【kqbd cup bdn】Các nền kinh tế APEC thống nhất hợp tác chống trốn thuế và chống chuyển giá
Hội thảo đã đạt được mục tiêu đề ra đó là thảo luận các cơ hội,ácnềnkinhtếAPECthốngnhấthợptácchốngtrốnthuếvàchốngchuyểngiákqbd cup bdn thách thức và chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong việc thực hiện các biện pháp thực thi về BEPS của các nền kinh tế thành viên APEC, liên quan đến những hành động từ 2016-2017 trở đi, trong đó tập trung thảo luận chuyên sâu về 4 tiêu chuẩn tối thiểu BEPS/diễn đàn hợp tác thực hiện BEPS (IF) và Hiệp định đa phương (MLI).
Tất cả các thành viên APEC đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận và các ảnh hưởng đối với sự công bằng và hiệu quả của hệ thống thuế quốc tế và các chính phủ trên thế giới.
Hội thảo cũng đã thảo luận các thách thức mà các thành viên APEC phải đối mặt đồng thời trao đổi về các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh.
Diễn đàn hợp tác thực hiện BEPS và Hiệp định đa phương là hai nội dung chính được thảo luận tại Hội thảo.
Đối với Diễn đàn hợp tác thực hiện BEPS, theo như số liệu thống kê có 76% thành viên APEC đã tham gia diễn đàn này. Việc tham gia Diễn đàn tạo ra các cơ hội cho các thành viên không phải là thành viên của OECD và các nước G20 được tham gia vào các nỗ lực quốc tế trong việc chống lại các hành vi trốn thuế qua biên giới. Tuy nhiên, việc tham gia Diễn đàn hợp tác thực hiện BEPS cũng sẽ cần tập trung rất nhiều nguồn lực và phụ thuộc nhiều vào các mục tiêu chính sách cũng như các quy định của mỗi nền kinh kế thành viên.
Hiệp định đa phương được xây dựng nhằm tạo thuận lợi cho việc sửa đổi hệ thống các Hiệp định thuế song phương hiện hành để thực thi các biện pháp thuế liên quan trong khuôn khổ sáng kiến BEPS.
Có khoảng 40% trong tổng số các Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần là của các nền kinh tế thành viên APEC và 19% các nền kinh tế thành viên đã xác nhận sẽ tham gia ký kết Hiệp định đa phương vào tháng 6/2017. Đây là một thông tin đáng mừng và là nền tảng tích cực cho việc thực thi Kế hoạch hành động BEPS trong năm APEC 2017.
Kết quả của Hội thảo đó là các nền kinh tế thành viên đồng ý cách tiếp cận cùng hợp tác để thực thi BEPS. Một kế hoạch hành động cho năm 2017 với những hành động cụ thể cũng đã được thống nhất và đưa vào báo cáo của Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó thống đốc Ngân hàng trung ương vào ngày 23/2 và báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC vào tháng 10/2017.
Được biết, BEPS là hành vi trốn thuế của người nộp thuế, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng khoảng trống và những hạn chế trong chính sách thuế tại những nước nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để chuyển lợi nhuận sang những nước/vùng lãnh thổ có mức thuế suất thấp hơn hoặc bằng không. Các kế hoạch này đang ngày càng trở nên phổ biến và được thiết lập thông qua hành vi chuyển giá, thương mại điện tử, vốn mỏng, hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cơ sở thường trú hay thiên đường thuế.
Thực tiễn cho thấy BEPS là một vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi phải có một giải pháp mang tính tổng thể trên cơ sở hợp tác đa phương trong khi khả năng ngăn chặn BEPS bằng các biện pháp đơn phương và song phương như hiện nay không khả thi do số lượng các công ty đa quốc gia ngày càng tăng, quy mô lớn và giao dịch phức tạp.
BEPS đặc biệt thiết thực với các nền kinh tế đang phát triển giúp bảo vệ nguồn thu và duy trì, mở rộng cơ sở tính thuế. Việt Nam bị ảnh hưởng nguồn thu chính đáng từ hành vi trốn thuế được thể hiện rõ nhất qua chuyển giá hay các giao dịch qua biên giới trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Việt Nam đang xin chủ trương tham gia vào Diễn đàn hợp tác chung BEPS nhằm góp phần tăng cường hội nhập quốc tế của ngành Thuế, cải cách hệ thống thuế theo hướng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời, giúp ngành Thuế ứng phó kịp thời với những tác động của quá trình hội nhập.
Sáng kiến BEPS trong khuôn khổ hợp tác tài chính APEC lần đầu tiên được đưa vào chương trình nghị sự tại Peru 2016. APEC 2016 tập trung vào khuyến khích các nền kinh tế thành viên áp dụng các chuẩn mực về minh bạch thuế và ký kết tham gia Công ước Hỗ trợ Hành chính về các vấn đề Thuế (MAAC) và Hiệp định giữa các Cơ quan có Thẩm quyền về Trao đổi báo cáo giữa các quốc gia.
(责任编辑:La liga)
- ·Bão số 9 suy yếu dần trên Biển Đông
- ·Bắt nhóm dùng bom xăng, hung khí chống lực lượng chức năng ở An Giang
- ·Cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông lĩnh án 30 tháng tù giam
- ·Chung cư chưa có sổ hồng, có được đăng ký thường trú?
- ·Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- ·Trương Mỹ Lan khẩn cầu được giảm án tử, xin áp dụng cơ chế đặc biệt
- ·Biển báo hư hỏng có phải tuân thủ?
- ·Truy tố vợ chồng tổng giám đốc trong đường dây mua gần 19.200 hóa đơn khống
- ·Galaxy Tab S2 siêu mỏng nhẹ ra mắt ấn tượng tại Việt Nam
- ·Đâm vào người đi sai luật giao thông có phải bồi thường?
- ·‘Sống lại’ nhờ Gia đình thứ 2
- ·Bắt đầu xét xử cựu Bí thư Bến Tre cùng quan chức nhận hối lộ của Xuyên Việt Oil
- ·Đâm vào người đi sai luật giao thông có phải bồi thường?
- ·Kiểm tra tình trạng pháp lý nhà đất trước khi mua thế nào?
- ·Đồng Euro chạm mức thấp nhất hai năm so với USD
- ·Cựu Bí thư Bến Tre Lê Đức Thọ và 14 bị cáo vụ Xuyên Việt Oil hầu tòa
- ·Tạm giữ một thẩm phán của Tòa án nhân dân TP Huế
- ·Biên phòng Quảng Trị liên tiếp bắt hai vụ, thu 1kg và gần 5.000 viên ma tuý
- ·Xác nhận thi thể trên sông Đuống là bị can bắt cóc bé 2 tuổi ở Hà Nội
- ·Thay người lái khi xe máy đang chạy bị phạt bao nhiêu tiền?