【ket qua giai hang nhat anh】Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Cải cách chính sách tài chính trên cơ sở hiệu quả, bền vững, bao trùm
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Việt Nam năm 2019. |
Thách thức không nhỏ
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, Diễn đàn diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động. Nhiều chuyên gia trên thế giới nhận định còn nhiều khó khăn, thách thức, dự báo trong 5-10 năm tới sẽ có dấu hiệu suy giảm, một bộ phận rơi vào khủng hoảng.
“Dự báo năm 2021-2022, kinh tế suy giảm dưới 2% thay vì 3,6% như dự báo trước đó. Quan trọng hơn, đó là suy giảm có tính chu kỳ, mang tính quy luật, dư địa hạn hẹp về lãi suất, thuế, thị trường. Cùng với đó, những tranh chấp thương mại, bất đồng trong phát triển kinh tế được cho mang tính quy luật. Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm như vậy, khoa học công nghệ đang là yếu tố thúc đẩy sự phục hồi phát triển. Đó là bối cảnh để hoạch định chính sách cho tương lai”, theo Thứ trưởng.
Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng cho rằng, hiện nay, kết quả đạt được về đổi mới mô hình tăng trưởng, thay đổi cơ cấu nền kinh tế, thực hiện cơ cấu lại nền tài chính quốc gia 10 năm qua đã đạt được kết quả bước đầu. Tuy nhiên, những thách thức, khó khăn còn rất lớn. Điều này thể hiện ở việc mặc dù tăng trưởng đạt được ở mức độ 6,35% cho giai đoạn 5 năm qua nhưng chất lượng tăng trưởng và đổi mới mô hình cơ cấu của nền kinh tế còn hạn chế và còn nhiều thách thức.
Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, thách thức lớn nhất đó là cơ cấu nền kinh tế; năng suất lao động trong nền kinh tế (do nước ta có lợi thế là dân số vàng); phát triển trên cơ sở nguồn vốn, tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, theo dự báo, khả năng đến năm 2028-2030, Việt Nam sẽ ra khỏi cơ cấu dân số vàng và không còn điều kiện phát triển trên cơ sở diện rộng cũng như nguồn vốn cho sự phát triển. Chính vì vậy, nếu không phát triển nhanh, bền vững hiệu quả, đạt được trình độ phát triển của 1 nước trình độ trung bình cao trước năm 2030 thì chúng ta không còn cơ hội nữa.
Thứ trưởng cũng phân tích thêm, về cơ cấu nền kinh tế, năng suất lao động quyết định hiệu quả, tăng trưởng phụ thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế. Thực tế lực lượng lao động trong nông thôn trên 70% nhưng chỉ tạo ra 30% GDP đó là vấn đề rất lớn.
Về tài chính - ngân sách, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, trở thành động lực tăng tưởng nhanh và bền vững, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, mặc dù tỷ lệ động viên ngân sách đạt khoảng 23-24% GDP đúng theo mục tiêu đề ra, tuy nhiên cơ cấu động viên còn chưa bền vững. Nợ công đã được kiểm soát ở tầm vĩ mô toàn quốc, địa phương và ở cả nghĩa vụ nợ dự phòng của Nhà nước, tuy nhiên, vẫn còn ở mức độ cao. Tính đến hết năm 2018, nợ công ở mức 57,5% GDP, trong cơ cấu chi ngân sách thì chi thường xuyên dù đã giảm từ 66% xuống còn 62% nhưng vẫn còn cao. Thặng dư thu chi cho đầu tư phát triển còn thấp hơn trong khu vực.
Trong quản lý tài chính công để thúc đẩy phát triển kinh tế, thách thức lớn nhất hiện nay đó là quản lý, quản trị tài chính công, đặc biệt là quản trị đầu tư công. Vừa qua, Ban Kinh tế Trung ương và tổ chức IMF đã đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng đầu tư công ở Việt Nam đã chỉ ra rằng đây là điểm nghẽn lớn trong quản lý tài chính công và điểm nghẽn này có thể làm suy giảm hiệu quả sử dụng tài chính công, đầu tư công tới 30%.
“Những con số đó minh chứng cho thách thức trong tái cơ cấu nền kinh tế”, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định.
Cải cách chính sách tài chính phải gắn liền với giải quyết vấn đề môi trường
Để cải cách chính sách tài chính, quan điểm của Bộ Tài chính đó là phát triển phải trên cơ sở hiệu quả, bền vững, bao trùm. Với quan điểm đó, phát triển chính sách tài chính – ngân sách phải đảm bảo thúc đẩy các vấn đề xã hội, trọng yếu là xóa đói giảm nghèo, đảm bảo dịch vụ công cần thiết với chất lượng đạt yêu cầu của khu vực và quốc tế.
“Để phát triển nhanh và bền vững chính sách tài chính không thể không nhắc tới đó là phát triển nhưng phải đi liền giải quyết môi trường, đảm bảo sự bền vững phát triển trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia ảnh bị ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu”, Lãnh đạo Bộ Tài chính cho hay.
Với yêu cầu và mục tiêu phát triển trong trung hạn và dài hạn, Thứ trưởng cũng lo ngại, không phát triển được ở mức độ 7-7,5% trong 10 năm tới thì sẽ không còn cơ hội để phát triển.
Do đó, Thứ trưởng mong muốn tại diễn đàn, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cùng đánh giá lại thực trạng hiện nay của chính sách tài chính của Việt Nam, góp phần tăng trưởng nhanh và bền vững, từ đó chỉ ra được những thách thức tồn tại của chính sách đó.
Thứ trưởng mong muốn tại diễn đàn này sẽ có những kiến nghị, đóng góp về những vấn đề sau:
Thứ nhất, đóng góp về chính sách động viên, nâng cao quản trị hiệu quả của tài chính công; giải pháp để chặn đứng tình trạng kém hiệu quả, lãng phí của quản lý sử dụng đầu tư công, tài chính công; đổi mới thể chế chính sách để thúc đẩy dịch vụ công quan trọng cho cộng đồng dân cư và nền kinh tế; chính sách liên quan đến phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền, giữa người dân và doanh nghiệp.
Thứ hai, cần có những giải pháp để thực hiện mục tiêu phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Với yêu cầu khu vực này không chỉ đóng góp 10% trong GDP mà phải từ 20-25%, phấn đấu trong 10 năm tới, có 6-10 doanh nghiệp tư nhân trong top 500 của thế giới. Có như vậy mới đưa khu vực doanh nghiệp tư nhân trở thành trụ cột, đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững.
Thứ ba, cần có đánh giá để sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính công, đẩy mạnh đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ tư, với mục tiêu phát triển thị trường vốn, phải giải quyết các vấn đề bất cập, như: thị trường chứng khoán tuy phát triển khá nhưng trái phiếu doanh nghiệp dường như quá nhỏ bé, trên 9% so với GDP (nhỏ so với dư nợ tín dụng 132%); trong đó còn nhiều tranh luận về cơ cấu của 9% này (cho sản xuất, dịch vụ, đổi mới sáng tạo…). Huy động nguồn lực của kinh tế tư nhân trong hợp tác công tư, đầu tư phát triển hạ tầng đạt nhiều kết quả nhưng vẫn còn nhiều tồn tại.
Thứ năm, Việt Nam đang trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Phải tạo ra giải pháp về tài chính- ngân sách để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thứ sáu, còn nhiều quan điểm đưa ra, trong chiến lược 10 năm tới, phải chăng là phát triển đô thị; nếu thống nhất quan điểm đó, giải pháp về tài chính- ngân sách phải sửa đổi những nội dung gì để thúc đẩy tăng trưởng. Cần có quy hoạch phù hợp với chiến lược để đô thị thực sự trở thành động lực trong 10 năm tới.
Thứ bảy, phải tìm ra giải pháp để giúp cơ chế chính sách tài chính – ngân sách thay đổi theo hướng góp phần thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế Việt Nam trên cơ sở thay đổi cơ cấu lại nền kinh tế.
(责任编辑:World Cup)
- ·Chủ tịch Hội phụ nữ tận tâm, trách nhiệm
- ·Ngã rẽ khó ngờ của Ngọc Quyên khi từ bỏ hào quang, sang Mỹ định cư
- ·Cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 42 tỷ đồng
- ·Quế Anh tạm giữ suất Á hậu 5 dù chưa thi chung kết
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·"Chìa khóa" giúp cái chết của người phụ nữ trong ô tô được làm sáng tỏ
- ·Hơn 1 triệu người xem clip Hoa hậu Thanh Thủy chụp ảnh với fan nam
- ·Hoa hậu Kỳ Duyên xếp hạng thứ 4 ở BXH đặc biệt Miss Universe
- ·Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
- ·Ngọc Trinh chi chục triệu cho bữa ăn vỏn vẹn 2 tiếng
- ·Ngày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía Nam
- ·Ngọc Trinh diện bikini nhỏ xíu không ôm hết vòng một
- ·Luật sư tài năng thuê người giết vợ vì sợ lộ bí mật đen tối
- ·Tin không vui nối tiếp đến với Hoa hậu Kỳ Duyên
- ·Thị trường hàng hóa: Toàn bộ 5 mặt hàng năng lượng đều tăng giá
- ·Hành động khó hiểu của Hoa hậu Ý Nhi
- ·Con gái Quyền Linh được gọi tên khi Thanh Thủy đăng quang quốc tế
- ·Hoa hậu Quế Anh buồn khi bị phản ứng trong lúc thi Miss Grand
- ·Hà Nội công bố địa chỉ tiếp nhận ủng hộ nạn nhân vụ cháy chung cư mini
- ·Ngọc Trinh gây 'ngợp thở' trong trang phục cắt xẻ lộ ba vòng