【tỷ số cameroon】Chợ Tết online sôi động những ngày cuối năm
Rộn ràng những phiên chợ Tết |
Chợ online “không thiếu thứ gì”
Đi chợ Tết là một trong những hoạt động không thể thiếu của mỗi gia đình vào những ngày cuối năm. Với sự hỗ trợ của công nghệ số,ợTếtonlinesôiđộngnhữngngàycuốinătỷ số cameroon rất nhiều “thói quen cũ” của người tiêu dùng đã thay đổi, trong đó có thói quen mua sắm. Điều đó không chỉ giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, mà còn tránh được cảnh chen lấn, xô bồ của chợ Tết.
Là người luôn tất bật giữa công việc gia đình và việc công ty, những ngày cận Tết càng tất bật hơn, chị Nguyễn Minh Hà (ở Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) gần như không có thời gian ghé chợ truyền thống hoặc siêu thị. Thêm vào đó là cảm giác sợ cảnh chen lấn, chờ đợi mất thời gian dịp giáp Tết, nhất là trong bối cảnh số ca bệnh Covid-19 ở thành phố luôn ở mức 4 con số. Do đó, “cứ rảnh lúc nào tôi lại tranh thủ lướt mấy trang thương mại điện tử, các trang mạng xã hội của người quen trên đó cái gì cũng có từ bánh chưng, giò lụa, các loại hạt, kể cả rau sạch,... chỉ cần lựa chọn đồ và thực phẩm, thanh toán tiền là người ta sẽ giao hàng đến tận nhà sau vài giờ”, chị Minh Hà chia sẻ.
Trường hợp khác, chị Bích Thuỷ ở Thanh Trì, Hà Nội cho biết đã đặt mua online hoàn toàn đồ Tết từ đồ biếu hai gia đình bên nội, bên ngoại đến thực phẩm ngày Tết. “Từ ngày Rằm tháng Chạp, tôi đã đặt online hết đồ cúng, đồ biếu ở các shop quen, hẹn giờ shop ship đến. Chợ online gần như không thiếu thứ gì. Giá các sản phẩm cũng rẻ hơn chút, tuy nhiên, càng gần Tết phí giao hàng càng cao do không có người giao hàng” – chị Thuỷ chia sẻ.
Các loại thực phẩm được bán đa dạng trên mạng xã hội |
Do tình hình dịch bệnh, năm nay nhiều gia đình chủ yếu mua sắm Tết chủ yếu qua kênh online và giao hàng tận nơi, tránh tiếp xúc. Dạo qua các chợ chung cư, các hội nhóm bán thực phẩm online… có thể thấy cảnh mua bán sôi nổi, từ các loại hoa ngày Tết đến đồ ăn và cả giấy tiền vàng mã cúng đêm giao thừa cũng được rao bán đầy đủ trên các khu chợ này.
Bán giò chả trên chợ chung cư 3 năm, chị Thảo Đỗ- chủ một shop bán thực phẩm đặc sản quê ở Hà Nội chia sẻ, năm nay doanh số tăng 50-60%, tính đến hôm nay là 27 Tết vẫn có rất nhiều khách gọi điện đặt giò chả mà bếp báo không kịp làm để trả đơn nên không dám nhận hết.
“Muahàng online rất tiện cho nhiều người bận rộn và tránh tiếp xúc, mọi người chỉ cầnđặt hàng, chuyển khoản là chúng tôi ship tận cửa luôn. Tiện nên ai cũng đặt nhiều” – chị Thảo Đỗ cho biết.
Những ngày này, chị Nguyễn Hải Lý - chủ shop bán thực phẩm online ở Hoàng Mai, Hà Nội cũng tất bật trả đơn cho khách. Chị Lý chia sẻ, chưa năm nào chị tất bật như năm nay, khách gọi đặt hàng, ship đi không kịp, gọi ship thời gian này cũng rất khó do mọi người về quê sớm hơn mọi năm, người nhà đã phải chạy ship tăng cường. Nhà chị cũng phải huỷ nhiều đơn ship do khoảng cách xa và phí ship cao “ngất ngưởng”.
Nắm bắt nhu cầu sắm Tết đa dạng của người dân, nhiều tiểu thương chợ truyền thống cũng đưa hàng lên chợ online. Chị Liên- tiểu thương chợ Đại Từ, quận Hoàng Mai chia sẻ, từ đầu tháng Chạp, sức mua hàng Tết đã có dấu hiệu tăng dần. Do lo ngại dịch bệnh, nhiều bạn hàng, gia đình, khách quen đã gọi trước để đặt thịt lợn và giò sống qua điện thoại, Zalo. "Các đơn được chốt qua điện thoại, tôi đóng hàng rồi gửi đi. Khách trong thành phố thì giao ship công nghệ, khách ở tỉnh tôi gửi nhà xe. Gần giáp Tết thì chỉ nhận đơn trong nội thành”, chị Liên nói.
Bên cạnh đó, thời điểm này, các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki... đang tích cực chạy đua cho cao điểm mua sắm Tết. Giao diện trên các sàn thương mại điện tử đều ưu tiên các mặt hàng thực phẩm, bánh mứt, quần áo để người dân mua sắm Tết. Ghi nhận thực tế tại một số hệ thống siêu thị như WinMart, Big C cho thấy, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng khách hàng mua sắm trực tiếp giảm đáng kể, nhưng xu hướng mua sắm tiêu dùng online trong dịp Tết tăng đến 300%. Theo đó, để phục vụ nhu cầu mua sắm online, các siêu thị đã triển khai dịch vụ đi chợ hộ, đặt hàng qua các ứng dụng Mobile Banking, ví điện tử hay QR Code, áp dụng nhiều ưu đãi cho khách mua hàng trực tuyến.
Cẩn trọng với hàng thực phẩm online dịp Tết
Càng cận kề Tết Nguyên đán, việc mua bán thực phẩm, đặc sản phục vụ cho tết càng rầm rộ trên mạng xã hội. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm đối với những mặt hàng này không đơn giản, nhiều sản phẩm kém chất lượng thừa cơ trà trộn tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe người dùng.
Chợ Tết online sôi động những ngày cuối năm |
Không chỉ có các đặc sản trong nước, các mặt hàng thực phẩm nhập ngoại như chả ngỗng, lõi vai bò Mỹ,… cũng luôn sẵn sàng nếu khách có nhu cầu. Kèm theo các bài đăng là những hình ảnh thực phẩm vô cùng thu hút cùng lời đảm bảo “chuẩn hàng đặc sản” nhằm thu hút khách hàng. Liên hệ với người bán hàng, những người này đều quả quyết về chất lượng sản phẩm, đặc biệt, đa phần đều có giá “ngon, bổ, rẻ” hơn so với giá bán ngoài cửa hàng.
Trên thị trường, các loại đặc sản tết như hồng treo gió, táo đỏ Hàn Quốc… là những loại thực phẩm được nhiều người hỏi mua. Qua khảo sát, giá các sản phẩm này trên mạng xã hội đang ở trong tình trạng “mỗi nơi một giá”. Tại một shop trên Facebook chuyên đồ nhập khẩu, sản phẩm Hàn Quốc báo giá 90.000 đồng/kg, trong khi giá mặt hàng này tại nhiều trang thương mại điện tử uy tín là trên 200.000 đồng/kg… Còn đối với hồng treo gió Đà Lạt, một trang chuyên đặc sản đăng bán với giá 150.000-170.000 đồng/kg, trong khi giá được niêm yết tại các cửa hàng là từ 250.000 - 300.000 đồng/kg.
Chia sẻ về kinh nghiệm mua quà tết trên mạng, chị Nguyễn Thị Thoa (Xã Đàn, Hà Nội) cho hay, vừa rồi chị có đặt 2 kg mứt dừa và một số loại hạt khô trên một hội nhóm online nhưng chất lượng sản phẩm nhận về rất đáng thất vọng, các loại hạt có dấu hiệu ẩm mốc, mứt dừa có mùi không thơm. Tuy nhiên, khi liên hệ người bán lại không nhận được phản hồi, thậm chí là chặn liên lạc. Theo chị Thoa, mua bán qua mạng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro, mọi người tốt nhất nên mua ở những trang bán hàng uy tín hoặc nhờ bạn bè giới thiệu.
Có thể thấy, hiện xu hướng mua hàng online đã và đang được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn vì nhiều tiện ích; giá lại rẻ hơn so với mua hàng trực tiếp. Lợi thế lớn của mua sắm online đó là sự linh hoạt về thời gian, người tiêu dùng dễ dàng khảo sát hàng hóa và giá cả, sau đó mới ra quyết định mua hàng và thanh toán.
Theo các chuyên gia, việc kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cửa hàng bán trực tiếp đã khó, kiểm soát thực phẩm bán trên mạng xã hội càng khó khăn hơn, bởi lẽ hình thức buôn bán này không chịu bất kỳ sự quản lý nào và chỉ phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm của người bán hàng. Do vậy, chính người mua cũng phải tự bảo vệ mình để tránh mua phải những thực phẩm không đảm bảo chất lượng, gây tổn hại đến sức khỏe bản thân và gia đình.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Triển lãm nghệ thuật đầy ấn tượng trong container giữa rừng thông
- ·Những bức tranh xoáy sâu vào tâm trí người xem
- ·Lợi nhuận ròng cuối năm 2020 của SoftBank tăng vọt lên 11,1 tỷ USD
- ·'Thương chi lạ' mời gọi mỗi người hãy sống chậm, cảm nhận và yêu nhau
- ·Trái phiếu Chính phủ sẽ là kênh huy động vốn hiệu quả
- ·TP.HCM: Xác lập kỷ lục đồng diễn 108 con lân
- ·Thực hiện cắt giảm thuế nhập khẩu trong các FTA
- ·Bão Saola ở phía Đông Bắc đảo Lu
- ·TP.HCM: Hoàn thành 121 công trình sử dụng vốn ngân sách Nhà nước
- ·Cơ hội quan sát mưa sao băng Quadrantids tại Việt Nam
- ·Xe công có niên hạn sử dụng 15 năm
- ·Đêm cuối năm 2019, Hà Nội vẫn ô nhiễm bụi ở ngưỡng nguy hại
- ·Thời tiết ngày 10/1: Chất lượng không khí ở mức trung bình
- ·Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
- ·Ngành Tài chính: Thực hiện quyết liệt các giải pháp tài chính
- ·Google, Viettel và triết lý kinh doanh “cho đi”
- ·EU có thể thiệt hại gần 110 tỷ USD do chậm tiến độ tiêm vắcxin
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Mua 170 xe công trong năm 2014