【du doan bong da keo nha cai】Ngành Tài chính hoàn thành toàn diện nhiệm vụ tài chính
Chi NSNN cũng được kiểm soát chặt chẽ,ànhTàichínhhoànthànhtoàndiệnnhiệmvụtàichídu doan bong da keo nha cai ước cả năm đạt 102,6% dự toán, trong đó các khoản chi thường xuyên, bám sát dự toán. Bội chi, kiểm soát trong phạm vi dự toán Quốc hội quyết định cả số tuyệt đối và tỷ lệ so với GDP (dự toán 3,7%GDP, ước thực hiện 3,67% GDP). Báo Hải quan lược ghi ý kiến đánh giá của lãnh đạo một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Tài chính để làm rõ hơn về kết quả công tác tài chính-NSNN năm 2018 và định hướng trong năm 2019.
Ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại: Tiếp tục kiểm soát chặt nợ công
Dưới sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, công tác quản lý, huy động, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ Chính phủ đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Thứ nhất, các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ được kiểm soát chặt chẽ trong giới hạn cho phép. Dự kiến tỷ lệ nợ công năm 2018 ở mức 61,4% GDP (mức trần là không quá 65%); nợ Chính phủ ở mức 52,1% GDP (mức trần là không quá 54%). Bước đầu kiềm chế tốc độ gia tăng quy mô nợ công, từ mức 18,4%/năm giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 10%/năm kể từ năm 2016 đến nay.
Thứ hai, hoàn thiện khung khổ pháp lý về nợ công. Để bảo đảm kịp thời thi hành Luật Quản lý nợ công 2017 có hiệu lực từ 1/7/2018, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn, tập trung vào việc quản lý chặt chẽ hạn mức nợ công; tăng cường quản lý huy động, sử dụng vốn vay nợ công; tăng cường công khai, minh bạch; gắn trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương với trách nhiệm sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay và trả nợ công...
Thứ ba, cơ cấu lại danh mục nợ công theo hướng tập trung huy động tại thị trường trong nước, kéo dài kỳ hạn, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn. Công tác trả nợ được tổ chức thực hiện chặt chẽ, đúng hạn theo cam kết, giữ uy tín của Chính phủ. Siết chặt điều kiện và hạn chế tối đa việc cấp bảo lãnh mới của Chính phủ cho các khoản vay. Đồng thời, tăng cường công tác thẩm định, thực hiện biện pháp giám sát, quản lý sử dụng vốn vay lại và vốn vay có bảo lãnh Chính phủ nhằm giảm thiểu rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng cho NSNN.
Việc kiểm soát chặt chẽ nợ công là một nhiệm vụ cần được tiếp tục tập trung triển khai trong thời gian tới. Giải pháp đặt ra là cần tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, nâng cao quản lý việc huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển; thực hiện vay nợ trong phạm vi kế hoạch được phê duyệt; kiểm soát chặt chẽ việc vay về cho vay lại và bảo lãnh Chính phủ...
Ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước: Tăng cường kỷ cương, kỷ luật ngân sách
Để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN năm nay, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt chủ trương chung của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, sửa đổi, bổ sung các chính sách đảm bảo phù hợp với thực tế, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, qua đó tạo nguồn thu vững chắc cho NSNN.
Gần cuối năm, nhận thấy những khó khăn, Bộ Tài chính đã tổ chức họp trực tuyến với các địa phương để bàn các giải pháp tăng cường công tác thu, chống thất thu, xử lý nợ đọng thuế, nhất là các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm thu,... Bộ trưởng Bộ Tài chính cũng đã ban hành Chỉ thị 04/CT-BTC về tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế để giảm nợ đọng ngành Thuế quản lý; trong đó đề ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế.
Trong chỉ đạo điều hành, Bộ Tài chính cũng đã trình Chính phủ trình Quốc hội yêu cầu các địa phương phấn đấu thu vượt dự toán để có nguồn đảm bảo cân đối ngân sách địa phương; trường hợp dự kiến thu không đạt dự toán phải chủ động sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN. Đồng thời, chủ động sử dụng các nguồn lực để đảm bảo. Đây cũng là động lực để các địa phương nỗ lực phấn đấu tăng thu để có nguồn đảm bảo các nhiệm vụ chi theo dự toán.
Chi NSNN đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định và đáp ứng các nhiệm vụ đặt ra. Tái cơ cấu chi NSNN thời gian qua đã thực hiện tích cực và bước đầu đạt được các kết quả nhất định như giảm tỷ trọng chi thường xuyên thực hiện xuống 63% (mục tiêu là dưới 64%), tăng tỷ trọng chi đầu tư thực hiện lên 26-27% (mục tiêu là 25-26%) trong khi vẫn điều chỉnh tiền lương bình quân 7%/năm, cùng với triển khai chính sách an sinh xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng,...
Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp: Minh bạch trách nhiệm trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước
Cho đến nay, hệ thống văn bản pháp luật về tái cơ cấu DNNN cơ bản đã được ban hành khá đầy đủ với những giải pháp mạnh, đảm bảo đúng quy định, theo nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch. Tuy vậy, tiến độ thực hiện còn rất chậm.
Hết tháng 11/2018, có 12 DN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Nếu không có giải pháp mạnh, quyết liệt thì kế hoạch đặt ra cho cả giai đoạn 2016 - 2020 sẽ khó hoàn thành.
Cũng trong 11 tháng năm 2018, các DN đã thoái được 5.067 tỷ đồng, thu về 10.499 tỷ đồng. Việc thoái vốn còn khiêm tốn so với kế hoạch đề ra trong khi danh mục bàn giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) để đơn vị này thực hiện thoái vốn đều đạt kết quả tốt, ví dụ các thương vụ của nhựa Bình Minh, Vinamilk...
Về đăng ký, giao dịch niêm yết trên thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán đang tiến hành rà soát lại 231 DN, trong đó chỉ ra có hơn 150 DN đã tiến hành tổ chức lại và đăng kí giao dịch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Sau rà soát sẽ công bố tên DN, cơ quan đại diện chủ sở hữu của DN chậm trong niêm yết, đăng kí giao dịch trên sàn chứng khoán.
Giải pháp đưa ra thời gian tới là phải kiên định theo đường lối, định hướng đổi mới mà Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 5 khóa XII đưa ra là thu hẹp DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN. Nhà nước chỉ nắm giữ những lĩnh vực then chốt, trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn cần đảm bảo công khai, minh bạch, hạn chế lợi ích nhóm, việc tiêu cực.
Về cơ chế chính sách cần tiếp tục hoàn thiện. Đối với các Luật ban hành giai đoạn trước chưa phù hợp hiện tại, còn mâu thuẫn hay nội dung chồng chéo cần rà soát lại nhằm đảm bảo các Luật có nội dung phù hợp, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của DN. Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty khẩn trương xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành Quyết định phê duyệt phương án cơ cấu lại các DNNN trực thuộc.
Trong danh mục thoái vốn, giai đoạn 2016 - 2018, những DN chưa thực hiện được cần kiên quyết bàn giao ngay về SCIC. Trong giai đoạn 2019 - 2020, nếu các đơn vị, bộ, ngành không có khả năng thực hiện được thì điều chỉnh, bàn giao sớm về SCIC. Trong trường hợp làm cần nói rõ tiến độ, kế hoạch, trách nhiệm. Nên công bố công khai những đơn vị, địa phương chậm bàn giao để các đơn vị giải trình, chịu trách nhiệm.
Về công tác thanh, kiểm tra, cần tiếp tục tăng cường xử lý vấn đề quản lý vốn, tài sản. Bên cạnh đó bổ sung nội dung thanh tra về trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn. Qua đó biểu dương người làm tốt cũng như phê bình, xử lý người thực hiện chưa tốt.
Cuối cùng, việc công khai, minh bạch rất quan trọng, thể hiện trong tổ chức thực hiện, trách nhiệm người đứng đầu cần được tăng cường. Đặt luôn lộ trình hàng tháng, quý, Chính phủ hoặc các bộ được giao sẽ công bố công khai các đơn vị chậm, không hoàn thành nhiệm vụ để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Đại biểu Quốc hội, người dân rõ...
Bà Phan Thị Thu Hiền, Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tín dụng: Phát triển trái phiếu Chính phủ thành kênh huy động vốn cơ bản
Thời gian qua, trái phiếu Chính phủ ngày càng trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của nền kinh tế. Nhìn lại có thể thấy nhiều kết quả khả quan. 11 tháng năm 2018 đã thực hiện phát hành 148,7 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, đáp ứng đủ nguồn để bù đắp bội chi và trả nợ gốc tiền vay của ngân sách trung ương theo dự toán.
Cơ sở nhà đầu tư trên thị trường trái phiếu Chính phủ có sự thay đổi căn bản theo hướng mở rộng, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, giảm mạnh tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại. Cuối năm 2018, tỷ lệ nắm giữ của các ngân hàng thương mại là trên 51% (giảm mạnh so với mức khoảng 79,7% năm 2014); danh mục còn lại do các nhà đầu tư là Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, các công ty bảo hiểm, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư khác nắm giữ.
Về việc đa dạng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, thúc đẩy giao dịch trên thị trường thứ cấp trái phiếu Chính phủ, bên cạnh sản phẩm trái phiếu truyền thống với lãi suất cố định đã phát triển sản phẩm trái phiếu không trả lãi định kỳ, trái phiếu có kỳ trả lãi linh hoạt. Đồng thời, đã phát hành đa dạng các kỳ hạn từ 5 năm đến 30 năm để hình thành đường cong lãi suất chuẩn trên thị trường trái phiếu. Sự đa dạng này giúp quy mô giao dịch trên thị trường thứ cấp tăng lên mức khoảng 10.000 tỷ đồng/phiên trong năm 2018, tăng mạnh so với mức khoảng 1.000 – 2.000 tỷ đồng/phiên trong giai đoạn từ 2011 – 2013.
Kỳ hạn bình quân của danh mục nợ đã được kéo dài từ mức 2,38 năm vào cuối năm 2013 lên mức 6,73 năm vào thời điểm hiện nay, vừa đáp ứng nhu cầu đầu tư của các quỹ bảo hiểm, vừa giúp kéo dài kỳ hạn bình quân của danh mục nợ trái phiếu Chính phủ, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và tăng tính bền vững nợ công. Bên cạnh đó, căn cứ tình hình thị trường, Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ để từng bước tái cơ cấu các loại trái phiếu có lãi suất phát hành cao trong thời gian trước đây, tái cơ cấu các loại trái phiếu có kỳ hạn ngắn thành các loại có kỳ hạn dài hơn thông qua các nghiệp vụ mua lại, hoán đổi trên thị trường.
Về định hướng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1191/QĐ-TTg phê duyệt lộ trình phát triển thị trường trái phiếu đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, trong đó đặt mục tiêu phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ thành kênh huy động vốn cơ bản cho NSNN và trở thành thị trường chuẩn để phát triển thị trường tài chính. Bộ Tài chính cũng đã sẵn sàng các giải pháp để hoàn thành mục tiêu này.
Ông Bùi Văn Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế: Năm thứ 2 thu ngân sách ngành Thuế đạt trên 1 triệu tỷ đồng
Năm 2018, cơ quan Thuế các cấp đã tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp chống thất thu NSNN, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, tích cực triển khai các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ đọng, tăng cường hỗ trợ, giải quyết khó khăn của người nộp thuế gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tính đến hết tháng 11/2018, số thu ngân sách của ngành Thuế ước đạt gần 1 triệu tỷ đồng, bằng hơn 93% so với dự toán. Đạt được kết quả thu nêu trên là do trong năm 2018 Tổng cục Thuế đã bám sát chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính. Năm 2018, ngành Thuế hoàn toàn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách mà Quốc hội, Chính phủ và Bộ Tài chính đã giao.
Cũng tính đến thời điểm 30/11/2018, cơ quan Thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc thu nợ tại thời điểm 31/12/2017 ước đạt 28.111 tỷ đồng, bằng 67% nợ có khả năng thu tại thời điểm 31/12/2017.
Năm qua, ngành Thuế cũng đã cập nhật thường xuyên các chính sách thuế mới, đăng tải các văn bản hướng dẫn về thuế và các hoạt động của ngành Thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng. Cùng với đó tập trung tuyên truyền về các vấn đề phát sinh trên các kênh truyền thông, báo đài; cơ quan Thuế các cấp tổ chức nhiều hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp trên địa bàn để ghi nhận và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, dự thảo Luật Quản lý Thuế (sửa đổi) đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo tại Hội trường, được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ và đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính có ý kiến giải trình, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội. Các nội dung tại dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) ghi nhận được nhiều ý kiến phản hồi tích cực.
Cũng trong năm 2018, ngành Thuế đã liên tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa hệ thống thuế với các ứng dụng: khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử, hoàn thuế điện tử, hóa đơn điện tử. Ngành Thuế cũng đã và đang triển khai đúng tiến độ các đề án điện tử như dịch vụ nộp thuế đối với đất đai, hộ cá nhân điện tử; thí điểm về khai, nộp lệ phí trước bạ điện tử đối với ô tô, xe máy; thí điểm khai thuế điện tử đối với hoạt động cho thuê nhà; thí điểm nộp thuế điện tử đối với cá nhân kinh doanh thông qua tổ chức nhận ủy nhiệm thu thuế.
Nối tiếp những kết quả đã đạt được của năm 2018, bước sang năm 2019, toàn ngành Thuế sẽ tập trung, phấn đấu quyết liệt để hoàn thành vượt mức cao nhất nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước bằng những nhóm mục tiêu, giải pháp cụ thể, gắn trách nhiệm đến từng cơ quan, đơn vị. Đồng thời triển thực hiện kịp thời, có hiệu quả các biện pháp chỉ đạo của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu ổn định kinh tế vĩ mô, quyết liệt cải cách hành chính, khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, Tổng cục Thuế sẽ tiếp tục đẩy mạnh tiến trình cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế, tiếp tục rà soát, cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo thuận lợi tối đa cho người nộp thuế và doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng Giám đốc Kho bạc nhà nước: Kiểm soát chi hơn 80% dự toán
Trong năm vừa qua, toàn hệ thống KBNN đã tập trung nguồn lực và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng và triển khai các đề án, chính sách quan trọng như: Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN; Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát chi ngân sách nhà nước; Triển khai dịch vụ công trực tuyến KBNN; Triển khai đề án thanh toán không dùng tiền mặt; Đề án Tổng kế toán nhà nước...
Trong công tác quản lý quỹ ngân sách nhà nước, bám sát dự toán thu ngân sách nhà nước, hệ thống KBNN từ Trung ương đến địa phương đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu đồng cấp thực hiện quyết liệt có hiệu quả các giải pháp, biện pháp theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và chính quyền địa phương trong công tác tổ chức thu ngân sách nhà nước. Cùng với đó KBNN cũng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người nộp thuế để tập trung nhanh, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu cho các cấp ngân sách. Tính đến hết ngày 17/12/2018, thu ngân sách nhà nước qua hệ thống KBNN đạt 1.406.136 tỷ đồng, trong đó thu trong cân đối đạt 1.278.753 tỷ đồng. Số thu này đã bằng 96,93 % so với dự toán năm.
Trong công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước, KBNN đã chủ động phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ, đúng chế độ và trong phạm vi dự toán được giao. Đối với chi thường xuyên, cũng đến thời điểm 17/12/2018, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát chi đạt 785.160 tỷ đồng (bằng 80,4% dự toán). Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên, các đơn vị KBNN đã phát hiện và yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán 12.900 khoản chi chưa đủ thủ tục theo quy định, số tiền thực hiện từ chối thanh toán là 36,8 tỷ đồng.
Cùng với đó, đối với kiểm soát chi đầu tư, cũng tại thời điểm này, giải ngân qua hệ thống KBNN đạt 244.973 tỷ đồng (bằng 62,8% so với kế hoạch vốn năm). Thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công, hệ thống đã từ chối thanh toán 59,5 tỷ đồng.
Bước sang năm 2019, để tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020, hệ thống KBNN sẽ tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm nêu gương và trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4; tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy gắn với hiện đại hóa công nghệ quản lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống KBNN. Đồng thời tập trung nguồn lực hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 và khẩn trương nghiên cứu, xây dựng định hướng phát triển KBNN giai đoạn 2021-2030.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vật liệu nổ công nghiệp
- ·Triển khai Nghị quyết 19: Ngang trái chuyện cà phê sữa cũng phải bóc vỏ 'kiểm dịch'
- ·Kinh tế Việt Nam 2019 được dự báo có thể tăng hơn 7%
- ·Ngôi nhà và gỗ quý của ông trùm ma túy ở Lóng Luông xử lý thế nào?
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Diễn biến mới 5 vụ tai nạn tàu hỏa liên tiếp: Cục trưởng Đường sắt nhận phê bình
- ·Bỏ sổ hộ khẩu giấy: ‘Người dân sẽ được đối xử công bằng hơn’
- ·Quảng Ninh: Huy động lực lượng tìm kiếm thuyền viên mất tích trên biển
- ·Tài xế xe chở cát liều lĩnh tông vào xe CSGT khi bị lập biên bản
- ·Mưa lũ ở Yên Bái: 26 người chết, mất tích và bị thương, nhiều nơi bị chia cắt
- ·Thời tiết Hà Nội 22/8: Nắng oi trước khi đón tiếp đợt mưa lớn
- ·Bảo vệ môi trường phải trở thành một nét văn hoá
- ·Các trường đại học dự kiến điểm chuẩn chỉ từ 18
- ·Phát phiếu khảo sát vụ 231 cái tát: Hiệu trưởng kém trong khả năng quản lý
- ·Mời chuyên gia quốc tế tham vấn phương án làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
- ·Thêm nghi vấn 46 thí sinh có điểm số chênh lệch bất thường ở Hà Giang
- ·58% doanh nghiệp vẫn phải xin 'giấy phép con'
- ·Đánh mạnh nạn buôn lậu hàng điện tử dịp Tết Nguyên Đán 2019
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Bộ GTVT chưa nhận được báo cáo của Vietnam Airlines về nghi vấn tiêu cực trong đào tạo bay