối với các chủ đầu tư lớn. Mức phạt chỉ có thể ảnh hưởng đến các sàn môi giới, các nhà đầu tư thứ cấp. Mức phạt phải đủ sức răn đe để các chủ đầu tư, người vi phạm thấy rõ nếu có vi phạm thì bản thân chịu thiệt nặng trước, triệt tiêu lợi ích từ hành vi vi phạm.
Đồng thời, cần xem xét các yếu tố để hình sự hoá các vụ việc, xử lý nghiêm, dứt điểm như vậy mới đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đủ sức răn đe, chấm dứt được tình trạng đẩy thiệt hại về cho khách hàng.
Mặt khác, để luật đi vào thực chất và bảo vệ được người dân, các cơ quan quản lý nhà nước phải đầy nhanh tiến độ cấp phép cho chủ đầu tư. Bởi thực tế để triển khai một dự án mất 3 - 5 năm, nếu không đẩy nhanh tiến độ phê duyệt hồ sơ sẽ rất khó cấm được doanh nghiệp bán “lúa non” để thu hồi vốn.
Theo GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: “Sức ép về dòng vốn với các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Một dự án có quy mô hàng trăm đến hàng ngàn tỷ đồng trong khi vi phạm hành chính chỉ phạt kịch khung 1 tỷ đồng là chưa hợp lý. Đó còn chưa kể, nhiều dự án sẽ tận dụng kẽ hở của luật pháp để lách, sẵn sàng vi phạm rồi nộp phạt để có thể thu hồi vốn và lợi nhuận nhanh chóng.
Do đó, khắc phục lâu dài là giải quyết các thủ tục hành chính, các chồng chéo bộ luật để không cản trở sự phát triển của thị trường, của doanh nghiệp và cũng tránh hiện tượng nhờn luật, mất niềm tin vào pháp luật của người dân, người kinh doanh bất động sản”.
Luật sư Nguyễn Xuân Vinh, đoàn Luật sư Hà Nội cho hay, nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định rõ ràng về việc xử phạt, nhưng chưa quy định chi tiết cho từng giai đoạn tồn tại của công trình. Với dự thảo mới, tăng mức phạt lên cao, kỳ vọng có thể giải quyết những tồn tại sai phạm trong các doanh nghiệp bất động sản.
Tuy nhiên luật sư Vinh cũng cho rằng, thực tế, xử lý công trình vi phạm không nên chỉ chăm chăm nhìn vào vấn đề phạt tiền hay tháo dỡ, vì vấn đề này gây lãng phí nguồn lực xã hội, những công trình đã đưa vào sử dụng ảnh hưởng tâm lý người dân. Để xảy ra sai phạm có trách nhiệm rất lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương như Sở xây dựng, UBND phường, UBND quận, UBND thành phố đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, không giám sát thì các chủ đầu tư mới ngang nhiên vi phạm.
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Ngày 30/12: Giá dầu thế giới sáng đầu tuần tiếp đà tăng mạnh
- ·Bắt nhóm đối tượng lợi dụng danh nghĩa báo chí 'bảo kê' xe, trục lợi tiền tỷ
- ·Italy phạt Google hơn 100 triệu USD vì lạm dụng vị thế trên thị trường
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Xuất bản báo chí trên nền tảng số: Cần xây dựng nội dung chất lượng
- ·Xổ số Vietlott: Xuất hiện tỷ phú mới, chủ nhân của giải thưởng hơn 5 tỷ đồng
- ·SCIC chính thức được bàn giao về Uỷ ban quản lý vốn nhà nước
- ·Dự báo thời tiết 22/8: Miền Bắc nắng gián đoạn kèm mưa giông
- ·Bế giảng lớp bồi dưỡng kiến thức về an ninh phi truyền thống
- ·Du lịch TP. Hà Nội đạt doanh thu 594 tỷ đồng dịp Tết Dương lịch
- ·Từ 1/11/2018, cách tính lương cho người lao động sẽ căn cứ trên 5 nguyên tắc này
- ·Nga sản xuất hàng loạt hầm trú bom di động chống bức xạ
- ·Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế các tập đoàn, doanh nghiệp lớn
- ·Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
- ·Thủ tướng: Dứt khoát bỏ tư duy không biết mà vẫn quản, không quản được thì cấm
- ·Quân đội Nga sẽ thành lập đơn vị robot tấn công đầu tiên
- ·Hàng nghìn ô tô con thuế 0% tiếp tục đổ về: Người Việt tha hồ xe giá rẻ chơi Tết
- ·Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- ·Bà lão may mắn nhặt được viên kim cương trắng ‘khủng’ trong lúc đi dạo ở công viên
- Trung ương đã xem xét thận trọng, thống nhất cao về nhân sự trình Đại hội XIII
- Thủ tướng dự Hội nghị Khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo
- Thủ tướng Chính phủ sẽ tham dự Diễn đàn Kinh tế Việt Nam – Hàn Quốc 2023
- Thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về IUU
- Hà Nội: Kích hoạt triển khai công tác dịch Covid
- Cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành: Không để lợi ích nhóm chi phối
- Bình yên Dải Gaza còn quá mong manh
- Gian lận thi cử gây mất niềm tin trong giáo dục
- 6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024
- Nợ công được kiểm soát chặt chẽ và có xu hướng giảm dần