【thi đấu bóng đá đêm nay】Nghị lực vượt qua bệnh tật
Khoảng hơn 1 năm trước, trong lúc lao động, anh Trần Văn Le (ấp Thăm Chơi, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời), thấy mình mệt mỏi, đau ngực và các dấu hiệu ấy ngày một tăng kèm theo ho kéo dài. Chị Nguyễn Tuyết Lệ, vợ anh, nghĩ rằng anh bị cảm nên cứ đè ra cắt, cạo gió nhưng không hết. Sức khoẻ anh ngày càng tệ, sụt cân liên tục, chân tay thì bủn rủn không làm việc nổi, ai chỉ bài thuốc gì chị cũng làm cho anh uống nhưng bệnh không thuyên giảm.
Khoảng hơn 1 năm trước, trong lúc lao động, anh Trần Văn Le (ấp Thăm Chơi, xã Khánh Bình Ðông, huyện Trần Văn Thời), thấy mình mệt mỏi, đau ngực và các dấu hiệu ấy ngày một tăng kèm theo ho kéo dài. Chị Nguyễn Tuyết Lệ, vợ anh, nghĩ rằng anh bị cảm nên cứ đè ra cắt, cạo gió nhưng không hết. Sức khoẻ anh ngày càng tệ, sụt cân liên tục, chân tay thì bủn rủn không làm việc nổi, ai chỉ bài thuốc gì chị cũng làm cho anh uống nhưng bệnh không thuyên giảm.
Anh đã tìm đến Khoa Phòng, chống các bệnh xã hội thuộc Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời. Tại đây, với sự hướng dẫn tận tình của y, bác sĩ Tổ Lao, anh Le tiến hành làm các xét nghiệm, chụp X-quang và kết quả cho thấy anh đã mắc bệnh lao. Y sĩ Nguyễn Văn Trung, Phó trưởng Khoa Phòng, chống các bệnh xã hội, Tổ trưởng Tổ Lao, Trung tâm Y tế huyện Trần Văn Thời, thông tin, anh Trần Văn Le đến khám trong tình trạng xanh xao, gầy gò, tinh thần sa sút và tâm lý bối rối khi biết mình mắc bệnh.
Sau 6 tháng điều trị theo phác đồ, anh Trần Văn Le (giữa) đã hồi phục sức khoẻ. |
Xuất phát từ tâm lý lo sợ căn bệnh này sẽ là nguồn lây đối với mọi người, bị mọi người xa lánh, không ít bệnh nhân sau khi được chẩn đoán nhiễm lao đã quyết định giấu bệnh và âm thầm điều trị. Ðiều này sẽ tạo ra nguồn lây nhiễm trong cộng đồng, gây khó khăn trong quá trình điều trị nếu bệnh nhân lao bị kháng thuốc. Ðược giải thích tận tình, anh Trần Văn Le đã gạt bỏ những mặc cảm để điều trị đúng phác đồ.
Ðược vợ, con quan tâm, xóm làng động viên, anh Le yên tâm điều trị bệnh. Anh Le tâm sự: “Khi biết mình mắc bệnh, tôi buồn lắm, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn hơn. Ðược sự quan tâm, tận tình chữa trị của y, bác sĩ, giờ đây tôi đã dần hồi phục sức khoẻ, thấy tự tin hơn khi gặp mọi người và hứa sẽ tiếp tục uống thuốc đến khi nào bác sĩ cho nghỉ thì thôi”.
Bệnh nhân lao đa số là người nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn. Khó khăn càng tăng khi những bệnh nhân mắc lao không điều trị theo phác đồ hoặc tự điều trị, nghiêm trọng hơn là âm thầm giấu bệnh. Như thế, hậu quả để lại cho bản thân, gia đình và xã hội là rất lớn. Chính vì vậy, sự kiên trì, niềm tin vào y, bác sĩ và điều trị đúng phác đồ để vượt qua bệnh tật của anh Le thật đáng biểu dương, góp phần làm giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và cắt được nguồn lây nhiễm cho cộng đồng./.
Bài và ảnh: Diễm Ngọc
(责任编辑:Thể thao)
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Đình công kéo dài, hơn 2.000 lao động tràn ra quốc lộ
- ·Giảm đau từ thực phẩm
- ·Phí giữ xe ở Bệnh viện Lộc Ninh có cao hơn quy định?
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Khi nào Bình Phước có hồ bơi đạt chuẩn?
- ·5 trẻ em người Khơme cần được giúp đỡ
- ·Giải mã 'gia tài' người rừng
- ·Đà Nẵng chỉ đạo kiểm tra vụ nhân viên pháp y cản xe chở thi thể về quê
- ·98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
- ·Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs MU, 23h30 ngày 5/1
- ·Tây Ninh chặn mầm dịch cúm gia cầm từ Campuchia
- ·Lai Châu: Lũ ống cắt đứt nhiều đường huyết mạch
- ·Để biến cơ hội dân số vàng thành “vàng”!
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Nâng cao chất lượng đời sống công nhân (tt)
- ·Chủ động phòng, chống lũ trên hệ thống các sông
- ·Triển khai công tác phòng, chống dịch cúm A(H7N9) trên người
- ·Nhận định, soi kèo Ittihad Kalba vs Ajman Club, 22h45 ngày 5/1: Khó thắng
- ·Quy chế mới về phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí