【bxh bd chau au】Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 23
Tổng Thư ký Quốc hội,ỳhọpthứcủaQuốchộikhoacuteaXVsẽkhaimạbxh bd chau au Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì cuộc họp báo
Chiều 20-5, tại Nhà Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường đã chủ trì buổi họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Vũ Minh Tuấn cho biết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc vào ngày 23-5-2022 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Theo dự kiến chương trình, Quốc hội sẽ họp tập trung trong thời gian 19 ngày (dự kiến bế mạc vào ngày 16-6-2022).
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành xem xét, thông qua 5 dự án luật, 3 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến đối với 6 dự án luật khác.
Những dự án Luật, Nghị quyết được Quốc hội xem xét, thông qua: Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh (sửa đổi); Luật Kinh doanh bảo hiểm (sửa đổi); Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022; Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, phát triển tỉnh Khánh Hòa.
Những dự án Luật được Quốc hội xem xét, cho ý kiến là: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Bên cạnh đó, Quốc hội cũng dành nhiều thời gian để xem xét các vấn đề kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
Trong số đó, Quốc hội giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành; xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2023; tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Tại buổi họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc không đưa vào chương trình kỳ họp 3 dự án Luật gồm: Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (tách từ Luật Giao thông đường bộ), Luật Lực lượng tham gia bảo vệ, an ninh trật tự ở cơ sở, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Trường Giang cho biết, trên cơ sở đề nghị của Chính phủ, 3 dự án Luật này đã được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.
Sau khi Quốc hội thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu thăm dò, xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội về việc có tách Luật Giao thông đường bộ hay không. Đa số ý kiến đề nghị không tách luật.
Trên cơ sở đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã có văn bản thông báo ý kiến về 3 dự án Luật này, đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu.
Sau Kỳ họp thứ 10, Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo là Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội. Hai Bộ tiếp tục hoàn thiện, báo cáo với Chính phủ trình Quốc hội.
Nghị quyết của Chính phủ cũng nêu rõ đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo Bộ Chính trị trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Tuy nhiên, khi Chính phủ trình sang Ủy ban Thường vụ Quốc hội chưa thực hiện đúng theo Nghị quyết vì trong hồ sơ chưa có nội dung này.
Do đó, Tổng Thư ký Quốc hội đã thông báo ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo Bộ Chính trị, trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Ba dự án Luật này chưa có trong Chương trình kỳ họp thứ 3.
Thông tin về công tác chuẩn bị cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ diễn ra trong 2,5 ngày.
Theo thông lệ, tại kỳ họp giữa năm, Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ cùng các bộ trưởng, trưởng ngành trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.
Liên quan đến quy trình lựa chọn nội dung chất vấn, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chỉ rõ, theo quy định, đến ngày 23-5 mới là thời hạn để các đoàn đại biểu Quốc hội gửi báo cáo về nội dung đề nghị chất vấn.
“Đến nay, chúng tôi đã nhận được 18 báo cáo của các đoàn đại biểu Quốc hội; trong đó, đã có 29 nhóm vấn đề liên quan đến Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, 14 bộ trưởng, trưởng ngành. Hiện các quy trình, thủ tục đang được tiến hành theo quy định,” ông Bùi Văn Cường khẳng định.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Ấn Độ điều tra chống trợ cấp mặt hàng calcium carbonate filler masterbatch từ Việt Nam
- ·1 hay 3 đầu mối quản nợ công: Trình Bộ Chính trị xem xét
- ·Phối đồ ngày thu cho quý cô văn phòng
- ·Cháy ngôi nhà 3 tầng trong đêm khiến 3 người tử vong
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Hàng loạt chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2017
- ·Đủ cách phối màu xanh quân đội trẻ trung
- ·Tổng cục Thuế trả lời nhiều vướng mắc của doanh nghiệp Hàn Quốc
- ·Hà Nội tặng 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam Việt Nam
- ·Dàn KOL khám phá trang phục công nghệ mùa đông Uniqlo
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Hiện thực hóa các cam kết của Việt Nam về kinh tế zero carbon tại Hội nghị COP26
- ·4 doanh nghiệp, cá nhân bị phạt tiền do vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
- ·Thống nhất triển khai đồng bộ hệ thống giải quyết thủ tục hành chính vào tháng 10/2022
- ·Vỡ nợ thẻ tín dụng của Mỹ cao kỷ lục
- ·Alica Sure Canxi
- ·Đồng Lệ Á bức xúc vì tin cặp kè quan chức
- ·Thanh toán với Samsung Pay, chủ thẻ MSB nhận hoàn tiền 50% giá trị giao dịch
- ·Mẹ bàng hoàng phát hiện con trai treo cổ sau vườn nhà
- ·Thuế là công cụ hiệu quả để bảo vệ môi trường tốt hơn