【marseille đấu với montpellier】Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh
Môi trường đầu tư thông thoáng sẽ thu hút, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuất hiệu quả.
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 4.337 doanh nghiệp lớn, nhỏ hoạt động trải đều ở tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trên lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thuỷ sản, có những doanh nghiệp vươn lên trong tóp đầu cả nước và thế giới. Ngoài ra, trên các lĩnh vực khác, doanh nghiệp không chỉ tăng về số mà tăng cả về lượng. Nhận định này được minh chứng qua số lượng được thành lập mới năm 2015 tăng trên 25% (515 doanh nghiệp) so với 2014 và vốn đăng ký tăng trên 137%.
Giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Cà Mau Mai Hữu Chinh nhận định, thời gian qua, các doanh nghiệp và doanh nhân trên địa bàn không chỉ góp phần thúc đẩy kinh tế, hạ tầng nông thôn ngày một phát triển, mà còn góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội cũng như giải quyết việc làm thường xuyên cho lao động, bình ổn giá cả thị trường...
Nhà máy Điện gió được đầu tư xây dựng tại Khu Du lịch Khai Long. Ảnh: THANH QUANG |
Các doanh nghiệp trên địa bàn đã đưa con số thu ngân sách của tỉnh cũng tăng theo từng năm, năm 2015 đã vượt con số 4.000 tỷ đồng. Trong số đó, có sự đóng góp trên 2.200 tỷ đồng từ các doanh nghiệp Nhà nước và ngoài quốc doanh. Không chỉ đóng góp một khoản lớn vào ngân sách mà các doanh nghiệp trên địa bàn hằng năm còn dành hàng trăm tỷ đồng vào các hoạt động an sinh xã hội và từ thiện trên địa bàn.
Là đơn vị không chỉ đóng góp vào nguồn thu ngân sách trong năm 2015 trên 635 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Cà Mau còn dành trên 6 tỷ đồng để thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hỗ trợ người nghèo và các hoạt động an sinh xã hội khác. Giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết Cà Mau Lê Thanh Hải chia sẻ, tôn chỉ kinh doanh của công ty là “phát triển để sẻ chia”, toàn bộ cán bộ công nhân viên luôn ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với xã hội.
Cải cách toàn diện
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong năm qua, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn, thách thức từ tình hình kinh tế chung của nền kinh tế và thủ tục hành chính còn phiền hà, tiêu tốn nhiều thời gian.
Ông Tô Hoài Dân, Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại - Du Lịch Công Lý, chia sẻ, đối với một doanh nghiệp, thời cơ được xem là yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh, nếu vì một nguyên nhân nào đó mà thời cơ qua đi thì vô cùng đáng tiếc. Trong thời gian tới, để lực lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày một phát triển đi lên cả về số lượng lẫn về chất lượng mong rằng công tác quản lý Nhà nước sẽ có những chính sách hiệu quả hơn để tạo điều kiện tốt nhất trong hoạt động sản, xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là trong công tác cải cách hành chính.
Thủ tục rườm ra, mất nhiều thời gian của doanh nghiệp, nhất là trên lĩnh vực tiếp cận đất đai là một trong những nguyên nhân khiến chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) rơi vào nhóm thấp so với cả nước. Trong số các chỉ số thành phần cấu thành PCI bị giảm điểm có chỉ số tiếp cận đất đại và thiết chế pháp lý. Chỉ số PCI là cơ sở đầu tiên để doanh nghiệp cân nhắc trong đầu tư, chỉ số này ở thứ hạng thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút đầu tư trong thời gian qua của tỉnh.
Môi trường đầu tư thông thoáng sẽ thu hút, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuất hiệu quả. |
Trong năm 2015, toàn tỉnh thu hút được 20 dự án đầu tư, tuy nhiên, đa phần là các dự án vừa và nhỏ với tổng mức đầu tư chỉ đạt 1.981 tỷ đồng, không thu hút được dự án đầu tư nào từ nguồn vốn ngoài nước. Do đó, công tác cải cách thủ tục hành chính để cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI là việc làm quan trọng hiện nay để góp phần thúc đẩy hệ thống doanh nghiệp nói riêng và kinh tế toàn tỉnh nói chung phát triển một cách bền vững.
Trong cuộc họp đánh giá tình hình phát triển kinh tế, xã hội tháng 1 vừa diễn ra trung tuần tháng 2 vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi cũng đã dành thời lượng khá lớn trong bài phát biểu kết thúc hội nghị để chỉ đạo thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính thời gian tới. Trong đó, Phó Chủ tịch đặc biệt chú trọng chỉ đạo về quy trình xử lý hồ sơ, thủ tục để các nhà đầu tư tiến hành đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế và cả những khu vực khác; chỉ đạo các đơn vị quản lý khi nhận hồ sơ đầu tư từ doanh nghiệp phải tự làm và giao cho doanh nghiệp sản phẩm cuối cùng, không để cho doanh nghiệp tự bơi như trước. Ngoài ra, quy trình thẩm định hồ sơ, báo cáo kinh tế, kỹ thuật của dự án, các sở chuyển ngành cũng phải có quy trình cụ thể, thời gian bao lâu, thủ tục gồm những gì theo quy mô của từng dự án./.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- ·Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử, có nên đầu tư?
- ·Giá vàng nhẫn cao nhất lịch sử, có nên đầu tư?
- ·Chính phủ trình Quốc hội dự án 1 luật sửa 7 luật
- ·Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
- ·Độc lạ đường hầm đất sét ở Đà Lạt
- ·Hải Phòng: Quản lý nghiêm hoạt động đấu thầu và lựa chọn nhà đầu tư
- ·Đại biểu Quốc hội kiến nghị cho Big 4 ngân hàng chủ động tăng vốn điều lệ
- ·Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
- ·Vinamilk: Thị trường nước ngoài tăng 15,7%, thu về 8.349 tỷ đồng trong 9 tháng
- ·Năm 2025, tiếp tục siết chặt việc chấp hành pháp luật về giá và thẩm định giá
- ·Gỡ khó cho chuỗi giá trị hàng hóa của HTX bằng cách nào?
- ·Sẽ không cấm nhà đầu tư cá nhân mua trái phiếu riêng lẻ
- ·'Điểm danh' những tháp Chăm cổ đẹp mê hồn ở Ninh Thuận
- ·Vụ DN 'đòi nợ' được giải quyết, cao tốc QL45
- ·Đề xuất miễn thuế với hộ cá nhân có doanh thu dưới 200 triệu đồng/năm
- ·Ngân hàng MB lần đầu cán mốc tổng tài sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng
- ·Cà Mau thu hút đầu tư, phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng
- ·Những câu chuyện về thị trường chứng khoán New York thập niên 90
- ·Doanh nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng lãi đậm