【tỷ số bóng đá pháp hôm nay】Đừng lãng phí tài nguyên nước
Thực trạng khai thác
Năm 2014,Đừnglatildengphiacutetagraveinguyecircnnướtỷ số bóng đá pháp hôm nay UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2912 phê duyệt chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, hồ chứa lớn trên địa bàn tỉnh. Từ đó, tỉnh đã hỗ trợ nhiều kinh phí để ngành nông nghiệp tổ chức thả cá giống. Đến nay, 100% hồ chứa lớn được phục hồi, duy trì nguồn lợi và nâng cao sản lượng thủy sản, góp phần quan trọng bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Hệ thống thủy lợi phục vụ cánh đồng lúa ở xã An Khương, huyện Hớn Quản không phát huy hiệu quả - một trong những nguyên nhân dẫn tới năng suất lúa ngày càng sụt giảm
Từ khi hoạt động năm 2009 đến nay, Trại sản xuất giống thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cung ứng nguồn con giống thủy sản các loại cho nhu cầu ngày càng tăng của người dân cũng như việc tái tạo nguồn lợi thủy sản trên các hồ, đập nước lớn của tỉnh. Trại chủ yếu sản xuất các loại cá có giá trị kinh tế cao như chạch lấu, lăng vàng và lăng nha. Từ chỗ chỉ sản xuất được 1-2 triệu con giống/năm, đến nay, số lượng đã tăng lên gấp nhiều lần. “Từ năm 2015, khi công tác sắp xếp, tổ chức trại giống đi vào quy củ, năm qua sản xuất 4 triệu bột, năm nay khoảng hơn 6 triệu bột. Dịch bệnh được kiểm soát, người nuôi quay trở lại đầu tư nên đầu ra ổn định nhiều” - kỹ sư Hoàng Mạnh Hùng, Đội phó Đội sản xuất giống thủy sản, Trại sản xuất giống thủy sản chia sẻ.
Qua triển khai, thực hiện Quyết định số 2912 của UBND tỉnh, 5 khu bảo vệ thủy sản với diện tích gần 4.500 ha đã có hơn 500 ngàn con cá giống các loại được thả xuống hồ, đập nước. Đồng thời, tận dụng hơn 2.100 ha mặt nước, người dân chuyên nuôi trồng thủy sản đạt sản lượng hằng năm hơn 6.300 tấn.
Cùng với việc tái tạo, đa dạng hóa nguồn lợi thủy sản, việc phát triển nuôi trồng thủy sản trong dân, trên cơ sở tận dụng, khai thác triệt để lợi thế tài nguyên nước của tỉnh đã được các ngành chức năng và người dân quan tâm, khai thác, sử dụng đúng mức. Điều này góp phần giúp người dân cải thiện thu nhập, bảo vệ, phát triển bền vững môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản nước ngọt trên địa bàn tỉnh.
Chưa khai thác hết tiềm năng
Cùng với tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản, vấn đề đặt ra là làm sao khai thác, sử dụng hiệu quả các công trình, hệ thống thủy lợi, kênh mương nội đồng? Đây là tiềm năng lớn của tỉnh, khi chỉ tính riêng Công ty TNHH MTV dịch vụ thủy lợi Bình Phước đang quản lý, khai thác 54 công trình, gồm 47 hồ chứa, 5 đập dâng, 1 trạm bơm tưới và hệ thống kênh tưới sử dụng nước sau hồ Cần Đơn. Nếu nguồn tài nguyên nước này được khai thác, tận dụng hiệu quả thì việc phát triển sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh thì hiệu quả khai thác vẫn còn rất khiêm tốn, hạn chế.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thả cá, tái tạo nguồn lợi thủy sản ở hồ Long Hưng, huyện Phú Riềng cũng là cách bảo vệ tài nguyên nước
Tại ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến, huyện Ðồng Phú, hầu như không có mấy nông dân tận dụng nguồn nước từ hệ thống thủy lợi sau hồ Đồng Xoài để chuyển đổi cây trồng mà chủ yếu phục vụ cây lúa và một số cây hoa màu khác, hiệu quả kinh tế không cao. Chỉ riêng ông Nguyễn Văn Thế đã quyết tâm tạo ra một vườn bưởi da xanh 3,5 ha xanh tốt. Ngoài cần mẫn lao động, học hỏi kỹ thuật canh tác cây bưởi, ông còn cách tận dụng, khai thác nguồn nước từ hệ thống kênh mương thủy lợi sau hồ Đồng Xoài.
Vườn nhà tôi may mắn có hệ thống thủy lợi hồ Đồng Xoài đi qua. Gần 10 năm nay, cứ vào mùa khô, tôi dẫn nước trữ trong ao, tưới 2 lần/tuần, mỗi lần 24 tiếng đồng hồ. Khi tưới cây phải lên kế hoạch và thực hiện tiết kiệm. Tôi mong nông dân địa phương mạnh dạn chuyển đổi cây trồng chứ bám trụ cây lúa thì không hiệu quả. |
Ông Nguyễn Văn Thế ấp Suối Đôi, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú |
Một công trình dân sinh phúc lợi rất có ý nghĩa khác trong việc khai thác nguồn tài nguyên nước phục vụ phát triển sản xuất, sinh hoạt của người dân là công trình thủy lợi sau Cần Đơn ở huyện biên giới Bù Đốp. Kênh thủy lợi này có tổng chiều dài 45km, gồm kênh chính 18km, kênh nhánh 27km, phục vụ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước tưới cho hơn 3.200 ha, trong đó cung cấp nước thường xuyên cho 1.600 ha.
Từ khi đưa vào khai thác năm 2018 đến nay, công trình đã giữ được nguồn nước ngầm và phục vụ tưới tiêu của nhiều hộ dân tại thị trấn Thanh Bình, các xã Thanh Hòa, Tân Tiến, Tân Thành và vùng phụ cận. Thế nhưng, vấn đề mà ông Trần Văn Thành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp trăn trở là hệ thống thủy lợi này qua một thời gian khai thác, vận hành đã bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn, hạn chế cần sớm khắc phục. Đó là, nguồn nước của công trình đưa về phong phú, dồi dào nhưng cách khai thác chưa khoa học, hợp lý. Khâu vận hành, đóng xả cửa van cấp nước vào kênh cố định theo khung ngày, giờ, trong khi đó, quá trình canh tác của người dân lại thiếu đồng bộ. Việc xuống giống không theo lịch trình. Mỗi người canh tác theo sở thích, cây trồng riêng. Những hộ ở cuối dòng kênh hoặc những nơi kênh chưa dẫn nước đến được phải chịu cảnh thiếu nước hoặc có nhưng không đủ cung cấp cho cây trồng.
Sự quyết tâm vào cuộc của ngành nông nghiệp và nâng cao ý thức sử dụng nguồn nước hợp lý, tiết kiệm của người dân là chưa đủ, nếu thiếu sự quan tâm, hỗ trợ của các ngành chức năng và chính quyền địa phương.
Để bảo đảm sản xuất nông nghiệp hiệu quả, cần hiện đại hóa kênh mương, sản xuất tập trung, tăng diện tích tưới động lực sau thủy điện Cần Đơn, đầu tư thêm kênh tự chảy, xây hồ chứa nước, tích trữ, tránh lãng phí. Đồng thời, hiện đại hóa hệ thống tưới nhỏ giọt, tiết kiệm trong công tác thủy lợi. |
Ông Trần Văn Thành Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bù Đốp |
Năm nào cũng vậy, cứ vào đỉnh điểm mùa khô, tình trạng thiếu nước sản xuất, sinh hoạt lại tái diễn. Thậm chí, ngay ở những địa bàn sẵn nguồn nước dồi dào, gần các hồ, đập lớn hay kênh mương thủy lợi. Hệ quả trước mắt là cây trồng bị thiếu nước dẫn đến chết hoặc sụt giảm năng suất, sản lượng. Từ đó, kéo theo đời sống, thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng. Nguyên nhân có nhiều nhưng cơ bản là do cách khai thác tài nguyên nước chưa hợp lý, thiếu khoa học, tràn lan và lãng phí.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thắng Thái Lan 3
- ·Năm 2020: Sẽ kiểm toán Agribank, Vietcombank và Ngân hàng Chính sách
- ·Cần dạy gì cho học sinh trước khi dạy văn hóa
- ·Giá gas hôm nay ngày 31/1/2024: Diễn biến ra sao ở phiên giao dịch cuối tháng?
- ·Toàn cảnh vụ tai nạn giao thông làm 3 thành viên CLB HAGL tử vong
- ·VietinBank luôn chủ động công bố thông tin kịp thời, minh bạch
- ·Xây dựng cơ chế pháp lý toàn diện về tiền điện tử
- ·Lúng túng trong quản lý thuốc lá “thế hệ mới”
- ·Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
- ·Nga tuyên bố chiếm làng gần Bakhmut, Ukraine nói Moscow mất lữ đoàn ở Vuhledar
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Linh hoạt trong việc quản lý học sinh sau giờ học
- ·Nhật Bản cam kết viện trợ thêm 5,5 tỷ USD cho Ukraine
- ·Mở rộng tín dụng ngân hàng để hạn chế "tín dụng đen"
- ·Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- ·Xử lý nghiêm việc lợi dụng mưa lũ để đầu cơ, găm hàng
- ·Hai ngân hàng nước ngoài được kinh doanh sản phẩm phái sinh lãi suất
- ·Giá cà phê hôm nay, 1/2/2024: Giá cà phê trong nước gần 80.000 đồng/kg
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Nga sẽ tăng cường các lực lượng hạt nhân