会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【7m ti so】Gian nan tiêu thụ tro xỉ nhiệt điện!

【7m ti so】Gian nan tiêu thụ tro xỉ nhiệt điện

时间:2025-01-11 10:58:12 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:983次
Lượng tro,êuthụtroxỉnhiệtđiệ7m ti so xỉ, phát sinh từ các nhà máy điện than năm 2018 khoảng 13 triệu tấn, nhưng mới chỉ tiêu thụ được 5,4 triệu tấn

Với những quan ngại và đề xuất việc hạn chế phát triển các nhà máy nhiệt điện than do tác động tới môi trường sống của người dân từ khói thải, chất thải, tro xỉ... Bộ Công Thương đã đưa ra những con số khá chi tiết về câu chuyện giải quyết tro xỉ nhiệt điện thời gian qua.

Số liệu thống kê mới nhất, hiện nay, Việt Nam có 28 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành, với tổng công suất khoảng 18.000 MW, có tỷ trọng khoảng 39% trong cơ cấu nguồn điện.

Dù vậy, công tác xử lý, tiêu thụ tro xỉ vẫn là một câu chuyện không dễ. Trong năm 2018, lượng tro, xỉ, phát sinh từ các nhà máy điện than khoảng 13 triệu tấn. Lượng tro, xỉ tiêu thụ đạt khoảng 5,4 triệu tấn, chiếm khoảng 41% lượng phát thải. Tro xỉ hiện nay chủ yếu sử dụng để làm nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy sản xuất xi măng, nguyên liệu sản xuất gạch không nung, phụ gia bê tông.

Để giải quyết vấn đề tiêu thụ tro xỉ của nhà máy nhiệt điện, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 và Quyết định 452/QĐ-TTg ngày 12/04/2017 về việc thúc đẩy việc xử lý, sử dụng tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện làm nguyên vật liệu xây dựng.

Thêm đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2056/QĐ-BCT ban hành mẫu Đề án xử lý, tiêu thụ tro xỉ thạch cao. Theo đó các nhà máy đang hoạt động phải lập đề án và phê duyệt trước ngày 31/12/2018; các nhà máy đang xây dựng phải lập Đề án và phê duyệt trước khi đưa vào vận hành thương mại; các nhà máy đang chuẩn bị đầu tưphải lập Đề án trình phê duyệt cùng với Dự ánđầu tư.

Nhưng, để bán tro xỉ cho ngành xi măng cũng không dễ. Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), nhà sản xuất xi măng quy mô 30 triệu tấn/năm cho biết, tro xỉ cho sản xuất xi măng cần phải có tiêu chuẩn và phải đáp ứng được yêu cầu từ các nhà mua hàng thì các doanh nghiệptrong Vicem mới dám mua để làm nguyên liệu.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII), tổng công suất đặt của hệ thống năm 2030 khoảng 129.500 MW. Trong đó thủy điện chiếm gần 16,9%, nhiệt điện than khoảng 42,6%, nhiệt điện khí khoảng 14,7%, tỷ lệ của thủy điện nhỏ và năng lượng tái tạo khoảng 21%, nhập khẩu điện khoảng 1,2%..

Nhu cầu điện thương phẩm năm 2030 là trên 500 tỷ kWh (gấp gần 3 lần năm 2018), có thể thấy rằng việc đảm bảo đủ điện là sức ép lớn trong đầu tư nguồn (và lưới) điện.

Như vậy, trong giai đoạn đến năm 2030 và các năm sau, nguồn nhiệt điện than chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn điện (chiếm khoảng 42,6% công suất và sản xuất khoảng 53% điện năng toàn hệ thống), và đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp điện cho phát triển kinh tếxã hội. Về chi phí đầu tư và giá điện than: ở mức chấp nhận được (cao hơn thủy điện nhưng thấp hơn điện khí và năng lượng tái tạo).

Với bối cảnh áp lực lớn về nguồn cung điện, Bộ Công Thương khẳng định, việc phát triển các nguồn điện than trong thời gian tới là cần thiết nhằm đảm bảo cung cấp đủ điện cho phát triển, giá điện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và thu nhập người dân.

Dự kiến trong giai đoạn tới, mỗi năm hệ thống cần bổ sung 8.000 MW đến 10.000 MW thì nhiệt điện than cần bổ sung từ 3.200 MW đến 4.500 MW.

Tuy nhiên để phát triển các dự án nhiệt điện than cần lựa chọn công nghệ hiện đại (hiệu suất cao, phát thải thấp) và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, có các giải pháp để đảm bảo yêu cầu về an toàn môi trường đáp ứng quy định. Đồng thời, các Bộ ngành, cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và yêu cầu chủ đầu tư các nhà máy nhiệt điện than thực hiện nghiêm các quy định pháp luật để đảm bảo an toàn môi trường.

Băn khoăn về phát triển nhiệt điện than tại Việt Nam, tại lễ công bố Báo cáo triển vọng năng lượng Việt Nam 2019 vừa diễn ra tại Hà Nội, ông Jakon Stenby Lundsager, Cố vấn dài hạn chương trình hợp tác Đối tác năng lượng Việt Nam - Đan Mạch cho rằng, phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, nhiệt điện khí có thể góp phần đảo ngược xu hướng tiêu thụ than ở Việt Nam. Bởi vậy, Việt Nam nên sớm dừng đầu tư Nhiệt điện than.

Theo ông Jakob, tiêu thụ điện than đang tăng nhanh chóng ở Việt Nam và sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2020 - 2030. Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu thuần than kể từ năm 2015 và xu hướng này ngày càng tăng. Trong 10 năm tới, lượng nhập khẩu nhiên liệu than cho các nhà máy nhiệt điện sẽ tăng gấp 3 và sẽ tăng gấp 8 lần hiện nay vào năm 2050. Điều này cho thấy, 3/4 tiêu thụ than của Việt Nam là từ nguồn nhập khẩu. 

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
  • Thái Nguyên: Huyện Định Hóa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới
  • Hoàn thiện thể chế để chuyển đổi nền kinh tế
  • Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong phát triển kinh tế tư nhân
  • Bắt trăn dài 4m đang nuốt dê của dân
  • Kiện toàn Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia
  • 4 lý do khiến Thạch Thu Thảo rớt Top 12 Miss Earth
  • Netizen bức xúc khi Phương Anh bất ngờ out top 15 Miss International
推荐内容
  • Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
  • Cha đẻ Lava walk căn dặn Ngọc Châu: 'Chúng ta không phải người Latin'
  • Hé lộ khoảnh khắc Phương Anh 'nghe nhầm' được lọt Top 15 MI 2022
  • Hoạt động dịch vụ lưu trữ vẫn là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
  • Cuốn nhật ký bằng thơ kể lại cuộc đời nhiều biến động
  • Thùy Tiên 'chiếm lĩnh' Top 5 người có sức ảnh hưởng suốt nhiều tháng