【ty so bỉ】Bài cuối: Hội nhập tài chính
Cân bằng lợi ích
Với chủ trương nhất quán của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế,àicuốiHộinhậptàichíty so bỉ Việt Nam đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) đa phương và song phương, với cam kết mở cửa thị trường trên nhiều lĩnh vực như hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.
Theo ông Vũ Nhữ Thăng – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, nhiệm kỳ vừa qua, công tác hội nhập tài chính quốc tế đã đạt kết quả quan trọng. Tính đến năm 2015, Việt Nam đã ký kết được 10 FTA với nhiều đối tác kinh tế quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Chi Lê, Liên minh kinh tế Á –Âu, ASEAN, ASEAN với Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và New Zealand, Ấn Độ. Các cam kết trong các hiệp định này đã được xây dựng và đàm phán theo hướng cân bằng lợi ích cho Việt Nam. Thực hiện chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, Bộ Tài chính cũng đã xây dựng phương án cam kết trong lĩnh vực tài chính để đàm phán với các đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), Liên minh châu Âu (EU), 4 nước Bắc Âu (EFTA), đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP),…
Cũng theo ông Vũ Như Thăng, trong hầu hết các FTA đã ký, mức độ tự do hóa về thuế nhập khẩu trung bình khoảng 90% số dòng thuế, trừ Hiệp định ASEAN (ATIGA) là Hiệp định nội khối với mức cam kết tự do hóa xấp xỉ 98%. Thời điểm 2015, mức độ tự do hóa thuế quan của Việt Nam với các đối tác FTA đã ở mức khá cao, trong ATIGA đạt khoảng 93%, ASEAN-Trung Quốc 84%, ASEAN-Hàn Quốc 78% và ASEAN-Nhật Bản 62%. Nhiều mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn từ ASEAN, Trung Quốc và Hàn Quốc được hưởng thuế 0% từ năm 2015 như sắt thép, phân bón, sản phẩm điện tử, xe tải, đồ điện gia dụng, máy móc thiết bị…
Cam kết về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ 2 FTA thế hệ mới là TPP và Việt Nam- EU có tỉ lệ tự do hóa cao hơn với lộ trình ngắn hơn, hướng tới cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 100% số dòng thuế. Cụ thể, với EU, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế và sau 10 năm là khoảng 99% số dòng thuế, tương đương 99,8% kim ngạch nhập khẩu từ EU. Đối với số dòng thuế còn lại, Việt Nam sẽ có lộ trình trên 10 năm hoặc dành ưu đãi cho EU trên cơ sở hạn ngạnh thuế quan của WTO. Trong TPP, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế đối với khoảng 66% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực và xóa bỏ đối với 86,5% số dòng thuế sau 3 năm Hiệp định có hiệu lực. Các mặt hàng còn lại sẽ có lộ trình giảm thuế cơ bản từ 4-10 năm. Một số mặt hàng đặc biệt nhạy cảm, Việt Nam cam kết lộ trình trên 10 năm hoặc hạn ngạch thuế quan.
Đối với thuế xuất khẩu, trong WTO và các FTA đã ký kết, Việt Nam không có nghĩa vụ phải xóa bỏ thuế XK, duy nhất chỉ cam kết giảm thuế sau 5 năm gia nhập WTO đến mức 17% và 22% đối với nhóm hàng sắt thép, phế liệu kim loại. Trong các FTA thế hệ mới, trên tinh thần phải xóa bỏ thuế XK, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng phương án cam kết nhằm phù hợp với xu hướng quốc tế đồng thời vẫn đảm bảo nguồn thu NSNN. Đối với EU, Việt Nam cam kết xóa bỏ phần lớn thuế xuất khẩu với hàng xuất khẩu sang EU với lộ trình dài nhất là 15 năm. Những mặt hàng quan trọng còn lại sẽ tiếp tục được duy trì thuế xuất khẩu và áp dụng một mức trần thuế suất thuế xuất khẩu. Trong đó có 546 mặt hàng sẽ xóa bỏ thuế XK với lộ trình 5-7-10-12-15 năm, trong đó có quặng titan và tinh quặng titan; 57 mặt hàng sẽ áp dụng mức thuế suất thuế XK 10-20% đối với nhóm mặt hàng khoáng sản, quặng kim loại, than đá, vàng và vàng trang sức. Trong TPP, Việt Nam bảo lưu đối với khoảng 70 mặt hàng thuế xuất khẩu sẽ có mức thuế suất từ 2- 40%, trong đó quan trọng nhất là bảo lưu được đối với nhóm than đá, dầu mỏ và một số nhóm khoáng sản khác; các mặt hàng còn lại có lộ trình xóa bỏ thuế xuất khẩu ngay hoặc trong vòng 5-7-10-15 năm.
Như vậy, cho đến nay phạm vi đối tác FTA của Việt Nam đã khá rộng và toàn diện, trong 3-5 năm tới sẽ chạm đến các dấu mốc quan trọng của nhiều Hiệp định và dần tiến đến tự do hóa thuế quan hầu hết mặt hàng nhập khẩu với các đối tác thương mại chính. “Năm 2015 đã phác ra một bức tranh rõ ràng về khả năng tiếp cận thị trường ngày càng tăng của hàng ngoại nhập và bức tranh thương mại của Việt Nam trong các năm tới đây” – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế nhấn mạnh.
Thu hút đầu tư
Không chỉ thúc đẩy hội nhập kinh tế, hợp tác tài chính quốc tế đã đạt được những bước phát triển quan trọng thông qua việc khai thác tối đa và có chọn lọc những kết quả hợp tác, tăng cường thu hút, vận động và sử dụng có hiệu quả những nguồn lực hỗ trợ từ bên ngoài.
Có thể kể đến việc Quỹ bảo lãnh tín dụng và đầu tư ASEAN+3 (CGIF) đã bảo lãnh thành công cho đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp của Công ty hàng tiêu dùng Masan tại thị trường Việt Nam vào ngày 5-12-2014 với tổng trị giá 2,1 nghìn tỷ đồng, có kỳ hạn 10 năm với lãi suất cố định là 8%/năm. Việc hoàn tất thành công đợt bảo lãnh đầu tiên phát hành một trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam là một trong các dấu mốc quan trọng của CGIF để tiếp tục triển khai hoạt động bảo lãnh trong thời gian tới, góp phần giảm gánh nặng từ NSNN. Quỹ Cơ sở hạ tầng ASEAN cũng đã phê duyệt cấp vốn cho dự án truyền tải điện TP.HCM và Hà Nội với tổng trị giá 100 triệu USD, vừa đáp ứng nhu cầu vốn tại Việt Nam, vừa đáp ứng mục tiêu của hợp tác tài chính ASEAN là góp phần huy động nguồn lực từ hợp tác khu vực vào phát triển kinh tế trong nước.
Công tác huy động, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn tài trợ nước ngoài đã được Bộ Tài chính triển khai tích cực và chủ động. Các đối tác phát triển/nhà tài trợ quốc tế đã ủng hộ và hỗ trợ Bộ Tài chính trong lĩnh vực cải cách tài chính công và hiện đại hóa ngành Tài chính như quản lý thu và chi NSNN, cải cách và tái cấu trúc DNNN, quản lý giám sát thị trường tài chính, cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan, quản lý công sản, phân tích dự báo kinh tế vĩ mô, tăng cường năng lực độ ngũ cán bộ Bộ Tài chính, triển khai các nội dung của Chiến lược tài chính đến năm 2020. Các hỗ trợ và hợp tác được thực hiện thông qua các chương trình, dự án đã ký kết, triển khai, các hoạt động hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật của chuyên gia tư vấn. Tiêu biểu như TABMIS, VNACCS/VCIS, Dự án hiện đại hóa quản lý thuế (TAMP),…
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, các hỗ trợ và kết quả hợp tác này đã và đang đóng góp tích cực cho quá trình cải cách và tái cơ cấu nền kinh tế, hiện đại hóa ngành Tài chính, hoàn thiện thể chế và chính sách tài chính, cải cách thủ tục hành chính, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ tài chính của Việt Nam nhằm đáp ứng được những yêu cầu và thách thức trong quá trình đổi mới và hội nhập của đất nước.
Với phương châm xác định hợp tác tài chính khu vực là trọng tâm, là cầu nối giữa Việt Nam với từng nước và giữa Việt Nam với thế giới, ngành Tài chính sẽ tiếp tục chủ động đề xuất và tích cực tham gia các chương trình hợp tác quốc tế để nâng cao tiếng nói và vị thế của Việt Nam trên các diễn đàn hợp tác quốc tế.
Năm 2016, nhiều dòng thuế về 0% Trong năm 2016, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục triển khai các cam kết về thuế nhập khẩu theo các Thông tư đã ban hành các Biểu FTA, theo dõi việc thực thi và tăng cường trao đổi, tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp. Năm 2016 cũng là mốc tự do hóa của một số các mặt hàng trong một số khuôn khổ như ATIGA (15 dòng thuế xăng dầu về 0% trong đó có dầu Diesel, thuế ô tô nguyên chiếc tiếp tục giảm xuống 40%), AKFTA (thêm 362 dòng thuế về 0%), AANZFTA (thêm 2.453 dòng thuế về 0%), AJCEP (thêm 6 dòng thuế về 0%) và VJEPA (thêm 312 dòng về 0%). Trong bối cảnh Việt Nam đã và chuẩn bị ký FTA với hầu hết các đối tác thương mại lớn trên thế giới, rào cản về thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ các nước sẽ dần dần được xóa bỏ, mốc tự do hóa cuối cùng của một số FTA đang đến gần (ATIGA 2018, ACFTA 2020, AKFTA 2021), Bộ Tài chính sẽ tập trung nguồn lực để tiếp tục theo dõi, nghiên cứu và đánh giá tác động của việc thực hiện các cam kết cắt giảm thuế trong các FTA đến thu ngân sách, tình hình sản xuất kinh doanh trong nước và tác động đến một số ngành hàng quan trọng, từ đó kịp thời kiến nghị điều chỉnh các chính sách liên quan. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Ông Nguyễn Hòa Bình: Nhà tù không bao giờ được coi là môi trường giáo dục tốt
- ·Đại biểu 'truy' Bộ trưởng việc quản lý livestream bán hàng thu trăm tỷ mỗi ngày
- ·Người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa 4 tỷ đồng vì ứng tiền thanh toán để lấy hoa hồng
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Bắt 2 tàu mua bán, vận chuyển khoảng 30.000 lít dầu DO lậu
- ·Thanh niên đập tường cứu người vụ cháy ở Trung Kính chưa dám gọi điện về cho mẹ
- ·Người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa 4 tỷ đồng vì ứng tiền thanh toán để lấy hoa hồng
- ·Quảng Trị: Thu nội địa năm 2024 vượt hơn 15% dự toán
- ·Bắt 2 tàu mua bán, vận chuyển khoảng 30.000 lít dầu DO lậu
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Bộ trưởng TN&MT: Chuyển cơ quan điều tra sai phạm nối tiếp sai phạm khai thác mỏ
- ·Dự báo thời tiết 23/5/2024: Trung Trung Bộ mưa rất to, nguy cơ lũ quét
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đa số ý kiến đồng thuận cấm tuyệt đối nồng độ cồn
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Điều tra bổ sung vụ nữ đại gia Vũng Tàu cho vay lãi nặng và rửa tiền
- ·Vụ xe tải chở đất ‘xé rào' vào cao tốc, sa thải nhân viên nhận tiền để mở lối
- ·Dự thảo Luật BHXH sửa đổi: Tăng chế độ thai sản cho người tham gia tự nguyện?
- ·Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng phương Đông
- ·Dự thảo Luật BHXH sửa đổi: Tăng chế độ thai sản cho người tham gia tự nguyện?