【kq bóng đá wap】Xác định trước mã số hàng hóa: Vẫn còn doanh nghiệp bị trả lại hồ sơ
Không kê khai đầy đủ các tiêu chí về hàng hóa
Để áp dụng quy định về xác định trước mã số hàng hóa từ một chuẩn mực quốc tế thành một dịch vụ công của cơ quan Hải quan,ácđịnhtrướcmãsốhànghóaVẫncòndoanhnghiệpbịtrảlạihồsơkq bóng đá wap Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã luật hóa quy định về xác định trước mã số hàng hóa vào Luật Hải quan năm 2014 và được quy định rất rõ tại Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21-1-2015. Về hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa cũng đã được quy định chi tiết tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Cho đến nay, Tổng cục Hải quan đã ban hành khoảng 3.000 thông báo kết quả xác định trước mã số hàng hóa. Hầu hết hồ sơ gửi đến đều được Cục Thuế XNK giải quyết trong thời hạn 30 ngày. Những trường hợp hàng hóa phức tạp cũng được giải quyết trong thời hạn tối đa 60 ngày. Sau một thời gian thực hiện, số lượng hồ sơ đề nghị xác định trước mã số hàng hóa của DN gửi tới cơ quan Hải quan đã tăng nhiều so với những năm trước.
Có thể thấy, qua thời gian triển khai quy định xác định trước, tình trạng tranh chấp giữa Hải quan và DN liên quan đến mã số hàng hóa, trị giá và thuế suất ưu đãi từ xuất xứ đã giảm đáng kể. Mặc dù khi triển khai quy định này công việc của các CBCC tại Cục Thuế XNK tăng lên nhiều lần, nhưng hoạt động này đã nhận được phản hồi tích cực từ phía DN. Điều này cho thấy, đây là một quy định tích cực, hỗ trợ rất tốt cho hoạt động XNK của DN. Tuy nhiên, theo Phó Cục trưởng Cục Thuế XNK Trịnh Mạc Linh, vẫn còn những trường hợp bị cơ quan Hải quan trả lại hồ sơ đề nghị xác định trước mã số hàng hóa do phía DN chưa nắm rõ được quy định.
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan đã có quy định: Tổng cục Hải quan từ chối xác định trước mã số đối với trường hợp không đủ điều kiện, hồ sơ xác định trước mã số. Bên cạnh đó, tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã quy định, hồ sơ đề nghị xác định trước mã số phải khai đầy đủ các tiêu chí trong đơn đề nghị và phải có mẫu hàng hóa dự kiến XK, NK.
Đã có trường hợp như Công ty TNHH Apple Việt Nam đề nghị xác định mã số hàng hóa cho 3 mặt hàng nhưng lại chỉ liệt kê trong cùng 1 đơn đề nghị, bên cạnh đó, DN cũng không điền đầy đủ các tiêu chí trên đơn đề nghị xác định trước mã số. Do đó, cơ quan Hải quan không đủ cơ sở thực hiện xác định trước mã số hàng hóa của DN.
Hay như trường hợp của Công ty TNHH Vina Asahi đề nghị xác định trước mã số HS đối với mặt hàng “ván lát sàn". Do đơn đề nghị của DN không kê khai đầy đủ các tiêu chí như: Tên gọi theo cấu tạo, công dụng, ký, mã hiệu, chủng loại, hàm lượng tính trên trọng lượng, thông số kỹ thuật, quy trình sản xuất... Vì vậy hồ sơ của DN cũng bị trả lại.
Ông Trịnh Mạc Linh cho biết, trong những hồ sơ bị cơ quan Hải quan trả lại hầu hết đều do nguyên nhân đơn đề nghị xác định trước mã số không kê khai đầy đủ các tiêu chí trên đơn về hàng hóa như: Thành phần, cấu tạo, công dụng, cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng... Đây là những tiêu chí rất quan trọng để làm cơ sở cho công tác phân loại, xác định trước mã số hàng hóa. Vì vậy, chỉ cần DN khai thiếu bất kỳ một tiêu chí nào trong đơn đề nghị thì hồ sơ đó sẽ bị loại vì không đủ điều kiện thực hiện xác định trước mã số hàng hóa.
Hồ sơ lỗi về mẫu hàng hóa
Hàng hóa được yêu cầu xác định trước mã số thường là những mặt hàng có cấu tạo phức tạp hoặc mới xuất hiện trên thị trường, nên DN gặp khó khăn trong việc xác định mã số hàng hóa khi khai báo hải quan. Vì vậy, trong hồ sơ gửi yêu cầu xác định trước mã số, đa phần DN có gửi mẫu hàng hóa. Song, việc lấy mẫu hàng hóa xác định trước mã số do DN thực hiện thường không đáp ứng được yêu cầu về số lượng mẫu, bao bì, quy cách đóng gói hàng hóa…
Đơn cử như trường hợp của Công ty TNHH Hitejinro Việt Nam đề nghị xác định lại mã số hàng hóa cho mặt hàng rượu có tên là “Chamisul Soji” trước đây đã được DN đề nghị xác định trước mã số hàng hóa, tuy nhiên, mẫu hàng hóa gửi kèm theo đơn đề nghị của DN lại không giống với mẫu hàng hóa trước đó đã gửi và đã được xác định mã số. Vì vậy mà hồ sơ của DN đã bị cơ quan Hải quan trả lại.
Hay công ty CPTM và XNK Thăng Long cũng bị Tổng cục Hải quan trả lại hồ sơ với lý do mẫu hàng hóa gửi kèm theo đơn không được bảo quản đúng cách, đã để trần, bị lộ sáng lớp bề mặt nên cơ quan Hải quan không thể sử dụng mẫu này phân tích làm cơ sở phân loại hàng hóa theo quy định.
Theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC, hồ sơ đề nghị xác định trước mã ngoài đơn đề nghị cần phải có 2 mẫu hàng hóa giống hệt niêm phong gửi kèm. Tuy nhiên, thực tế có những trường hợp trong hồ sơ không gửi kèm mẫu hàng hóa, chỉ có hình ảnh của mặt hàng, không có tài liệu kỹ thuật mô tả chi tiết thành phần, tính chất, cấu tạo, công dụng, phương thức vận hành của mặt hàng. Cũng có trường hợp mẫu hàng gửi không đủ số lượng, hoặc 2 mẫu hàng bằng cản quan nhận thấy mẫu hàng có màu sắc, độ dài, chất liệu khác nhau. Hoặc có trường hợp, DN gửi đến 2 mẫu hàng hóa đúng theo quy định nhưng lại bọc và niêm phong 2 mẫu hàng này cùng với nhau khiến cho cơ quan Hải không có cách nào thực hiện giám định bởi quy định phải lưu lại 1 mẫu do DN niêm phong.
Được biết, thông báo xác định trước mã số có hiệu lực trong vòng 3 năm, tuy nhiên không có hiệu lực áp dụng đối với các lô hàng trước thời hạn hiệu lực của thông báo. Những trường hợp bị từ chối, Tổng cục Hải quan đã có công văn thông báo rõ ràng, trong đó hướng dẫn cụ thể về hồ sơ, thủ tục, cách lấy mẫu nếu DN vẫn tiếp tục có yêu cầu xin xác định trước mã số.
Tổng cục Hải quan đã xây dựng hướng dẫn lấy mẫu và bao bì đựng mẫu xác định trước mã số hàng hóa nhằm hỗ trợ cơ quan Hải quan trả lời nhanh chóng, chính xác yêu cầu xác định trước mã số hàng hóa, giảm thiểu việc trao đổi giữa cơ quan Hải quan và DN về hàng hóa xác định trước mã số, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động XNK của DN. Theo đó, về nguyên tắc lấy mẫu, mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số phải đảm bảo lấy 2 mẫu, sau đó đựng chung vào một bao bì đóng gói cho mục đích vận chuyển và gửi đến Tổng cục Hải quan. Dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu phải sạch, trơ về mặt hóa học đối với mẫu để đảm bảo không đưa tạp chất vào mẫu, không làm thay đổi bản chất của mẫu trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Thời gian gửi mẫu, điều kiện bảo quản mẫu trong khi ghi mẫu: Với mẫu hàng lấy gói thì thời gian gửi mẫu (trong thời hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất) và điều kiện bảo quản thực hiện đúng theo khuyến nghị của nhà sản xuất. Với mẫu hàng được trích thì thời gian gửi mẫu và điều kiện bảo quản phải tuân thủ như khuyến nghị của nhà sản xuất cho trường hợp mở bao bì hàng hóa… |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ·Tham quan Hoàng thành Huế bằng công nghệ thực tế ảo
- ·Chung kết Hoa khôi sông Vàm: Sơ sài, ứng xử thiếu thuyết phục
- ·Thị trường thiết bị sưởi ấm mùa đông với nhiều lựa chọn
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·TP. Hồ Chí Minh có khoảng 130 chợ hoa Tết 2018
- ·Chi Pu lên tiếng sau nhiều chỉ trích về ca khúc mới là phản cảm
- ·Gửi tiền đầu năm mang xế hộp về nhà
- ·Ô tô khách cháy ngùn ngụt trên đèo Khánh Lê, hành khách tháo chạy
- ·Nguyễn Trần Trung Quân: Hát ballad cũng cần kỹ thuật!
- ·Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- ·WB phê duyệt dự án 500 triệu USD hỗ trợ giao thông và kiểm soát lũ
- ·Vũ công bị màn hình Led 600 kg đè bị liệt tứ chi sau 2 tháng điều trị
- ·Singapore đã đầu tư gần 36,28 tỷ USD vào Việt Nam
- ·Nhận định, soi kèo Cartagena vs Leganes, 21h30 ngày 5/1: Giải quyết sau phút 90
- ·Ngày Quốc tế bảo tàng: Miễn phí cho khách tham quan cả nước
- ·Với TPP, tổ chức công đoàn cần điều chỉnh thích hợp
- ·Nhiều người Việt sang Nga xem World Cup 2018
- ·Quá nửa người dùng Việt Nam lo lắng về lừa đảo ngân hàng trực tuyến
- ·Lễ hội hoa Tam giác mạch 2017 trên Cao nguyên đá Đồng Văn