【kết quả trận levante】Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường
Dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới Thủy sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi nếu Mỹ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường EuroCham tin tưởng vào nền kinh tế phát triển ổn định của Việt Nam |
Hoa Kỳ chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường có nghĩa doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vào thị trường này tiếp tục bị phân biệt đối xử. |
Ngày 2/8, Bộ Công Thương thông tin về Bộ Công Thương có thông cáo, bày tỏ “lấy làm tiếc” về việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Theo Bộ Công Thương, việc chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường có nghĩa doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.
“Nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như: Anh, Canada, Mexico, Úc, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand…”, thông cáo nếu rõ.
Theo Bộ Công Thương, hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên Hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá…
Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Các bản lập luận Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường.
Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Hoa Kỳ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.
Cũng qua thông cáo, Bộ Công Thương cảm ơn 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ như: Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Hoa Kỳ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nói trên.
Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Theo Khoản 771(18) của Đạo luật Thuế quan Hoa Kỳ 1930, 6 tiêu chí khi xem xét một quốc gia kinh tế thị trường bao gồm: mức độ chuyển đổi của đồng tiền; vấn đề đàm phán tiền lương, tiền công giữa người lao động và người sử dụng lao động; mức độ đầu tư nước ngoài vào các hoạt động kinh tế; vấn đề sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân; mức độ kiểm soát của Chính phủ với một số nguồn lực và giá cả và các yếu tố khác. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thời tiết ảnh hưởng do bão số 1, Hải Phòng và Quảng Ninh cấm biển
- ·Tin tức thị trường: Cập nhật bảng giá xe máy Suzuki mới nhất tại Việt Nam
- ·Tưng bừng sự kiện ra mắt phân khu Royal Park dự án FLC Hạ Long
- ·Thị trường ô tô Việt tháng cuối năm: Cập nhật giá xe Mercedes
- ·Người trẻ chuộng thức ăn nhanh
- ·Thanh Hóa xử lý nghiêm đối tượng ‘bảo kê’ ăn xin ở các di tích
- ·FLC Lux City
- ·Dược Tâm An vinh dự nhận chứng nhận 'người thầy thuốc của nhân dân' năm 2018
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Đồng loạt khai trương 23 siêu thị VinMart mới
- ·Đề xuất bỏ quy định xin giấy xác nhận ‘người dân tộc’ khi thi bằng lái xe
- ·Việt Nam là thị trường cung cấp hạt tiêu lớn thứ 4 cho Nhật Bản
- ·Sau Bamboo Airways, Việt Nam sắp có thêm một hãng bay mới
- ·Xuất khẩu thủy sản 11 tháng chạm mức 8 tỷ USD
- ·Tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn tận tình trong công việc
- ·Họa sĩ ‘thẫn thờ’ nhìn tranh mình vẽ bán hơn 2.000 tỷ mà không được hưởng 1 xu
- ·Xổ số Vietlott: Giải thưởng trị giá hơn 32 tỷ đồng 'nổ' ở địa phương nào?
- ·Những bước chuyển mình của golf chuyên nghiệp Việt Nam
- ·Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- ·Xổ số Vietlott: Thêm một người trúng giải Jackpot hơn 13 tỷ đồng