【soi keo fiorentina】Thay đổi cách tìm kiếm thị trường, doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng tăng đơn hàng
Doanh nghiệp thủy sản giữ thị trường nhờ chế biến sâu Xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đột phá tại nhiều thị trường Xuất khẩu thuỷ sản kỳ vọng sẽ phục hồi trong năm 2024 |
Các doanh nghiệp Việt Nam tại Triển lãm Thuỷ sản Bắc Mỹ 2024. |
Đi nước ngoài để chào hàng
Vừa trở về sau chuyến đi Mỹ dự Triển lãm Thuỷ sản Bắc Mỹ 2024 tại Boston vào trung tuần tháng 3/2024, lãnh đạo Công ty CP Thực phẩm Sao Ta chia sẻ, đây là triển lãm thủy sản có quy mô hàng đầu thế giới, quy tụ hầu hết doanh nghiệp lớn trong ngành thuỷ sản các nước. Tại triển lãm này, ban lãnh đạo FMC đã gặp nhiều khách hàng lớn nhất của mình để trao đổi thông tin và chương trình kinh doanh trong thời gian tới. Điều đáng mừng là sản phẩm tôm của công ty ngày càng được sự tín nhiệm tốt hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tiến độ giao hàng... qua triển lãm này, doanh nghiệp tiếp xúc bạn hàng tìm hiểu thêm xu thế người tiêu dùng; điểm mạnh yếu ngành tôm tới đây cũng như có dịp tìm hiểu các thiết bị mới phục vụ dây chuyền chế biến phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Chuyến đi chào hàng lần này của Công ty CP Thực phẩm Sao Ta đã gặt hái được kết quả như mong muốn.
Năm nay, có 17 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra, tôm và các mặt hàng thủy sản khác tham gia giới thiệu sản phẩm tại triển lãm. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã đăng ký diện tích 1.600 feet vuông tổ chức gian hàng riêng và gian hàng chung theo Chương trình Xúc tiến Thương mại quốc gia, với nhiều hoạt động kết nối phong phú.
Theo đánh giá của các doanh nghiệp, được tham gia triển lãm quốc tế quy mô lớn ngay đầu năm không những mở đầu cho các giao dịch của năm mới, doanh nghiệp còn có thể đánh giá xu hướng thị trường thông qua các hội thảo chuyên đề chuyên vào các lĩnh vực đang được ngành thủy sản tại Mỹ và các nước quan tâm; tham gia các buổi trình diễn món ăn của những thương hiệu thủy sản ra mắt những dòng sản phẩm mới hướng đến sự tiện dụng, sức khỏe người tiêu dùng.
Theo VASEP, năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ đạt trị giá 1,56 tỷ USD, giảm 27% so với năm 2022. Mặc dù sụt giảm mạnh nhưng Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm tỷ trọng hơn 17% xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Nguyên nhân sự sụt giảm sâu của thị trường này do nhiều yếu tố tác động như lạm phát cao, nhu cầu giảm, lượng tồn kho cao, cạnh tranh về giá với các nước khác, cộng thêm quy định và rào cản thị trường như thuế chống bán phá giá, chương trình thanh tra cá tra… Sang tháng 1/2024 xuất khẩu vào Mỹ tăng 63% trong đó tôm tăng 77%; cá tra tăng 83%; cá ngừ tăng 61% là tín hiệu rất tích cực trong việc xuất khẩu trong thời gian tới. Chính vì thế, Triển lãm Thủy sản Bắc Mỹ là cơ hội rất quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt, cập nhật tình hình nhằm duy trì và phát triển thị trường Mỹ. Sự tăng trưởng của thị trường này cũng sẽ tạo tâm lý và ảnh hưởng tích cực đến những thị trường xung quanh, như: Canada, Mexico, Brazil…
Với chủ đề tại triển lãm năm nay: “Việt Nam – Điểm đến bền vững của thủy sản”, các doanh nghiệp thủy sản khẳng định sự phát triển của ngành hướng đến sản xuất chế biến và xuất khẩu thủy sản bền vững tuân thủ các yêu cầu của Việt Nam và thị trường nhập khẩu trong giai đoạn mà các quốc gia đều hướng đến nền kinh tế xanh, đánh bắt bền vững.
Thay đổi cách tiếp cận thị trường
Trước những thay đổi của thị trường, cũng như cạnh tranh về giá cả, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã có thay đổi cách tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu. Khác với mọi năm, các sản phẩm doanh nghiệp Việt Nam giới thiệu tại một số triển lãm nước ngoài thấy rõ nhóm hàng giá trị gia tăng là ưu thế so với các nước trong khu vực châu Á. Theo phân tích của VASEP, sự cạnh tranh khốc liệt về giá các sản phẩm truyền thống đã thúc đẩy sự chuyển đổi sang sản xuất hàng giá trị gia tăng của Việt Nam nhanh hơn rất nhiều trong những năm qua. Nếu doanh nghiệp nào chuyển hướng sớm sẽ gặt hái nhiều cơ hội trong những năm khó khăn gần đây.
Đối với thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường lớn của thủy sản Việt Nam, hiện nhiều doanh nghiệp đang tập trung xuất khẩu sản phẩn giá trị gia tăng sang thị trường này. Tuy nhiên, hiện đồng Yên của Nhật Bản mất giá kỷ lục 150 Yên cho mỗi USD, tình hình này khiến sức mua không thể mạnh. Hội chợ FOODEX ở Nhật Bản diễn ra đầu tháng 3/2024, nhiều doanh nhân kinh doanh tôm tham dự, gặp gỡ khách hàng bàn kế sách giữ chân người tiêu dùng.
Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Thực phẩm Sao Ta cho rằng, cái được là sự chăm chỉ, cần mẫn của lao động thủy sản Việt Nam đã cung ứng những sản phẩm mang tính truyền thống đối với người Nhật, với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, chưa có ngành tôm nước nào theo kịp. “Thế mạnh này đang bị ngành tôm Indonesia dòm ngó, nhưng doanh nghiệp Việt Nam có tự tin giữ vững thị phần tôm hàng đầu ở thị trường này”- ông Hồ Quốc Lực khẳng định.
Tiếp đó, qua tháng 4, các doanh nghiệp tiếp tục tìm bạn hàng tại Hội chợ thủy sản quốc tế ở Bacerlona (Tây Ban Nha). Thị trường này mặt hàng tôm Việt Nam đang gặp khó khăn, mức tiêu thụ giảm sút nhiều trong năm 2023. Nguyên nhân, tôm giá rẻ của Ecuador chiếm lĩnh thị trường này. Họ có lợi thế là giá rẻ, đồng thời chứng nhận nuôi đạt chuẩn an toàn (ASC) đáp ứng xu thế người tiêu dùng Tây Ban Nha, chi phí vận chuyển thấp hơn.
Theo các doanh nghiệp, xu thế người tiêu dùng ở EU đi trước các thị trường khác. Họ đòi hỏi tôm nuôi đạt chuẩn ASC, bên cung ứng có giải pháp giảm phát thải (nuôi, chế biến), có truy xuất nguồn gốc (thành phần thức ăn tôm, tôm bố mẹ…), đòi hỏi phúc lợi động vật (tôm bố mẹ không cắt mắt khi sinh sản nhân tạo, nuôi mật độ vừa phải…). Sự yêu cầu nghiêm ngặt này là một lý do khiến “đại lộ” Việt Nam- EU đã có nhưng các xe Việt Nam là những doanh nghiệp chế biến chưa thể tăng tốc. Chắc chắn tình hình này càng khiến các doanh nhân kinh doanh tôm, cá tra càng phải tiếp cận thị trường này thấu đáo hơn. Hội chợ sắp tới tại Tây Ban Nha, dự kiến gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tổ chức với quy mô lớn để thu hút khách hàng.
Năm nay, ngành thủy sản vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó mặt hàng xuất khẩu của lực tôm Việt chưa lúc nào gặp khó khăn to lớn như bây giờ, nhưng với sự chủ động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, với những cách làm mới, sáng tạo, các doanh nghiệp sẽ gặt hái được kết quả xứng đáng.
(责任编辑:World Cup)
- ·Nhận định, soi kèo Atromitos vs Asteras Tripolis, 00h30 ngày 6/1: Trên đà hưng phấn
- ·Thận trọng kiềm chế mức tăng giá hàng hóa trong từng tháng
- ·Phát hiện thư tuyệt mệnh bên thi thể cô giáo mất tích
- ·Bước phát triển đáng mừng ở mạng lưới y tế cơ sở TP. HCM
- ·Giá vàng nhẫn tại Công ty Phú Quý chính thức đắt hơn giá vàng SJC
- ·Dự báo thời tiết 20/9: Hà Nội nắng mạnh trước khi dồn dập mưa dài ngày
- ·Cử tri đề nghị sớm gỡ vướng trong triển khai dự án BT
- ·Người dân miền Trung hối hả kéo thuyền, chằng chống nhà cửa chống bão số 4
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Bộ Công Thương được doanh nghiệp đánh giá cao trong thủ tục hành chính xuất nhập khẩu
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Vỡ đập thủy điện Lào không gây tác động đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long
- ·Ngành Nông nghiệp đã giải ngân 10.301 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- ·Công nghệ mới tăng thời gian bảo quản thóc gạo dự trữ quốc gia
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại thu
- ·Chính thức trả lại tên "trạm thu phí" từ ngày 10/7
- ·Mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2019 khó có thể bằng năm 2018
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Năm 2018: Giảm chi hàng nghìn tỷ đồng nhờ đổi mới lĩnh vực sự nghiệp công