【giải vô địch mỹ】Chuyển đổi cơ cấu sản xuất: Bài toán không đơn giản
Sản lượng thuỷ sản tăng nhờ phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp. Đến nay, toàn huyện Năm Căn có gần 300 ha nuôi tôm công nghiệp.
Năm Căn là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao. Trong kế hoạch tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, huyện xác định, thuỷ sản phải giúp nông dân làm giàu, nhưng phải có lộ trình, hướng đi không ngừng cải tiến.
Tích luỹ dần kiến thức
Ông Nguyễn Văn Vương, ấp 4, xã Hàng Vịnh, chia sẻ: “Sau hơn 6 năm thử nghiệm nuôi quảng canh cải tiến, tôi thấy hiệu quả cao hơn nuôi tôm truyền thống. Cách nuôi cũng không khó, chỉ cần cải tạo ao nuôi, xử lý nước và chọn giống tốt thì khả năng đạt sẽ cao. Ðiều quan trọng là ít xổ vuông để nguồn nước ổn định và tránh lấy nước trong thời điểm nông dân cải tạo ao đầm vì nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Ngoài ra, trong xử lý nước bằng men vi sinh thường xuất hiện rong, vì vậy tôi thả cá đối. Cá đối vừa tạo được ô-xy trong vuông, vừa ăn rong”.
Sản lượng thuỷ sản tăng nhờ phát triển mạnh nuôi tôm công nghiệp. Đến nay, toàn huyện Năm Căn có gần 300 ha nuôi tôm công nghiệp. |
Ông Vương khẳng định, nuôi tôm, cua là phải không ngừng nghiên cứu và cải tiến, nếu nuôi theo lối mòn sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế.
Ông Nguyễn Trường Sơn, ấp Cây Thơ, xã Ðất Mới, cho rằng, ngành chuyên môn cần đổi mới hình thức chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho nông dân bằng những lớp học cụ thể để nông dân rút kinh nghiệm thực tế từ mô hình. Ngoài ra, khi áp dụng không hiệu quả cũng cần phải phân tích nguyên nhân để nông dân biết. Ðã qua, có nhiều mô hình áp dụng không hiệu quả cũng chưa thấy ngành chuyên môn phân tích và lý giải cho nông dân hiểu.
Theo ông Trần Thanh Thoảng, Phó Chủ tịch UBND xã Ðất Mới, việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật trong nuôi thuỷ sản phải đẩy mạnh hơn nữa, vì hiện nay việc nuôi tôm, cua của nông dân khó khăn cả về con giống, môi trường và quá trình nuôi. Nếu ngành chuyên môn không sớm có giải pháp, để nông dân “tự bơi” như thời gian qua, năng suất sẽ có nguy cơ sụt giảm và hành trình tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp để tăng sản lượng là bài toán không dễ chút nào.
Thực hiện Ðề án Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau, năm 2015, huyện Năm Căn bắt tay chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là kinh tế thuỷ sản. Ðiều quan trọng là tìm ra những mô hình hiệu quả, bền vững, phù hợp với vùng đất để nhân rộng, đồng thời áp dụng khoa học - kỹ thuật để nâng cao sản lượng tôm, cua nuôi trên cùng diện tích. Bên cạnh đó, tìm giải pháp cho những mô hình không đạt hiệu quả để có hướng chỉ đạo khắc phục.
Sát cánh cùng nông dân
Diện tích nuôi thuỷ sản toàn huyện trên 25.000 ha, nhưng năng suất thuộc dạng trung bình, mỗi héc-ta chỉ đạt khoảng 500 kg thuỷ sản các loại. Năm 2014, toàn huyện chỉ đạt hơn 25.000 tấn, trong đó tôm công nghiệp chiếm sản lượng không nhỏ. 3 tháng đầu năm 2015, dù là thời điểm mùa vụ chính trong năm, nhưng chỉ được trên 7.000 tấn, đạt gần 22% so với kế hoạch năm.
Ông Trương Quốc Duẩn, Phó Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Năm Căn, cho biết: “Ngành đang đẩy mạnh mục tiêu tái cơ cấu sản xuất theo chỉ đạo của UBND huyện về thế mạnh nuôi thuỷ sản, loại bỏ những mô hình kém hiệu quả, nhân rộng những mô hình phát triển bền vững trong thời gian qua. Tập trung sản xuất, tránh tình trạng phát động sản xuất manh mún. Song song với phát triển nuôi tôm công nghiệp, phát triển bền vững nuôi tôm quảng canh cải tiến và tôm - rừng; một số mô hình tổng hợp như: tôm, cua, sò, vọp… Tiếp tục thí điểm tìm giải pháp để nâng cao sản lượng cho nông dân bằng việc hướng dẫn nông dân ứng dụng kỹ thuật mới”.
Ông Trần Ðoàn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Năm Căn, nhận định: “Phải hiểu nông dân đang cần gì để có hướng giúp đỡ. Việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật của nông dân chưa thật sự mang lại hiệu quả, chủ yếu là kinh nghiệm nhà nông, nên đôi khi những tác động từ môi trường, nguồn giống không phát hiện và xử lý kịp thời dẫn đến thất mùa. Bên cạnh đó, ngành chuyên môn chưa thật sự sâu sát với Nhân dân, mô hình bền vững chưa được triển khai sâu rộng. Hình thức triển khai ứng dụng khoa học tiếp tục phải thay đổi theo nhu cầu thực tế của nông dân, ngành nông nghiệp phải vào cuộc sâu sát hơn nữa để giúp nông dân. Mặt khác, UBND huyện sẽ tận dụng mọi nguồn lực hỗ trợ của Trung ương, tỉnh để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật làm bàn đỡ giúp nông dân ổn định đầu ra sản phẩm”./.
Bài và ảnh: Kim Hậu
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Lãi suất huy động ngày 6/1: Lãi suất ngân hàng tiếp tục tăng mạnh
- ·Lực lượng y tế tuyến đầu chống dịch đang rất cần hỗ trợ
- ·Thiếu niên 14 tuổi nặng chưa đầy 30kg khát khao được sống
- ·Người đàn ông trung niên viết thư cầu cứu báo VietNamNet đã nhận quà hỗ trợ
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Tổng thống Hàn Quốc cải tổ nội các
- ·"Thủ tướng Pakistan lên án mạnh mẽ Mỹ và NATO"
- ·HLV Park Hang Seo làm cố vấn cấp cao và định hướng chiến lược cho Bắc Ninh FC
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Tạp chí Time đưa ông Kim Jong
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Xót xa cảnh bé gái 13 tuổi một mình chăm bà nội già yếu, mù lòa
- ·Thủ tướng Anh: Bạo loạn do sự tan vỡ sâu sắc của gia đình
- ·Giá dầu trên thị trường thế giới đột ngột giảm
- ·Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- ·Tuyên ngôn độc lập
- ·Chính phủ Mỹ thoát khỏi nguy cơ ngừng hoạt động
- ·VietNamNet trao 100 triệu đồng ủng hộ người dân Bắc Giang chống dịch
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Bé Trương Văn Tuân bị ung thư hạch được giúp đỡ hơn 44 triệu đồng