【bayern munich vs union berlin】Dân Thủ đô ùn ùn mua hàng tích trữ: Không nên lo thiếu hàng hóa thiết yếu
Người dân ùn ùn kéo đi mua hàng khiến nhiều siêu thị...thất thủ
Đêm ngày 6/3,ânThủđôùnùnmuahàngtíchtrữKhôngnênlothiếuhànghóathiếtyếbayern munich vs union berlin Hà Nội chính thức thông tin về việc 1 người đi từ nước ngoài về có xét nghiệm dương tính với Covid-19, hiện đã và đang được điều trị, cách ly tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2 cùng cả gia đình và người thân.
Trước những thông tin đó, ngay trong sáng nay, 7/3, người dân Thủ đô đã đổ xô ra chợ, siêu thị, trung tâm thương mại để mua hàng hóa tích trữ. Sức mua tăng đột biến chỉ sau một đêm khiến nhiều nơi đã "cháy hàng".
Siêu thị MM Mega Market Thăng Long (Phạm Văn Đồng) chật cứng người |
Nhiều người dân phản ánh, 6 giờ sáng các cửa hàng thịt ở chợ đã hết hàng |
Các loại thực phẩm như gạo, mỳ ăn liền, thịt đông lạnh, trứng hay giấy vệ sinh, nước giặt... là những mặt hàng được nhiều người dân lựa chọn tích trữ.
Giống như các siêu thị khác, tại MM Mega Market Hà Đông, người mua hàng phải chờ hàng tiếng đồng hồ mới đến lượt thanh toán |
Chia sẻ với phóng viên TBTCO, chị Nguyễn Minh Nguyệt (Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, việc Hà Nội công bố ca nhiễm Covid-19 đã khiến cho người dân rất lo lắng, bởi bệnh nhân này giấu kín tình trạng sức khoẻ nhiều ngày và có thể đã tiếp xúc khá nhiều người. Rất nhiều người dân Hà Nội lo ngại về nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng và khả năng bị cách ly nên phải tích trữ thực phẩm.
Mỳ ăn liền là một trong những mặt hàng "đắt khách" nhất |
Còn theo bà Phan Thị Cúc (Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội), chúng tôi e ngại về tình trạng thiếu thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng trong thời gian tới nên ngay từ sáng sớm đã phải đến siêu thị xếp hàng để mua đồ về tích trữ.
Sức mua tăng đột biến khiến nhiều nơi đã "cháy hàng" |
Bên cạnh mua đồ thực phẩm, tiêu dùng thì người dân Hà Nội cũng ùn ùn kéo đến các hiệu thuốc, cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế để mua thuốc, các mặt hàng vệ sinh phòng dịch bệnh để tích trữ.
Bên cạnh lương thực thực phẩm, nhiều người dân còn mua thuốc để tích trữ |
Sẽ không để xảy ra tình trạng thiếu hàng tiêu dùng thiết yếu
Bộ Công thương vừa phát đi thông báo cụ thể về tình hình cung cấp thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu tại Hà Nội. Trong đó, bộ này cho biết, để bảo đảm nguồn cung hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ tiêu dùng của người dân, Bộ Công thương đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối bao gồm hệ thống các siêu thị, các cửa hàng tiện ích…trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng cường nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu của người dân.
Đồng thời, Bộ Công thương đã có phương án điều tiết nguồn hàng từ các nhà cung cấp, từ các điểm bán hàng ngoài Hà Nội để tăng lượng cung ứng cho địa bàn thành phố. Bộ cũng đã chỉ đạo Sở Công thương thành phố Hà Nội, bám sát tình hình thị trường, trực tiếp kiểm tra đôn đốc các doanh nghiệp phân phối trên địa bàn triển khai các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa cho thị trường, giữ ổn định tâm lý thị trường.
Người dân xếp hàng thanh toán tại siêu thị trong sáng 7/3 |
Đáng chú ý, theo báo cáo nhanh của Sở Công thương thành phố Hà Nội, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố ứng phó với dịch Covid- 19 gây ra, Hà Nội có phương án chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm 30-50% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng.
Cụ thể, lượng hàng hóa gồm gạo 46.485 tấn; thịt lợn gần 9.300 tấn; thịt trâu, bò 2.675 tấn; thịt gia cầm gần 3.100 tấn; trứng gia cầm 62 triệu quả; dầu ăn 3.070 nghìn lít; muối ăn, bột canh 356 tấn; rau củ 51.650 tấn; thủy hải sản (tươi, đông lạnh) trên 2.580 tấn; thực phẩm chế biến trên 2.580 tấn...
Theo đó dự kiến, lượng hàng hóa để phục vụ cho khu vực bị cách ly, giả định cho khoảng 5.000 người trong thời gian 30 ngày với định mức mỗi người gồm gạo 18kg; thịt lợn 1,35kg; trứng gia cầm 15 quả; muối ăn, bột canh 0,15kg; thủy hải sản đông lạnh 1,56kg; thực phẩm chế biến 1,35kg...Tổng lượng hàng cần thiết là: gạo 90 tấn; thịt lợn 6,75 tấn; trứng gia cầm 75 nghìn quả; muối ăn, bột canh 750kg; thủy hải sản đông lạnh 7,8 tấn; thực phẩm chế biến 6,75 tấn...
Nếu dịch xảy ra ở cấp độ 1 và 2, đơn vị này sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện điều tiết, luân chuyển hàng hóa thường xuyên, kịp thời từ các kho hàng hoặc giữa các điểm bán hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng tại các điểm bán; đồng thời, báo cáo thường xuyên, đột xuất khi có hiện tượng lượng khách hàng tăng đột biến tập trung vào một số mặt hàng.
Ngoài ra, Sở Công thương Hà Nội sẽ đề nghị các sở công thương tỉnh, thành phố phối hợp, hỗ trợ giới thiệu, kết nối với các đơn vị cung ứng mặt hàng mà Hà Nội đang xảy ra biến động để cung ứng cho thị trường Hà Nội.
Đối với dịch xảy ra ở cấp độ 3 và 4 (khi dịch bệnh lây lan trên địa bàn thành phố với trên 20 trường hợp mắc), thông qua việc nắm bắt thông tin và báo cáo của các doanh nghiệp, xác định vị trí có hiện tượng thiếu hàng, khả năng cung ứng của các đơn vị, nhóm hàng có sức mua tăng cao; trường hợp nguồn cung các đơn vị đủ đáp ứng nhu cầu của người dân, đề nghị các đơn vị không găm hàng, có phương án điều tiết, luân chuyển, kiểm soát lượng hàng hóa bán ra, đảm bảo mỗi người dân đều mua đủ tiêu dùng, không mua gom, tích trữ hàng hóa.
Đồng thời, Sở này cũng đã đề nghị Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp chỉ đạo các đội quản lý thị trường tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm với các trường hợp đầu cơ, găm hàng, tăng giá đột biến…
Về phía doanh nghiệp, theo báo cáo mới nhất trong sáng ngày 7/3 của một số doanh nghiệp phân phối, lượng khách đến mua hàng từ sáng ngày 7/3/2020 có tăng, nhưng hiện nguồn cung hàng hóa tại các điểm bán hàng của các siêu thị vẫn đáp ứng đủ nhu cầu.
Trước đó, theo dự báo về nhu cầu mua hàng của người dân đối với loại hình phân phối bán lẻ hiện đại trong giai đoạn dịch bệnh sẽ tăng, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công thương, các doanh nghiệp đã chủ động tăng lượng dự trữ hàng hóa gấp 3 lần so với trước. Đặc biệt, các doanh nghiệp cho hay, trong ngày hôm nay, hệ thống các siêu thị đang triển khai phương án điều nguồn hàng từ bên ngoài Hà Nội về các điểm bán hàng trong thành phố để cung cấp cho người dân.
Như vậy, hiện việc kiểm soát dịch bệnh và bảo đảm nguồn cung hàng hóa đang được Chính phủ và các bộ triển khai quyết liệt và sát sao nên người dân tại thành phố Hà Nội không nên quá hoang mang, lo lắng./.
Tố Uyên
(责任编辑:Thể thao)
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Kẻ phá kính ô tô ở Hải Phòng bị bắt khi đang trốn trong miền Nam
- ·Thanh niên 'xăm kín mình' nổ súng bắn người ở Vĩnh Long
- ·'Siêu trộm' tại Đắk Lắk cảm ơn công an vì đã bắt được mình
- ·Infographics: Phát hành trái phiếu chính phủ đạt 330.376 tỷ đồng trong năm 2024
- ·Tự chứng nhận xuất xứ: Thách thức nhiều hơn cơ hội
- ·Thị trường nhập nguyên liệu dệt may nhiều nhất là Trung Quốc
- ·HDBank ra mắt dịch vụ thu hộ nạp tiền ví điện tử WebMoney Vietnam
- ·Gia Lai: Ấm lòng những suất cơm miễn phí đến với bệnh nhân nghèo
- ·Bắt cựu cán bộ ngân hàng lừa đảo tiền tỷ
- ·Yêu cầu giải pháp chống ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Chấm dứt hoạt động dự án KCN dịch vụ Dầu khí Soài Rạp
- ·Sếp Petro Vietnam lĩnh lương 32
- ·Phát triển ngành công nghiệp ôtô: Biến thách thức thành cơ hội
- ·Theo dõi chặt chẽ dịch bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
- ·Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch
- ·Những trường hợp con vi phạm, bố mẹ chịu phạt tiền thay
- ·Mở lại phiên xử Trang Nemo đánh người
- ·Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- ·Lật lại vụ giết người sau 28 năm và chuyện ‘đại ca’ phạm tội ở nước ngoài