【lịch thi đấu v-league 2023 2024】Bình Phước: Trẻ em Việt kiều Campuchia háo hức ngày khai trường
Cầm bộ quần áo và sách mới trên tay,ướcTrẻemViệtkiềuCampuchiahaacuteohứcngagraveykhaitrườlịch thi đấu v-league 2023 2024 em Trần Thị Thảo, 13 tuổi ở xóm Việt kiều Campuchia thôn Bù Tam, xã Phước Minh không giấu được niềm vui, hạnh phúc. Thảo cho biết: Năm nay em lên lớp 7, tất cả đồ dùng học tập và quần áo đều được ba mẹ mua mới, em sẽ cố gắng học thật tốt để không làm ba mẹ thất vọng.
Em Trần Thị Thảo sửa soạn sách, vở chuẩn bị cho năm học mới
Mỗi ngày sau buổi học, Thảo thường phụ ba mẹ cho cá ăn, cạo vỏ lụa hạt điều để giúp mẹ kiếm thêm thu nhập. Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng em không nản lòng, với em được đến lớp mỗi ngày là điều may mắn, là niềm hạnh phúc nhất.
Khi được hỏi về ước mơ của mình, Thảo cười nhẹ, cho biết: Em mong sau này được lên bờ, gia đình có một ngôi nhà xây để ở, ở nhà nổi trên lòng hồ thủy điện Cần Đơn mỗi khi mưa gió giật mạnh, em rất sợ. Em sẽ cố gắng học giỏi để trở thành cô giáo rồi về đây dạy học cho những em chưa biết chữ, em sẽ cố gắng kiếm tiền để ba mẹ sau này đỡ vất vả.
Em Trần Thị Thảo phụ mẹ bóc vỏ lụa hạt điều để có thêm thu nhập, chi phí cho năm học mới
Dù cuộc sống không bằng các bạn nhỏ trên bờ, nhưng Trần Thảo Nguyên 6 tuổi, học sinh lớp 1 Trường tiểu học Lê Lợi, xã Phước Minh vẫn luôn có hoài bão, ước mơ của mình. Thảo Nguyên cho biết: “Năm nay con vào học lớp 1, con rất vui và rất mong ngày đến trường, vì đi học có nhiều bạn. Con mong sau này trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho mọi người và con sẽ học thật giỏi, kiếm nhiều tiền để ba mẹ không phải đi bắt cá trên lòng hồ nữa”.
Sinh ra và lớn lên ở Campuchia, khi hồi hương, chị Phạm Thị Ngọc Huyền cũng như một số Việt kiều Campuchia khác không được học văn hóa. Thế nhưng, năm học mới 2022-2023, được sự hỗ trợ, tạo điều kiện của địa phương, nhà trường, chị đã đăng ký cho con trai Phạm Văn Lực 6 tuổi vào học lớp 1 với mong muốn con có một tương lai tươi sáng hơn. Chị Huyền chia sẻ: “Thu nhập của gia đình chủ yếu dựa vào đánh bắt cá trên lòng hồ thủy điện Cần Đơn, nhưng bữa có bữa không nên cuộc sống còn khó khăn. Thế nhưng, năm học mới này mình đã cố gắng mua cho các con đầy đủ sách vở, quần áo mới để đi học biết cái chữ, sau này không phải khó khăn như mình”.
Chị Phạm Thị Ngọc Huyền chuẩn bị sách, vở cho con sẵn sàng chờ ngày khai trường
Hỏi về trăn trở hiện tại cũng như cuộc sống gia đình các em, ông Nguyễn Văn Biếm, công an viên xã Phước Minh cho biết: Các cháu nhỏ ở đây đủ hoàn cảnh. Có em ở nhà phụ ba mẹ trông em, chăm lo nhà cửa, có em thì theo ba mẹ đi giăng cá, có em nhận hạt điều về bóc vỏ lụa… để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Hiện các em đi học chủ yếu bằng ghe, xuồng, khi vào bờ thì đi bộ hoặc đi xe đạp một mình đến lớp. Nói chung, đời sống các hộ Việt kiều Campuchia còn nhiều khó khăn, tuy nhiên họ vẫn cố gắng lo cho con em ăn học. Đến thời điểm hiện nay, trong xóm Việt kiều Campuchia đã có em học tới lớp 7.
Trên địa bàn xã Phước Minh hiện có 46 hộ Việt kiều Campuchia, với khoảng 170 người, trong đó có 35 trẻ em trong độ tuổi đến trường. Phần lớn các hộ dân hồi hương đều không có nghề nghiệp ổn định, không nhà cửa và giấy tờ tùy thân, sống lênh đênh, tạm bợ trên các nhà nổi dọc theo lòng hồ thủy điện Cần Đơn nên chính quyền địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc cấp hộ khẩu. Trước thực trạng đó, những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền cùng sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể địa phương, nhiều chính sách hỗ trợ, chăm lo đời sống các hộ Việt kiều Campuchia đã được quan tâm thực hiện, nhất là tạo điều kiện cho con em Việt kiều Campuchia được đến trường.
Ông Đỗ Tấn Tài, Phó chủ tịch UBND xã Phước Minh cho biết: Sau khi có chủ trương, chính quyền, đoàn thể và nhà trường đã tuyên truyền, vận động, hỗ trợ thủ tục nhập học, học phí, giúp các hộ Việt kiều Campuchia đưa con em đến trường. Cùng với đó là sự chung tay giúp đỡ của mạnh thường quân, các đoàn từ thiện chia sẻ về quà, quần áo, sách vở... Nhờ vậy, hằng năm trẻ em Việt kiều Campuchia đến trường đúng độ tuổi, tình trạng học sinh nghỉ học giữa chừng giảm rõ rệt. Đây là sự cố gắng của chính quyền địa phương, cũng là sự thay đổi rất lớn về nhận thức của các hộ Việt kiều Campuchia trong việc chăm lo cho con em đến trường.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- ·Tập huấn thi tốt nghiệp THPT
- ·Gần 260 cán bộ, đảng viên được học trung cấp lý luận chính trị
- ·Đổi mới làm hài lòng người bệnh
- ·11 sản phẩm đáng mong đợi nhất của Apple ra mắt trong năm nay
- ·Kỳ tổng kết khác biệt
- ·Bế giảng lớp trung cấp lý luận chính trị
- ·Trao 50 suất học bổng do Hội Rhône
- ·Ngày 4/1: Giá bạc tăng mạnh sau kỳ nghỉ lễ
- ·Không để dịch chồng dịch
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Chăm lo sức khỏe Nhân dân trước, trong và sau tết
- ·Sáng ngày 27
- ·Chuyển trạng thái dạy và học theo hướng thích ứng, phù hợp trước dịch Covid
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Tích cực chuẩn bị cho năm học mới
- ·Thị xã Long Mỹ: Nâng cấp, sửa chữa 4 điểm trường
- ·Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2020
- ·Năm 2024: Long An xếp hạng 12 trong toàn quốc về chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương
- ·Vượt khó thực hiện Chiến dịch dân số