【kq bd anh hom nay】Đến năm 2030, Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 830 km đường bộ cao tốc
Tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. |
TheĐếnnămĐồngbằngsôngCửuLongcókhoảngkmđườngbộcaotốkq bd anh hom nayo Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/2/2022, đối với phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùng ĐBSCL, mục tiêu đề ra là đến năm 2030, đầu tưxây dựng mới và nâng cấp khoảng 830 km đường bộ cao tốc; khoảng 400 km đường quốc lộ; 4 cảng hàng không; 13 cảng biển, 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.
Theo Quy hoạch, phương hướng phát triển mạng lưới giao thông ĐBSCL, về đường bộ, hệ thống đường bộ cao tốc trong Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 có tổng chiều dài khoảng 1.166 km, bao gồm 3 trục dọc kết nối các tỉnh, thành phố trong vùng với vùng Đông Nam Bộ và 3 trục ngang nhằm tăng cường kết nối với hệ thống cảng biển trong vùng với các cửa khẩu quốc tế.
Cụ thể, các trục dọc gồm: Tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (đoạn TP.HCM - Cần Thơ - Cà Mau) dài khoảng 245 km, quy mô 4 - 6 làn xe; tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đoạn Đức Hòa - Rạch Sỏi) dài khoảng 180 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc TP.HCM - Tiền Giang - Bến Tre - Trà Vinh - Sóc Trăng dài khoảng 150 km, quy mô 4 làn xe.
Các trục ngang gồm: Tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài khoảng 191 km, quy mô 6 làn xe; tuyến cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dài khoảng 212 km, quy mô 4 làn xe; tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh dài khoảng 188 km, quy mô 4 làn xe.
Đối với hệ thống quốc lộ, tập trung nâng cấp, cải tạo hệ thống quốc lộ chính yếu, đặc biệt ưu tiên một số tuyến quốc lộ kết nối với các địa phương chưa có đường cao tốc, bao gồm các Quốc lộ: N1, 1, 50, 60, 61C, 62, 30, 80, 91, 63, đường Nam sông Hậu, đường Quản Lộ với tổng chiều dài dự kiến khoảng 1.815 km; quy mô theo quy hoạch (cấp IV- II, 2-6 làn xe); duy trì khai thác ổn định các tuyến quốc lộ thứ yếu với tổng chiều dài khoảng 2.351 km (cấp IV- II, 2- 4 làn xe).
Đối với tuyến đường bộ ven biển, do địa phương đầu tư đảm bảo phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; dự kiến tuyến đi qua các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang với tổng chiều dài khoảng 788 km.
Đối với các tuyến đường liên tỉnh, phát triển một số trục kết nối đến các đầu mối vận tải lớn, các khu công nghiệp, thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các tỉnh trong vùng gồm: Tuyến Khánh Bình - Chợ Mới (An Giang) - Lấp Vò (Đồng Tháp) dài khoảng 85 km; tuyến An Giang - Kiên Giang - Hậu Giang từ Quốc lộ N1 đến Quốc lộ 61C dài khoảng 130 km; Tuyến Tiền Giang - Long An - kết nối vào Quốc lộ 50 về TP.HCM dài khoảng 30 km; tuyến Sa Đéc (Đồng Tháp) - Ô Môn (Cần Thơ) - Giồng Riềng (Kiên Giang) dài khoảng 77 km.
Về hàng hải, hệ thống cảng biển trong Vùng đến năm 2030 đáp ứng nhu cầu hàng hóa từ 64 - 80 triệu tấn (hàng container từ 0,6 - 0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1 - 6,2 triệu lượt; đến năm 2050 đáp ứng nhu cầu hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,5 - 6,1%; hành khách tăng trưởng bình quân 1,1 - 1,25%.
Cảng biển loại I bao gồm: Cảng Cần Thơ, Trà Vinh, Long An. Cảng biển loại II gồm: Cảng biển Đồng Tháp, Hậu Giang. Cảng biển loại III gồm: Cảng biển Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Khu bến Trần Đề (cảng biển Sóc Trăng) định hướng quy hoạch tiềm năng thành cảng biển đặc biệt, đảm nhận vai trò cảng cửa ngõ vùng ĐBSCL. Bến cảng Hòn Khoai (tại đảo Hòn Khoai) định hướng thành bến cảng tổng hợp tiềm năng phát triển có điều kiện phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.
Về đường sắt, mạng lưới đường sắt trong vùng ĐBSCL giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm 1 tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ chiều dài khoảng 174 km, khổ đường 1.435 mm.
Về hàng không, Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc đóng vai trò cảng hàng không phục vụ khách du lịch quốc tế và trong nước. Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ là trung tâm đầu mối phát triển logistics hàng không của vùng. Cảng hàng không Rạch Giá và Cà Mau, ngoài vai trò là cảng hàng không nội địa, còn đóng vai trò là trung tâm đào tạo, huấn luyện bay.
Quy mô đến năm 2030, Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ cấp 4E, công suất 7 triệu lượt hành khách/năm; Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc cấp 4E, công suất 10 triệu lượt hành khách/năm; Cảng hàng không Rạch Giá cấp 4C, công suất 0,5 triệu lượt hành khách/năm; Cảng hàng không Cà Mau cấp 4C, công suất 1 triệu lượt hành khách/năm.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Đảm bảo an toàn tại các điểm du lịch suối, thác
- ·Malaysia tổ chức hàng trăm hoạt động quảng bá tại nước ngoài
- ·Sáng ngày 10/7, cả nước có 598 ca mắc Covid
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Ngày 13/7, Việt Nam ghi nhận 2.301 ca mắc Covid
- ·Nghị quyết năm 2020 tiếp tục tinh thần ngắn gọn, trọng tâm, trọng điểm
- ·Chỉ số kiểm soát tham nhũng trong khu vực công được cải thiện mạnh mẽ
- ·Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Khảo sát, trải nghiệm du lịch tại huyện đảo Lý Sơn
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Nhiều hoạt động quảng bá, xúc tiến Khu Du lịch quốc gia Mộc Châu
- ·Khám phá nội thất tàu chất lượng cao TP. Hồ Chí Minh – Đà Nẵng
- ·Khách du lịch đến Đà Nẵng đông nhưng không cao như kỳ vọng
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Hà Nội không còn HĐND phường từ tháng 7/2021
- ·Ông Nguyễn Xuân Phúc được giới thiệu để bầu Chủ tịch nước
- ·Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ kiểm tra công tác bầu cử tại Quảng Ninh
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Công bố quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Đà Nẵng