【ket ket qua bong da】Khí chất người Bình Phước
Từ ngày tái lập tỉnh đến nay,ấtngườiBigravenhPhướket ket qua bong da người Bình Phước vẫn luôn giữ vững khí chất oai hùng, tự lực, tự cường, nghĩa tình, nhân ái và không ngừng khát vọng cống hiến đưa Bình Phước sánh bước với các tỉnh có tốc độ phát triển khá trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nối dài sợi dây nhân ái
Là nhân chứng của các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc đến xây dựng xã hội đổi mới ngày nay, già làng Điểu Lên, “dũng sĩ diệt ác - phá kìm” ngày ấy khi được hỏi về một thời quân dân Bom Bo giã gạo nuôi quân, vẫn không khỏi xúc động. Theo già, vào những năm đầu thập niên 1960, Mỹ - ngụy thực hiện chính sách dồn dân, lập ấp chiến lược. Người dân sóc Bom Bo (thời điểm này thuộc quận Đức Phong, tỉnh Phước Long) không chịu áp bức, trong đêm tối, hơn 40 hộ đồng bào S’tiêng vượt suối, băng rừng về khu căn cứ Nửa Lon đi theo cách mạng.
Chung tay phòng, chống dịch Covid-19, ở mỗi huyện, thị xã, thành phố đều tổ chức bếp cơm nghĩa tình. Trong ảnh: Người dân Hớn Quản tích cực tham gia bếp cơm do Hội LHPN huyện tổ chức
Người S’tiêng có tập quán du canh, du cư, nên khi di chuyển đến nơi nào lập làng đều lấy tên sóc Bom Bo. Năm 1965, sóc Bom Bo trở thành trung tâm tiếp tế lương thực cho bộ đội tham gia chiến dịch. “Cách mạng cần gạo, thực phẩm, thế là già, trẻ, gái, trai nô nức, ban ngày lên nương trồng lúa, mì, tối về đốt đuốc giã gạo cho đến tận gần sáng” - già Điểu Lên kể.
Ngồi cạnh bên, bà Điểu Thị Ba Rơi (vợ già làng Điểu Lên) nói: “Mỗi lần giã gạo, chúng tôi lấy cây lồ ô đã phơi khô đốt lên để làm đuốc, cháy sáng trong đêm. Những khi nghe tiếng máy bay địch trên bầu trời, tất cả tắt lửa chui xuống hầm trú ẩn. Sau này ở chiến dịch Mậu Thân năm 1968, khi tải gạo nuôi quân tôi còn vừa địu con đằng trước vừa tải gạo phía sau nhưng không thấy mệt mỏi, cực nhọc, chỉ mong mau chóng cung cấp cho bộ đội có đủ nắm cơm, củ mì ăn để có sức khỏe giải phóng đất nước”.
Cũng chính tinh thần không biết mệt mỏi của bà con đồng bào S’tiêng Bom Bo đêm ngày giã gạo nuôi quân mà trong lần tham gia chiến dịch và chứng kiến nhịp chày hối hả, rộn ràng của đồng bào dân tộc thiểu số tại đây, cố nhạc sĩ Xuân Hồng đã viết lên bài hát huyền thoại “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”. Cũng nhờ đó mà người dân cả nước mới biết đến con người S’tiêng, khí chất đồng bào S’tiêng tự lực, tự cường, yêu tự do và một lòng theo Đảng, Bác Hồ. |
Già làng Điểu Lên |
“Bao nhiêu gạo là bao nhiêu tình” của đồng bào S’tiêng ngày ấy đang từng ngày được thế hệ người Bình Phước hôm nay tiếp nối, thể hiện rõ trong nhiều hoạt động nghĩa tình, nhân ái khi đất nước gặp gian khó do dịch Covid-19. “Nhìn những người già, trẻ em bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 thiếu cơm ăn, áo mặc; chứng kiến trên truyền hình bao nhiêu người chết do vi rút quái ác này, em đã không cầm lòng được và đăng ký tham gia đội hình tình nguyện phát các phần quà tới người dân cũng như tham gia hỗ trợ truy vết, tiêm vắc xin…” - bạn Nguyễn Thị Hồng Hảo ở thị trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng chia sẻ.
Không chỉ người trẻ, cả những người già ngoài 60 tuổi, thậm chí đang bị những cơn đau do bệnh tật hành hạ như bà Nguyễn Thị Vang ở thị trấn Lộc Ninh, huyện Lộc Ninh vẫn hết lòng cho cuộc chiến với đại dịch. Bà cho biết: Trong dịch bệnh, mỗi người góp một ít, nhiều nắm gạo sẽ giúp được nhiều người khó trong cộng đồng. Với tôi, dù sức khỏe hạn chế vẫn luôn đồng hành với bếp cơm từ thiện Hương Tiên chăm lo bữa ăn của những người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Bên cạnh vận động các mạnh thường quân, trong 15 ngày đồng hành, tôi cũng trực tiếp bỏ ra mỗi ngày 1 triệu đồng để góp sức mình vào cuộc vận động chung.
Từ làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 đến nay, riêng Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phân bổ hỗ trợ hàng chục ngàn phần quà, cấp phát trăm ngàn suất ăn; tổ chức 2 đợt xuất quân chuyển 220 tấn lương thực, thực phẩm; hơn 7.000 túi an sinh xã hội hỗ trợ tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh. Bình Phước cũng đã 2 lần xuất quân đưa đoàn cán bộ y, bác sĩ tình nguyện đi giúp các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai chống dịch. Tỉnh Bình Phước cũng đã tiếp nhận, dẫn hơn 84 đoàn với 82.250 người, bố trí 77 lượt xe khách vận chuyển 4.405 người đi bộ quá cảnh qua địa bàn tỉnh từ hướng TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương... về Tây nguyên, đồng thời phát tặng hơn 50 ngàn phần thực phẩm, nước uống, sữa, áo mưa... cho người dân. |
Giàu khát vọng cống hiến
Cũng trong cuộc chiến chống lại “giặc dịch” Covid-19 mới thấy tình người, sức mạnh đoàn kết và sự sáng tạo của mỗi người dân. Từ tuyến đầu đến hậu phương, mỗi người một vị trí, nhiệm vụ công tác khác nhau nhưng đều có chung mục tiêu chống dịch. Và nơi đó, mỗi người luôn khát khao cống hiến công sức của mình để làm nên chiến thắng lớn của dân tộc.
“Khi dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn tỉnh, nhất là khi xã xuất hiện ổ dịch trong cộng đồng, vùng dân tộc thiểu số, em đã xung phong tham gia đội tình nguyện phòng, chống dịch ở xã. Em mong địa bàn mình đang sinh sống và Bình Phước sớm đẩy lùi được đại dịch, nhanh chóng ổn định cuộc sống” - thanh niên tình nguyện Nguyễn Văn Sĩ, xã Bom Bo, huyện Bù Đăng chia sẻ.
Cũng tham gia từ những ngày đầu chống dịch, Trung tá Vũ Văn Tuấn, Phó đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - thanh tra, Công an huyện Hớn Quản đã không quản nắng mưa, gian khổ và nỗi nhớ gia đình, miệt mài tham gia nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 chốt ĐT752 ở xã Minh Tâm (giáp xã Tân Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh). Trung tá Tuấn nhấn mạnh: Tham gia tuyến đầu chống dịch, bám trụ ở chốt kiểm soát phòng, chống dịch cơ sở vật chất và mọi phương tiện sinh hoạt đều thiếu thốn; nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh cao... Tuy nhiên, với tinh thần “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, tôi luôn quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Mục tiêu trước mắt và lớn nhất là chung tay đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ bình yên cho nhân dân.
Trong đại dịch đã có hàng chục ngàn tình nguyện viên tích cực tham gia chống dịch, thậm chí có tình nguyện viên trở thành F0... Sau tất cả, họ vẫn tiếp sức chống dịch. Đó chính là tinh thần anh dũng, khí phách kiên cường của người dân Bình Phước dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, vẫn sẵn sàng cống hiến sức lực của mình để hòa vào sự nghiệp, nhiệm vụ to lớn của dân tộc. Dù khó khăn và nguy cơ lây nhiễm cao, toàn tỉnh vẫn có hơn 1.700 thành viên của 908 tổ, đội, nhóm phản ứng nhanh, tổ covid cộng đồng; 1.023 thành viên ở 428 tổ truy vết, tổ tuyên truyền và hơn 12 ngàn tình nguyện viên xung phong tham gia chống dịch ở các vị trí, nhiệm vụ khác nhau.
Cùng với hàng chục ngàn tổ chức, cá nhân bày tỏ khát vọng cống hiến, sáng tạo đẩy lùi dịch bệnh, không ít cá nhân hăng hái thi đua sản xuất, nỗ lực trong lao động, học tập để góp sức phát triển quê hương. Lão nông Nguyễn Hữu Năm ở xã Phú Riềng, huyện Phú Riềng, dù năm nay xấp xỉ 70 tuổi vẫn không ngừng duy trì sáng chế, cải tiến các loại máy móc, giải pháp phục vụ sản xuất nông nghiệp như: máy xịt thuốc cho cây cao su có độ cao 20m trở lên, máy thổi lá… Từ năm 2010, với những sáng tạo của mình, ông đã được trao danh hiệu quả điều vàng; mới đây, ông đoạt giải khuyến khích tại cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật cấp tỉnh lần VI năm 2020-2021. Những sáng tạo, cống hiến không ngừng của lão nông Nguyễn Hữu Năm không chỉ đem lại hiệu quả cao cho 33 ha cao su, sầu riêng và măng cụt của gia đình mà còn lan tỏa phong trào thi đua lao động sáng tạo đến mỗi người dân địa phương.
Bình Phước từ một tỉnh nghèo đang phấn đấu thành tỉnh khá trong khu vực, tốc độ phát triển cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Trong chặng hành trình ấy, phẩm chất siêng năng, cần cù, hào sảng, tự lực, tự cường và không ngừng đổi mới để vươn lên của con người Bình Phước đang trở thành lực đẩy để tỉnh phát triển ở tầm cao mới.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Giảm 10% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mật mã dân sự
- ·725.535 C/O được giải quyết qua Cơ chế một cửa ASEAN
- ·MUFG sẵn sàng hỗ trợ Vietinbank tăng vốn điều lệ
- ·Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- ·Thu hơn 2.099 tỷ đồng từ thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp
- ·Hồng Kông mất dần vị trí trên bản đồ du lịch
- ·Đảng ủy Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 4
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Thủ tướng: Đẩy mạnh liên kết vùng trong phát triển kinh tế miền Trung
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Kho bạc Nhà nước công bố tỷ giá hạch toán ngoại tệ trong thu chi ngân sách tháng 3/2021
- ·Tìm giải pháp phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm
- ·Việt Nam hưởng nhiều lợi ích từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ
- ·Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- ·Doanh thu Shopee, Lazada, Tiki, Sendo và Tiktok Shop sẽ chạm mức 90.000 tỉ đồng
- ·Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm trong UNESCO
- ·Bộ Tài chính tiếp tục cắt giảm nhiều thủ tục hành chính
- ·Ô tô Camry lao lên vỉa hè ở Hà Nội, 4 người bị thương
- ·Các trường đại học Trung Quốc tăng học phí tới 54%