【nhan dinh bong hom nay】Nhiều thách thức đón đợi dệt may Việt Nam trong năm 2022
Nhiều thách thức đón đợi dệt may Việt Nam trong năm 2022
Năm 2021,ềutháchthứcđónđợidệtmayViệtNamtrongnănhan dinh bong hom nay ngành Dệt may về đích với 39 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 11,2% so với năm trước, tuy nhiên vẫn còn nhiều thách thức mà ngành dệt may phải đối mặt trong năm 2022.
Phục hồi nhờ thích ứng linh hoạt
Theo ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2021 là năm đầy khó khăn của ngành Dệt may Việt Nam. Tăng trưởng âm 9,8% năm 2020 khiến ngành Dệt maybước vào năm 2021 với nhiều nỗi lo.
“Nếu như quý I/2021, doanh nghiệp dệt may phấn khởi bởi đã ký được hợp đồng đến hết quý III/2021, thậm chí hết năm, thì sang quý II/2021, dịch COVID-19 bùng phát, lan rộng, khiến sản xuất của các doanh nghiệp dệt may gần như đóng băng. Xuất khẩu dệt may tháng 7, 8, 9 năm 2021 liên tục giảm. Đơn hàng không thể trả cho đối tác”, ông Cẩm cho biết.
Quý IV/2021, các tỉnh phía Nam dần mở cửa trở lại. Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP và các doanh nghiệp bắt đầu trở lại sản xuất đã mở ra cơ hội cho ngành dệt may. Với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, ngành dệt may Việt Nam đã vượt qua khó khăn với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Vượt qua Bangladesh, năm 2021, thị phần xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ hai thế giới và được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá ở vị trí cao nhất trong cơ hội phục hồi năm 2022.
Đóng góp quan trọng vào kết quả của ngành dệt may năm 2021 là những nỗ lực và chiến lược đúng đắn của Tập đoàn Dệt may Việt Nam(Vinatex). Năm 2021, doanh thu và thu nhập hợp nhất của tập đoàn ước đạt 16.436 tỷ đồng, bằng 110,7% cùng kỳ năm trước; lợi nhuận trước thuế hợp nhất ước đạt 1.200 tỷ đồng, bằng 202% so với cùng kỳ, đạt 170% kế hoạch.
Lý giải vì sao Tập đoàn Dệt may Việt Nam tăng trưởng tốt trong 2021, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex cho rằng, đó là bài học về việc ưu tiên bảo toàn lực lượng lao động và chiến lược đầu tư khép kín chuỗi sản xuất. Tập đoàn Dệt may Việt Nam luôn tuân thủ phương châm người lao động là tài sản đáng quý nhất của doanh nghiệp. “Ngay trong tháng đầu, khi cả nước bước vào bình thường mới, tỷ lệ huy động lao động quay trở lại làm việc của toàn tập đoàn đã đạt 85 - 90%, tới nay, Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã lấy lại được toàn bộ lực lượng lao động”, ông Cao Hữu Hiếu cho biết.
Nhiều thách thức trong ngắn hạn và dài hạn
Mặc dù tăng trưởng xuất khẩu tốt trong năm 2021 nhưng xét về thị phần, dệt may Việt Nam không có sự cải thiện. Trong số các thị trường xuất khẩu chính của dệt may Việt Nam năm 2021, ngoài Mỹ, có sự phục hồi bằng năm 2019 với khoảng 100 tỷ USD kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc; các thị trường lớn còn lại của dệt may Việt Nam khả năng phục hồi thấp, thậm chí thấp hơn năm 2020. Điều này tiếp tục là thách thức cho ngành năm 2022.
Cùng đó, doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ nội tại: Chi phí vận tải cao gấp 3 lần so với mức trung bình 5 năm trở lại đây; bất lợi về tỷ giá khiến dệt may Việt Nam giảm sức cạnh tranh trước các đối thủ; mất cân đối lao động, doanh nghiệp khu vực phía Nam vẫn thiếu lao động, trong khi khu vực này chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành.
Theo ông Trương Văn Cẩm, thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp dệt may đã có đơn hàng đến tháng 5/2022 nhưng chưa thể biết được tiếp theo sẽ ra sao vì phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch. Chính vì vậy, ông Trương Văn Cẩm đề nghị Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh tiêm vaccine vì đây là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi, phát triển trong điều kiện bình thường mới. Cùng với đó, ngành dệt may mong muốn Chính phủ sớm phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035” để ngành có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do...
Cùng quan điểm, ô Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Vinatex cho rằng, từ thực tiễn đứt gãy chuỗi cung ứng của ngành dệt may qua hai năm xảy ra dịch COVID-19, doanh nghiệp nhận thấy làm chủ nguyên liệu trong nước là “chìa khóa” giúp phát triển bền vững, chắc chắn hơn trong bối cảnh dịch bệnh còn kéo dài. Theo đó, Vinatex cùng các đơn vị thành viên tiếp tục đẩy mạnh phối hợp xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ sợi-dệt-nhuộm-may hướng tới trở thành “một điểm đến trọn gói cho khách hàng trong ngành dệt may thời trang”.
Năm 2021, Vinatex đã đưa vào hoạt động Nhà máy Sợi 3, Công ty Cổ phần Sợi Phú Bài với quy mô 32.000 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 6/2021; Nhà máy Sợi 2, Công ty Cổ phần Vinatex Phú Hưng với quy mô 22.800 cọc sợi, đi vào hoạt động từ tháng 10/2021. Đây là cơ sở để Vinatex chủ động nguồn nguyên liệu, nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu quy tắc xuất xứ của các hiệp định thương mại tự do.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng đã xây dựng mục tiêu xuất khẩu năm 2022 theo 3 kịch bản. Ở kịch bản 1, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát cơ bản vào quý I/2022, các doanh nghiệp tích cực nhất, phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu 42,5 - 43,5 tỷ USD; kịch bản 2, kim ngạch xuất khẩu dệt may trung bình đạt 40 - 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát giữa năm; kịch bản 3, trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu đạt mức thấp nhất 38 - 39 tỷ USD.
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Đồng Nai phê duyệt đầu tư hơn 18.000 ha đất phát triển dự án tại Nhơn Trạch, Long Thành và Biên Hòa
- ·Căn hộ đa sắc màu tại TP HCM
- ·Thiết thực làm theo lời Bác
- ·Soi kèo góc Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Tiềm ẩn rủi ro với 12,7 tỷ USD dư nợ tín dụng bất động sản ở TP HCM
- ·Savills: Chất lượng hạ tầng của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của ASEAN
- ·Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Nhận định, soi kèo Shillong Lajong Reserve vs Nongrim Hills, 15h30 ngày 6/1: Không hề ngon ăn
- ·Italy triệu Đại sứ Israel sau vụ tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ ở Liban
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Đề xuất thành lập cơ quan cấp quốc gia về lĩnh vực vui chơi có thưởng
- ·Bao nhiêu phần trăm doanh nghiệp sẽ có lãi để được hưởng chính sách giảm thuế?
- ·Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 36 sẽ bàn giải pháp phục hồi sau dịch
- ·Điện Biên thiệt hại gần 6 tỷ đồng do mưa lớn, gió lốc trong 2 ngày
- ·Gần 1.100 tác phẩm tham dự Giải Báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lần thứ tư
- ·Hanhomes Blue Star ngược dòng tăng giá, giữ ngôi đầu về khả năng thanh khoản
- ·Giá thuê đất công nghiệp ở đâu rẻ nhất?
- ·Người lao động có được quyền từ chối công việc được giao?
- ·Bạc Liêu chủ động thực hiện “nhiệm vụ kép”
- Sớm khắc phục những “cái bẫy” trên Tỉnh lộ 11B
- Phát biểu của Chủ tịch Fed tạo áp lực giảm lên thị trường dầu mỏ
- Cần quản chặt người bệnh tâm thần
- Khuyến khích nhân rộng mô hình kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn
- Đáp án mã đề 419 môn Tiếng Anh thi tốt nghiệp THPT 2021
- Tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 chạy thử vượt công suất tối đa
- Trường ĐH Đồng Nai có hiệu trưởng mới
- Hiệu quả từ đèn tín hiệu giao thông ở Phong Điền
- Gần 67 nghìn doanh nghiệp được khai sinh trong nửa đầu năm
- Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam