【lịch bóng việt nam hôm nay】Thêm chế tài để xử lý vi phạm trên TTCK
Cụ thể tại Nghị định số 108/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán,êmchếtàiđểxửlýviphạmtrêlịch bóng việt nam hôm nay có hiệu lực từ ngày 15-11-2013 sẽ có nhiều điểm mới so với quy định hiện hành như:
Nâng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán:Với mục tiêu tăng cường tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên thị trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chứng khoán, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực chứng khoán đã được nâng lên, đối với tổ chức vi phạm là 2 tỷ đồng và đối với cá nhân là 1 tỷ đồng. Riêng đối với 3 hành vi gồm: Xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng có sự giả mạo, chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán và tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán trái quy định pháp luật, Nghị định quy định mức phạt tiền theo phần trăm (từ 1% - 5% tổng số tiền huy động trái pháp luật) và theo số lần (từ 1 đến 5 lần khoản thu trái pháp luật).
Bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán:Ngoài thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chánh Thanh tra UBCKNN và Chủ tịch UBCKNN, tại Nghị định bổ sung thẩm quyền xử phạt của Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của UBCKNN phù hợp với quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của UBCKNN được quyền phạt tiền tối đa là 100 triệu đồng đối với tổ chức, 50 triệu đồng đối với cá nhân và được áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định.
Quy định chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm mới theo quy định pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán:Trên cơ sở đảm bảo thực thi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán, tại Nghị định bổ sung thêm hành vi vi phạm trong các lĩnh vực hoạt động của TTCK mà Nghị định 85 chưa có chế tài xử lý, với mức phạt tương ứng với tính chất và mức độ vi phạm của từng hành vi vi phạm, cụ thể:
Về chào bán chứng khoán: Nghị định bổ sung hành vi vi phạm cam kết đưa chứng khoán chào bán vào giao dịch trên thị trường có tổ chức trong thời hạn 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán được đại hội cổ đông thông qua của tổ chức phát hành là công ty đại chúng để phù hợp với quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Bổ sung quy định xử phạt đối với các hành vi vi phạm về hoạt động chào bán cổ phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng, phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước;
Quy định hình thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, chào bán chứng khoán tại nước ngoài, phát hành chứng khoán mới làm cơ sở chào bán chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài hoặc hỗ trợ phát hành chứng chỉ lưu ký chứng khoán tại nước ngoài trên cơ sở cổ phiếu đã phát hành tại Việt Nam.
Bổ sung các biện pháp khắc phục hậu quả để đảm bảo nguyên tắc quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính,theo đó mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.Bên cạnh các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại Nghị định 85 như: buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán, phát hành và hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán; buộc hủy bỏ thông tin, cải chính thông tin…tại Nghị định đã bổ sung thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả, gồm:
Buộc chào mua công khai theo phương án đã đăng ký; buộc mua tiếp số cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ đóng còn lại sau khi thực hiện chào mua công khai; buộc từ bỏ quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được uỷ quyền trên số cổ phần có được từ hành vi vi phạm; buộc chuyển nhượng chứng khoán để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định; buộc thông qua Đại hội đồng cổ đông về việc thay đổi mục đích, phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán chứng khoán; buộc lưu ký, quản lý tách biệt tài sản, vốn, chứng khoán; buộc giải trình, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kiểm toán.
Quy định biện pháp tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán và tước quyền sử dụng giấy chứng nhận văn phòng đại diện là hình thức xử phạt chính đối với một số hành vi vi phạm nghiêm trọng các hoạt động được ghi trong giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn từ 18 tháng đến 24 tháng đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán thực hiện hành vi lập, xác nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện có thông tin sai sự thật hoặc sai lệch nghiêm trọng; hoạt động văn phòng đại diện sai mục đích hoặc hoạt động không đúng nội dung trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời hạn từ 6 tháng đến 12 tháng đối với người hành nghề chứng khoán thực hiện hành vi vi phạm: đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nơi mình làm việc; đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác; đồng thời mở tài khoản giao dịch chứng khoán ở công ty chứng khoán khác...
Để tăng cường tính răn đe, phòng ngừa vi phạm trên thị trường, Nghị định 108 có đưa ra chế tài tăng nặng nào đối với những hành vi vi phạm cụ thể nào? Để xử lý nghiêm đối với các hành vi vi phạm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến tính công bằng, minh bạch và hoạt động ổn định của TTCK, tại Nghị định đã nâng mức phạt tiền đối với một số hành vi vi phạm như: hành vi không đăng ký chào mua công khai theo quy định pháp luật (mức phạt từ 200 - 300 triệu đồng); Lập, xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, hồ sơ niêm yết có thông tin sai sự thật hoặc che giấu sự thật hoặc sai lệch nghiêm trọng (mức phạt từ 300 - 400 triệu đồng); hành vi vi phạm cam kết không chuyển vốn huy động được ra nước ngoài, không rút vốn tự có đối ứng trong thời hạn dự án được cấp phép của tổ chức nước ngoài chào bán chứng khoán ra công chúng tại Việt Nam (mức phạt từ 500 - 600 triệu đồng); hành vi giao dịch nội bộ (mức phạt từ 800 triệu đến 1 tỷ đồng); Hành vi gian lận hoặc tạo dựng, công bố thông tin sai sự thật nhằm lôi kéo, xúi giục việc mua, bán chứng khoán (mức phạt từ 1,2 - 1,4 tỷ đồng); hành vi thao túng thị trường chứng khoán (mức phạt từ 1 đến 1,2 tỷ đồng); hành vi tổ chức thị trường chứng khoán trái pháp luật (mức phạt từ 1,8 đến 2 tỷ đồng). |
Mai Ka
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Material prosperity must be accompanied by fulfilling spiritual life: PM Phúc
- ·Vietnam, Japan agree to advance extensive strategic partnership
- ·Former Party General Secretary Đỗ Mười laid to rest in hometown
- ·Chuyên gia dự đoán 17 xu hướng truyền thông xã hội hàng đầu 2017
- ·Vietnamese, Turkish top legislators hold talks
- ·PM Phúc holds meetings at Mekong
- ·Communist Party of Việt Nam delegation visits Japan
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Netherlands helps train Việt Nam to tackle torture
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Material prosperity must be accompanied by fulfilling spiritual life: PM Phúc
- ·Material prosperity must be accompanied by fulfilling spiritual life: PM Phúc
- ·Memorial service held for late President
- ·1 người chết, hàng trăm ngôi nhà bị ảnh hưởng do mưa lũ ở miền Trung
- ·Vice President active at 2nd Eurasian Women’s Forum
- ·State funeral for President Trần Đại Quang begins
- ·Top officials must set good example: Party chief
- ·Điều tra nguyên nhân tử vong của một nghi can trộm chó ở Bình Thuận
- ·Việt Nam’s mission to UN and embassies open funeral books for President Trần Đại Quang