【ket qua totenham】Giảm thuế giá trị gia tăng 2%: Nên kéo dài 1 năm để doanh nghiệp chủ động
Với việc giảm thuế giá trị gia tăng 2%,ảmthuếgiátrịgiatăngNênkéodàinămđểdoanhnghiệpchủđộket qua totenham các đại biểu cho rằng thời gian thực hiện nên áp dụng từ ngày 1-1-2025 đến ngày đến hết ngày 31-12-2025.
Các đại biểu kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng 2% nên kéo dài 1 năm thay vì chỉ 6 tháng như trước.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, chiều 28/11, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Đa số các bày tỏ sự ủng hộ rất cao đối với những giải pháp của Chính phủ để tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và hỗ trợ cho phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng nên kép dài chính sách này chứ không nên để 6 tháng như các năm trước.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh): Đề nghị giảm thếu VAT đến hết năm 2025
Tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ và của ngành tài chính trong thời gian vừa qua đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho kinh tế phục hồi sau đại dịch COVID-19, đặc biệt lúc lạm phát của thế giới tăng rất cao vào năm 2022 và năm 2023 với quy mô gói hỗ trợ lên tới 700.000 tỷ đồng và đồng thời chúng ta đảm bảo được nguồn vốn để hỗ trợ cho đầu tư công trung hạn 2021-2025. Tôi đồng ý với Tờ trình 792 của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách.
Năm 2025 là năm nước ta có nhiều sự kiện lớn, trọng đại của đất nước và năm 2025 cũng là năm có tính chất quyết định cho việc thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.
Do đó, để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%-7% cũng như phấn đấu trên 7% tôi nghĩ cần có những chính sách hỗ trợ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhiều hơn. Năm 2025 cũng là năm đầu của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, với chính sách nước Mỹ là trên hết và bảo hộ thương mại rất lớn, do đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lượng hàng xuất khẩu của nước ta.
Vì lẽ đó, tôi nghĩ rằng tiêu dùng trong nước sẽ là một động lực rất quan trọng trong năm 2025. Do đó, tôi thống nhất với Tờ trình của Chính phủ nhưng đề nghị rằng rút kinh nghiệm của năm 2023, 2024, thay vì chúng ta làm 6 tháng rồi lại họp xin điều chỉnh kéo dài đến cuối năm, tôi đề nghị rằng thời gian thực hiện giảm thuế giá trị tăng 2% áp dụng từ ngày 1/1/2025 đến ngày đến hết ngày 31/12/2025.
Đại biểu Nguyễn Trúc Sơn (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre): Giảm thuế VAT kích thích quá trình sản xuất, tái đầu tư của doanh nghiệp
Việc từ năm 2022 đến nay đó chúng ta liên tục áp dụng chính sách VAT giảm 2%, tôi cho rằng đây là một trong những giải pháp Chính phủ đã thấy và có những tác động rất tích cực. Mỗi một năm chúng ta giảm VAT 2% thì cũng chỉ khoảng 49.000-50.000 tỷ đồng là không nhiều nhưng kích thích quá trình sản xuất, tái đầu tư của doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng ta kích thích vào tiêu dùng và đây là 1 trong 3 trụ cột truyền thống để chúng ta thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chúng ta hay ngắt quãng và nhiều khi doanh nghiệp chúng ta không biết được chính sách bền vững như thế nào để đầu tư. Tôi kiến nghị Chính phủ khi ban hành các chính sách cố gắng dài hạn một chút.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị): Cần quan tâm hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tôi bày tỏ sự đồng tình và thống nhất đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Bởi vì, đây không chỉ là một chính sách tài chính đơn thuần mà còn là một bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế bền vững cho nền kinh tế, là một chủ trương đúng đắn và kịp thời kích cầu tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đồng thời giảm bớt gánh nặng chi phí cho người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị) cho rằng cần quan tâm hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nhìn lại chính sách thuế giá trị gia tăng trong giai đoạn 2022-2024 đã mang lại những kết quả rõ rệt, với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể các chính sách này đã góp phần giúp cho nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và ổn định đời sống nhân dân. Chỉ riêng năm 2024, chính sách này dự kiến giảm khoảng 49.000 tỷ đồng, góp phần đưa GDP cả năm đạt mức tăng trưởng từ 6,8% đến 7%, vượt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra.
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng không chỉ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh mà còn góp phần kiểm soát lạm phát, dữ liệu từ năm 2024 cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tiêu dùng tăng khoảng 8,5%, trong khi lạm phát cơ bản chỉ tăng 2,6,9%, một tỷ lệ thấp nằm trong ngưỡng cho phép.
Tuy nhiên, chính sách này sẽ tác động đến ngân sách nhà nước, việc giảm thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025 dự kiến làm giảm thu ngân sách khoảng 26.100 tỷ đồng trong ngắn hạn, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng cân đối ngân sách.
Tuy nhiên, tôi tin rằng với sự điều hành quyết liệt, Chính phủ hoàn toàn có thể bù đắp phần hụt thu này thông qua các biện pháp, như thúc đẩy sản xuất kinh doanh, cải cách thuế và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách dự phòng.
Theo tôi một trong những nguồn thu đáng chú ý từ việc phát triển các nguồn như năng lượng sạch, điện khí, điện gió và điện mặt trời và các khoản thu đột biến kết hợp với việc đảm bảo khai thác bền vững và tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Một trong những vấn đề lớn hiện nay gây thất thu ngân sách do các hành vi trốn thuế, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát thuế, phối hợp liên ngành, cơ quan thuế, hải quan và các cơ quan chức năng khác cần phối hợp chặt chẽ để kiểm soát các hành vi chuyển giá, đặc biệt từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Để đối phó với các tác động bất ngờ, tôi đề nghị Chính phủ cần xây dựng ngân sách dự phòng hiệu quả và có thể sử dụng linh hoạt khi cần thiết. Các cấp ngân sách trung ương và địa phương cần phối hợp để đảm bảo nguồn lực dự phòng được phân bổ hợp lý.
Tôi đề nghị cần quan tâm hỗ trợ thêm cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ và vừa là lực lượng chiếm phần lớn trong nền kinh tế nhưng lại dễ bị tổn thương trước các biến động về kinh tế.
Vì vậy, bên cạnh việc giảm thuế giá trị gia tăng, chúng ta cần có thêm các biện pháp hỗ trợ để họ có thể tận dụng tối đa chính sách này, như tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Chính phủ cũng cần triển khai các gói tín dụng với lãi suất thấp dành cho các đối tượng doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp cho họ có nguồn lực để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Hỗ trợ chi phí đào tạo nhân lực, cung cấp các chương trình đào tạo miễn phí hoặc chi phí thấp về quản trị doanh nghiệp, kỹ năng marketing và chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa nâng cao năng lực cạnh tranh./.
TheoTTXVN
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tập 2 truyện tranh 'Tàn lửa' tiếp nối câu chuyện về niềm tin
- ·Tiến độ dự án TNR Goldseason: Mảnh ghép cho niềm tin trọn vẹn
- ·Mang Suzuki Jimny đi off
- ·Sáng 16/5, ghi nhận 127 ca mắc mới trong khu vực cách ly, phong tỏa
- ·Nhà bác học Isaac Newton chơi thua cổ phiếu thế nào?
- ·Đánh thức dự án bị “sa lầy”
- ·Nhà phố thương mại Vạn Phúc: Sức hút từ biểu tượng mới của Sài Gòn
- ·5G là "đường cao tốc" của nền kinh tế số
- ·Vietlott tăng trưởng vượt bậc năm 2024, sẻ chia nhiều cơ hội tốt hơn đến cộng đồng
- ·TX.Tân Uyên: Thăm hỏi cán bộ, giảng viên và sinh viên trường Đại học Y Hà Nội
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Hệ thống trường học liên cấp đạt chuẩn, hiện đại nhất phía Tây Thủ đô
- ·Bộ Y tế phân bổ vaccine phòng COVID
- ·Phong thủy
- ·Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- ·Phong thủy – tiêu chí quan trọng tạo nên giá trị bất động sản
- ·WHO: Trong 3 dòng biến thể từ Ấn Độ chỉ có một dòng đáng lo ngại
- ·D'.Capitale dừng bán căn hộ cho người nước ngoài: Cơ hội cho nhà đầu tư trong nước
- ·Một gia đình ở Hà Nội liên tục bị 'khủng bố', khóa cổng không cho ra ngoài
- ·Ấn Độ, Campuchia phong tỏa nơi có nguy cơ lây nhiễm cao COVID