【hang 2 mexico】Giải quyết bức xúc của ngành y dưới góc độ cơ chế tài chính
Tình trạng bệnh viện tuyến trung ương luôn quá tải,ảiquyếtbứcxúccủangànhydướigócđộcơchếtàichíhang 2 mexico trong khi các bệnh viện tuyến dưới lại hầu như "thất nghiệp"; các bệnh viện không mặn mà với bệnh nhân thuộc diện bảo hiểm y tế; cơ sở vật chất các bệnh viện xuống cấp nhanh chóng... Đâu là nguyên nhân và giải pháp cho các vấn đề trên từ góc độ cơ chế tài chính?
Vướng về cơ chế
Phân tích về tình hình thực hiện cơ chế quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính Hành chính sự nghiệp (Bộ Tài chính) Đỗ Thị Thúy Hằng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số văn bản để đổi mới hoạt động và cơ chế quản lý tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung, trong đó có đơn vị sự nghiệp y tế nói riêng.
Do được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính nên nhiều cơ sở y tế công lập đã củng cố tổ chức bộ máy, biên chế; sắp xếp, bố trí nhân lực một cách hợp lý; nguồn tài chính được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả...
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn Nam Liên, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính (Bộ Y tế), việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm hiện nay mới chỉ phát huy tác dụng trong một số đơn vị đã được Nhà nước đầu tư trang bị tương đối đầy đủ, cán bộ y tế có chuyên môn cao, ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội phát triển, nhưng chưa thực sự phát huy được sức mạnh của đội ngũ khoảng 300.000 cán bộ y tế trong toàn quốc.
Chỉ tính riêng bệnh viện công lập trong hệ thống y tế ở Việt Nam, đến cuối năm 2010 cả nước có 1.148 bệnh viện với 191.020 giường bệnh, hàng năm có 120.000 lượt người khám ngoại trú, 10 triệu lượt khám nội trú; 4 bệnh viện được xếp hạng đặc biệt. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện có 3.000 dịch vụ y tế đang được thực hiện, trong đó có khoảng 350 dịch vụ được ban hành khung giá từ năm 1995 và 2.650 dịch vụ được ban hành khung giá từ tháng 1-2006 đến nay vẫn chưa có sự điều chỉnh và thay đổi so với mặt bằng giá chung của xã hội. |
Cụ thể hơn, về cơ chế quản lý tài chính đối với các cơ sở y tế công lập, nhiều ý kiến cho rằng, cơ chế hoạt động của hệ thống y tế còn chậm đổi mới, chưa phù hợp với quy luật cung cầu, quy luật giá trị của nền kinh tế thị trường; chất lượng dịch vụ y tế đã được cải thiện nhưng chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội.
Dưới góc độ là cơ quan quản lý ngân sách, bà Đỗ Thị Thúy Hằng cho rằng, nguồn tài chính từ NSNN có xu hướng tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng còn thấp nên chưa đáp ứng được các yêu cầu chi tiêu cơ bản; phân bổ ngân sách chủ yếu vẫn theo các yếu tố đầu vào, chưa tính đến kết quả đầu ra và chất lượng dịch vụ nên hiệu quả sử dụng ngân sách chưa cao.
Bà Hằng cũng cho biết thêm, chính sách viện phí hiện nay đối với các cơ sở y tế công lập chậm sửa đổi theo hướng tính đúng và thu đủ chi phí nên mức thu thấp, không đảm bảo cân đối thu chi và hoạt động thường xuyên của đơn vị... dẫn đến người bệnh không được hưởng chất lượng dịch vụ y tế đầy đủ.
Đó là chưa kể đến nguồn chi trả tiền lương cho cán bộ y tế phần lớn do NSNN bảo đảm mà chưa kết cấu trong giá dịch vụ y tế, chưa phù hợp với nhiệm vụ đặc thù của nghề y.
Cơ cấu lại nguồn chi
Hầu hết các đại biểu tham dự Hội thảo đều cho rằng, việc trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện cho các cơ sở y tế công lập và định hướng đúng, phù hợp nhằm thúc đẩy các đơn vị mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn kỹ thuật và quy hoạch của ngành Y tế. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính các cơ sở này nhằm phát huy quyền tự chủ của các đơn vị trong việc sử dụng các nguồn lực, trao quyền kiểm soát đáng kể trong việc sử dụng nguồn tài chính.
Tuy nhiên do tính đặc thù riêng, đòi hỏi phải có sự đổi mới của Nhà nước trong việc cung cấp dịch vụ công, trong quản lý biên chế và quản lý tài chính tại các đơn vị này.
Quan trọng hơn, có ý kiến đề nghị cần cơ cấu lại nguồn chi NSNN đối với sự nghiệp y tế phù hợp với cơ chế mới. Trong đó, Nhà nước tiếp tục ưu tiên đầu tư cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của NSNN. Chuyển cơ chế cấp kinh phí trực tiếp cho các cơ sở y tế công lập sang hình thức hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng thông qua hình thức Nhà nước bảo đảm kinh phí mua thẻ Bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách.
Ngoài ra, cần xây dựng lộ trình giá dịch vụ y tế trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí phục vụ người bệnh. Đồng tình với quan điểm này, PGS.TS Đặng Văn Du, Trưởng khoa Tài chính công, Học viện Tài chính cho rằng, giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy cạnh tranh là đưa về một mặt bằng giá. Và giá này phải tính đúng, tính đủ các chi phí khám, chữa bệnh.
Theo PGS.TS Đặng Văn Du, công luận sẽ có phản ứng dữ dội trước quan điểm này, nhưng vẫn cần phải thực hiện. Và để "yên dân", Nhà nước phải xây dựng và lựa chọn cách thức phân bổ ngân sách cho y tế một cách hợp lý. Thay bằng việc chúng ta cứ lập, duyệt kinh phí như hiện nay sang phân bổ ngân sách theo kết quả. Qua đó, buộc các cơ sở khám chữa bệnh công lập phải thay đổi cách tổ chức hoạt động để có thể đứng vững trong cơ chế cạnh tranh.
Mặc dù, những giải pháp trên vẫn dừng ở ý tưởng, nhưng đó là những gợi mở ban đầu quan trọng cho quá trình tiếp sau. Việc đổi mới cơ bản và toàn diện từ chính sách đến cơ chế tài chính là khâu đột phá, có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực và hiệu quả của hoạt động y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững
- ·Nâng cao sức cạnh tranh ngành thực phẩm thông qua tiêu chuẩn và thương hiệu
- ·Ứng dụng công nghệ 4.0 để giải quyết những hạn chế của nông nghiệp Việt Nam
- ·Vì lý do gì mà dự án Đức Long Golden Land ở TP.HCM bị thanh tra toàn diện?
- ·Diễn tiến điều tra vụ bắt cóc bé gái 2 tuổi ở Hà Nội khi nghi phạm đã chết
- ·Tập đoàn NIDEC rót vốn 'khủng' vào Khu CNC Hòa Lạc
- ·Cường đô la 'dứt áo' ra đi, công ty ‘bay’ hơn 400 tỷ giữa cơn nợ đầm đìa
- ·Internet toàn cầu có thể gián đoạn trong 48 giờ: Không có gì đáng ngại!
- ·Nhận định, soi kèo U19 Thừa Thiên Huế vs U19 Quảng Nam, 13h15 ngày 7/1: Lịch sử gọi tên
- ·Dự án Tokyo Tower bị siết nợ, PVcombank hé mở về thời gian bàn giao nhà
- ·Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- ·Chủ tịch Phan Đức Tú trở thành người đại diện pháp luật của BIDV
- ·Mỹ phẩm cao cấp Queenie
- ·Lô đất giá 2 tỷ, người mua phải gánh 600 triệu 'phí dịch vụ'
- ·Công an HN họp báo vụ bé 7 tuổi bị bắt cóc: Đối tượng mang sẵn biển số giả, súng
- ·‘Phát hoảng’ với số dự án treo trên ‘đất vàng’ tại Hà Nội
- ·Vì sao VEC 'đi ngược' lại cáo buộc 'bán gói thầu A5' của Bộ GTVT?
- ·Nhà đại gia vàng giàu có bậc nhất VN: Vợ tài sản nghìn tỷ, chồng bị khởi tố loạt án mới
- ·Cục Thuế Quảng Nam thu hồi hơn 5.000 tỷ đồng nợ thuế trong năm 2024
- ·Khắc phục lỗi 'ôi hỏng' trên Google Chrome, Cốc Cốc đơn giản