【kết quả bóng đá ngày hôm qua】Chống sạt lở đê biển Tây: Vẫn còn nhiều khó khăn
Trong nhiều năm qua, để cứu lấy đê biển Tây trước sự tàn phá của sóng biển trong mùa gió Nam, nhiều biện pháp kè đã được tỉnh áp dụng. Ðầu tiên là kè bản nhựa áp sát đê, kè rọ đá, kè cọc ly tâm tạo bãi và mới đây là dùng kè bằng các loại cây địa phương.
Trong nhiều năm qua, để cứu lấy đê biển Tây trước sự tàn phá của sóng biển trong mùa gió Nam, nhiều biện pháp kè đã được tỉnh áp dụng. Ðầu tiên là kè bản nhựa áp sát đê, kè rọ đá, kè cọc ly tâm tạo bãi và mới đây là dùng kè bằng các loại cây địa phương.
Sau thời gian thử nghiệm, giải pháp được đánh giá hiệu quả nhất chính là kè cọc ly tâm tạo bãi. Tại đoạn kè cọc ly tâm 300 m được triển khai xây dựng đầu tiên vào năm 2010 đến nay, bãi đã được bồi cao gần 1 m bùn lấn dần ra biển. Theo đó, rừng phòng hộ đang được khôi phục mạnh mẽ, 2 loại cây chủ lực là đước và mắm khu vực này mọc cao gần 1 m.
Kè ly tâm - một trong những biện pháp mang lại hiệu quả trong việc tạo bãi, khôi phục rừng phòng hộ nhưng chưa thể triển khai xây dựng được nhiều do thiếu kinh phí. |
Ngoài ra, các đoạn kè ly tâm được triển khai tại những điểm sạt lở nghiêm trọng khác trên đê biển Tây, bãi cũng đang dần được hình thành. Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, đánh giá, trong các loại kè được triển khai thực hiện thời gian qua thì kè ly tâm cho thấy hiệu quả vượt trội, còn kè bản nhựa hay kè rọ đá chỉ có thể chịu được 1-2 mùa gió Nam. Ngoài ra, tỉnh đang thử nghiệm loại hình kè mềm bằng vật liệu chính là tre, kết hợp với trồng lại rừng, tuy nhiên đến nay vẫn chưa thể đánh giá được hiệu quả.
Ðoạn kè mềm khoảng 200 m được thử nghiệm tại ấp Kinh Hòn, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, rừng trồng bên trong đang phát triển tốt. Tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Giám, cán bộ Hạt Ðê điều, nhận định, phải đợi đến mùa gió Nam tới mới có thể đánh giá hiệu quả của kè mềm. Mặc dù vậy, anh Giám cũng thể hiện sự lo ngại, có lẽ khó chịu nổi những cơn sóng có khi cao trên 2 m dồn dập của mùa gió Nam.
Tuy chưa thể đánh giá được hiệu quả của loại kè mềm đang thử nghiệm hiện nay, nhưng ông Hoai thừa nhận, loại kè mềm này có nhược điểm là chỉ triển khai được tại những khu vực có bãi cao, trong khi đa phần khu vực ven biển của tỉnh từ Ðông sang Tây đều đang trong tình trạng sạt lở.
Kè bản nhựa, kè rọ đá thì không mang lại hiệu quả, kè mềm đang triển khai thử nghiệm xem ra cũng khó áp dụng trong điều kiện hiện nay, chỉ còn lại sự lựa chọn hiệu quả nhất là kè cọc ly tâm tạo bãi. Thế nhưng, loại kè này chi phí quá cao, với khoảng 27-30 triệu đồng cho 1 m tới, vượt khả năng ngân sách tỉnh. Chính chi phí quá cao nên dù đã nỗ lực nhưng đến nay chỉ mới xây dựng khoảng 7 km (khu vực U Minh 6 km, Trần Văn Thời 1 km). Trong khi đó, tình trạng xâm thực dọc theo tuyến đê biển Tây ngày càng nghiêm trọng.
Theo ông Hoai, khi đê biển Tây được hình thành, đai rừng phòng hộ ven biển khu vực nào ít cũng còn trên 500 m. Ðến nay, đai rừng đang mất dần, nhất là khu vực thuộc địa bàn huyện U Minh. Ngoài những khu vực sạt lở thân đê đang triển khai xây dựng kè vẫn còn nhiều đoạn đai rừng chỉ còn khoảng 50 m. Với mức độ tàn phá của sóng biển, nhất là mùa gió Nam, bình quân khoảng 10-15 m/năm, cá biệt có những đoạn đến 30 m/năm thì chỉ thêm 2-3 năm nữa, nhiều đoạn trên đê biển Tây sẽ hết rừng phòng hộ. Khi ấy vỡ đê có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Tốc độ tàn phá của sóng biển ngày một nhanh trong khi kinh phí hạn hẹp nên vẫn còn nhiều đoạn đang trong tình trạng bị sạt lở nghiêm trọng, nhưng vẫn chưa có kinh phí để triển khai xây dựng kè. Ðiều đó đồng nghĩa với hàng chục ngàn héc-ta đất sản xuất và nhiều tài sản khác của người dân trong đê đang bị sóng biển đe doạ từng ngày. Theo ông Hoai, trên khu vực đê biển Tây hiện nay còn khoảng 15 km đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng, cần sớm triển khai xây dựng kè. Tuy nhiên, kinh phí hiện nay không cho phép triển khai đồng loạt mà phải làm từ từ, bắt đầu từ vị trí bức xúc nhất.
Theo kết quả khảo sát mới nhất, hiện nay trên đê biển Tây, một số khu vực như: vàm kinh Giáo Bảy, khu vực Hòn Ðá Bạc, vàm Kinh Mới, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời đang có tốc độ sạt lở nhanh, đai rừng phòng hộ gần như đã bị tàn phá nghiêm trọng. Theo ông Hoai, nếu các khu vực này không được xử lý thì chỉ cần 1-2 năm nữa là sóng biển xâm thực tới thân đê.
Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến ngày càng khắc nghiệt. Trong khi đó, tuyến đê biển Ðông chưa được đầu tư, tuyến đê biển Tây đã xuống cấp rất nghiêm trọng, tuy có nhiều giải pháp chống sạt lở đang được triển khai nâng cấp nhưng rất chậm do nguồn vốn hạn hẹp. Tình trạng sạt lở diễn ra trên diện rộng, quy mô và thiệt hại do sạt lở gây ra ngày càng tăng... nhưng chưa được kiểm soát, xử lý một cách triệt để. Cần nhanh chóng khoác lên đê “chiếc áo giáp xanh” bằng việc khôi phục vành đai rừng phòng hộ ven biển là nhu cầu bức thiết hiện nay. Khôi phục rừng không chỉ nhằm bảo vệ hàng ngàn hộ gia đình, bảo vệ các hệ sinh thái bên trong thân đê không bị ảnh hưởng do nước biển dâng, các biến cố thời tiết như bão, lũ lụt... mà còn để tạo nơi sinh sản và tăng trưởng của các loài động vật thuỷ sinh…
Bài và ảnh: Nguyễn Phú
(责任编辑:La liga)
- ·Chạy thử thành công tàu ngầm mini Hoàng Sa
- ·Hà Nội: Vi phạm an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt cao nhất
- ·QUATEST 3 được chỉ định kiểm nghiệm thực phẩm
- ·Không đặt sức khỏe bản thân và tài sản vào bẫy tư vấn bệnh online
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Tích cóp đón Tết, bí quyết gửi tiết kiệm sinh lời tối đa
- ·Gia tăng bệnh nấm đen, chuyên gia đưa ra cảnh báo nguy hiểm với người có hệ miễn dịch yếu
- ·Viettel khôi phục hoàn toàn kết nối vùng biển đảo bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
- ·Công Thương Thanh Hóa: Cải cách hành chính là giải pháp đột phá để phát triển
- ·Tổng cục TCĐLCL làm việc với Hiệp hội các phòng thử nghiệm Mỹ
- ·Công an Hà Nội thông tin về vụ cháy chung cư mini
- ·Bắc Ninh phát hiện cơ sở san chiết hàng chục tấn khí LPG trái phép
- ·Gia tăng các cuộc gọi giả danh nhân viên điện lực TP. Hồ Chí Minh để lừa đảo khách hàng
- ·Sản phẩm Khớp Tây Bắc quảng cáo điều trị bệnh xương khớp là sai sự thật
- ·Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- ·Lai Châu liên tiếp phát hiện nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Phương tiện giao thông trong vùng phát thải thấp phải đáp ứng tiêu chuẩn phát thải nghiêm ngặt
- ·Còn nhiều hạn chế, bất cập trong quản lý hoạt động thương mại điện tử
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Không khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty Thuận Phong