【soi keo thuy dien】Dự thảo Luật Giáo dục: Gần 239.000 giáo viên chưa đạt chuẩn sẽ thế nào?
Kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm,ựthảoLuậtGiáodụcGầngiáoviênchưađạtchuẩnsẽthếnàsoi keo thuy dien cao đẳng sư phạm lên đại học trong thời gian khoảng 5 năm
Nâng chuẩn giáo viên là tất yếu
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu "Tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải có trình độ từ đại học trở lên, có năng lực sư phạm".
Như vậy, việc nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học, trung học cơ sở từ trung cấp, cao đẳng lên đại học sư phạm được đề cập trong dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là tất yếu và sẽ là bước đột phá, đổi mới mạnh mẽ nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Dự thảo Luật Giáo dục đã sửa đổi, bổ sung quy định về Nhà giáo: “Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác, giữ vị thế quan trọng trong xã hội và có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, được xã hội tôn vinh. Nhà giáo phải đạt chuẩn nghề nghiệp theo quy định, không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học; giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học; Nhà nước có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình”.
Ngoài ra, dự thảo Luật còn sửa đổi quy định về bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo chuẩn, từng bước phát triển theo yêu cầu hội nhập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn.
Hiện nay, chất lượng đào tạo giáo viên, giảng viên chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới nhất là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học. Chính vì vậy, đội ngũ giáo viên phổ thông, giảng viên đại học cần phải được bồi dưỡng để trang bị thêm kiến thức, năng lực sư phạm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá người học phù hợp yêu cầu hội nhập quốc tế.
Có lộ trình chuẩn hóa
Hiện nay cả nước có 59,63 % giáo viên tiểu học đạt trình độ đào tạo từ đại học trở lên, còn 40,36 % (159.934 giáo viên) cần được bồi dưỡng, đào tạo nâng chuẩn; giáo viên trung học cơ sở có trình độ từ đại học trở lên chiếm tỷ lệ 74,6%, còn 25,4% (78.974 giáo viên) cần được bồi dưỡng nâng chuẩn.
Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết, sẽ chỉ đạo các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm lên đại học trong thời gian khoảng 5 năm.
Bộ cũng chủ trương dừng tuyển sinh ngành sư phạm đối với giáo viên trình độ trung cấp và cao đẳng ngay khi dự thảo được thông qua và có hiệu lực, chủ trương không tuyển mới giáo viên có trình độ trung cấp sư phạm hoặc cao đẳng sư phạm đồng thời tổ chức đào tạo bổ sung theo hướng liên thông để khi sinh viên ra trường có trình độ đại học sư phạm.
Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng thời gian công tác còn lại (tính từ thời điểm Luật có hiệu lực) từ 5 năm trở lên, Bộ GDĐT chỉ đạo các trường đại học sư phạm phối hợp chặt chẽ với các địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo nâng chuẩn trình độ gắn với việc bồi dưỡng thay sách giáo khoa mới theo hình thức “cuốn chiếu” cùng với lộ trình triển khai hàng năm ở các khối lớp với các hình thức linh hoạt, phù hợp, hiệu quả, thực chất, không chạy theo số lượng.
Đối với những giáo viên chưa đạt trình độ đại học còn thời gian công tác từ 1 đến dưới 5 năm, các địa phương phối hợp với các trường sư phạm tổ chức các khóa bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo các chuyên đề phù hợp.
Ngoài nâng chuẩn trình độ đào tạo đối với giáo viên tiểu học, THCS, để đảm bảo chất lượng đào tạo, giảng dạy, dự thảo Luật Giáo dục còn quy định nâng trình độ chuẩn của giảng viên giảng dạy trình độ đại học và giảng viên giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ.
Ban soạn thảo dự thảo Luật đã đánh giá tình hình thực tiễn, xác định phương thức đào tạo, lộ trình thực hiện việc nâng chuẩn. Dự thảo luật bổ sung 1 điều quy định chuyển tiếp, theo đó các quy định về trình độ chuẩn của giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2026 và giao Chính phủ quy định lộ trình thực hiện việc chuẩn hóa đối với nhà giáo.
TheoDân trí
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·'Năm qua, tôi đã làm gì...'
- ·Thu hồi thuốc viên nén bao phim Unicet không đạt chất lượng
- ·‘Sắc gốm Bát Tràng trong lòng Hà Nội’
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì tiệc chiêu đãi Đoàn Ngoại giao nhân dịp năm mới
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Ngô Kiến Huy khóc nức nở vì Thảo Trang hát quá lay động ở 'Ca sĩ mặt nạ':
- ·Diễn viên Trần Kiên Hùng đột tử trong xe hơi
- ·15 doanh nghiệp hàng đầu Tây Ban Nha quan tâm tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·20/10: Nhiều tour du lịch giảm giá đặc biệt
- ·Nhận định, soi kèo Al Faisaly vs Neom SC, 19h25 ngày 6/1: Cửa dưới thất thế
- ·Trao chứng chỉ quốc tế về tài chính cho 54 học viên đầu tiên của Việt Nam
- ·Huỳnh Đông, Oanh Kiều đóng phim kinh dị 'Bí ẩn rừng sâu'
- ·Giao dự toán sát với thực tế thu ngân sách của địa phương
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Lưu ý khi đăng kí mã số thuế cho người phụ thuộc
- ·Bi Rain lên tiếng trước tin đồn ngoại tình golf thủ sinh năm 1996
- ·APEC 2017 mang lại lợi ích cho các địa phương và doanh nghiệp
- ·Apple cải tiến mạnh mẽ công cụ nhắn tin Message
- ·Thúc đẩy đối thoại xã hội để tăng năng suất lao động