【u17 han quoc vs】Nhận diện vướng mắc và tháo gỡ kịp thời để triển khai hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu
Ngày 30/10, ngày làm việc thứ sáu của Kỳ họp thứ 6, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội dành cả ngày làm việc tại hội trường thảo luận về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là các Nghị quyết của Quốc hội).
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
Quốc hội nghe Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội.
Báo cáo giám sát đầy đủ của Đoàn Giám sát trình Quốc hội gồm 103 trang và Báo cáo tóm tắt 12 trang. Đây là lần đầu tiên Quốc hội giám sát giữa kỳ, đồng thời với 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025, có phạm vi rộng, cùng với những yêu cầu đổi mới, Đoàn giám sát đã giải quyết nhiều nhiệm vụ, khối lượng công việc lớn với cách tiếp cận và cách làm mới phù hợp. Việc xác định nội dung trọng tâm là giám sát, đánh giá tiến trình chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện là hướng đi đúng đắn, nhất là trong bối cảnh các Chương trình đang bị chậm tiến độ theo mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Đoàn giám sát đã tiến hành giám sát trực tiếp Chính phủ, 11 bộ, ngành và 15 tỉnh đại diện cho các vùng, miền và mức độ thụ hưởng các Chương trình.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát.
Về kết quả thực hiện, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM), giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội thông qua chủ trương tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021, có tổng kinh phí tối thiểu là 196.332 tỷ đồng. Ngoài chính sách chung, Chương trình còn có 6 chuyên đề trọng tâm và thực hiện trên địa bàn 63 tỉnh, thành phố cả nước.
Kế thừa và phát huy kết quả các giai đoạn trước, phong trào xây dựng NTM của cả nước đã bám sát mục tiêu: “gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hoá, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững”. Tính đến ngày 30/6/2023, cả nước có 6.022/8.177 xã (73,65%) đạt chuẩn NTM, 1.331 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 176 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; có 263/644 đơn vị cấp huyện (40,8%) được công nhận hoàn thành nhiệm vụ/đạt chuẩn NTM; 19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có 100% số xã đạt chuẩn NTM.
Tuy nhiên, quá trình thực hiện cũng còn một số bất cập, như: Hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn thực hiện của Trung ương và địa phương còn nhiều, ban hành chậm, chưa đồng bộ, còn có vướng mắc nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung kịp thời. Nguồn vốn đầu tư phát triển ngân sách trung ương phân bổ chậm, tỷ lệ đối ứng còn cao gây khó khăn cho một số địa phương, nhất là các tỉnh nghèo. Tiến độ giải ngân vốn ngân sách trung ương năm 2022 và giai đoạn 2021-2025 còn chậm so với yêu cầu, nhất là vốn sự nghiệp, đến ngày 30/6/2023 mới giải ngân được 9,17% kế hoạch vốn của năm. Kết quả xây dựng NTM chưa đồng đều, chưa thực sự bền vững; một số địa phương thiếu quyết liệt và có dấu hiệu chững lại trong chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM …
Tham dự phiên họp còn có 84 đồng chí là đại biểu đại diện Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, lãnh đạo các ban của HĐND và một số Phó Chủ tịch HĐND cấp huyện của 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến dự thính.
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15, có tổng vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng. Chương trình gồm 7 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn cả nước.
Kết quả triển khai thực hiện Chương trình đã cơ bản bám sát mục tiêu: “Thực hiện giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững”; tuân thủ các nguyên tắc, giải pháp theo Nghị quyết 24. Nhiều địa phương có mô hình hay, cách làm sáng tạo đạt hiệu quả trong quá trình tổ chức thực hiện. Chương trình đã thực hiện cơ bản đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số hằng năm theo Nghị quyết 24 đề ra.
Tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện đó là việc ban hành văn bản của Chương trình vẫn chậm so với quy định Nghị quyết 24. Một số văn bản đã ban hành có khó khăn vướng mắc, địa phương kiến nghị cần phải sửa đổi, bổ sung. Việc phân bổ ngân sách trung ương còn chậm; một số địa phương bố trí nguồn vốn đối ứng thấp; việc lồng ghép vốn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc phát huy quyền làm chủ, sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân vào công tác giảm nghèo còn chưa thực chất. Tại các huyện nghèo mới chỉ quan tâm đánh giá việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, chưa đánh giá thực chất mức tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm. Kết quả giảm tỷ lệ hộ nghèo hằng năm chưa thực sự phản ánh đầy đủ các tác động của Chương trình...
Đại biểu xem Video clip về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Đối với Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020, có kinh phí tối thiểu làm tròn là 137.664 tỷ đồng, gồm 10 dự án, 14 tiểu dự án, thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.
Quá trình triển khai thực hiện đã bám sát mục tiêu tổng quát của Chương trình là “Giảm nghèo nhanh, bền vững, giảm dần số xã, thôn đặc biệt khó khăn, sắp xếp ổn định dân cư, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thu hẹp dần khoảng cách mức sống, thu nhập so với bình quân chung của cả nước...”. Chương trình thực hiện đã tích hợp trên 118 văn bản chính sách dân tộc ở giai đoạn trước, do đó bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải để tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp thiết về kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng đặc biệt khó khăn.
Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo Báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3,4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao.
Tuy nhiên, việc ban hành các văn bản còn chậm, sau hơn 1 năm 2 tháng kể từ khi Quốc hội ban hành chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 120/2020/QH14, Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Quyết định 1719/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình; các bộ, ngành ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các dự án, tiểu dự án còn chậm; chất lượng văn bản chưa cao, phải đính chính, sửa đổi, bổ sung sau khi ban hành. Đến tháng 6/2023 vẫn còn 21 tỉnh chưa thành lập Tổ Công tác. Việc phân bổ vốn trung ương chậm, dẫn đến đối tượng thực hiện của một số chính sách, ở một số địa phương có sự thay đổi, không còn phù hợp.
Kết quả giải ngân đạt thấp, từ năm 2022 đến 6/2023 giải ngân khoảng 18,9% so với kế hoạch trung hạn. Theo báo cáo, Chương trình đến nay đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu đề ra, song trên thực tế, Đoàn giám sát nhận định: đời sống đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn, kinh tế, xã hội phát triển chậm; tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo và nguy cơ tái nghèo cao.
Đoàn giám sát đã phân tích 7 nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên. Trong đó, lần đầu tiên thực hiện cơ chế, quản lý, chỉ đạo chung 3 Chương trình MTQG nên không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng về chỉ đạo, tổ chức thực hiện; năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dưng văn bản, chính sách; việc phối hợp của một số cơ quan, Bộ, ngành, địa phương còn chưa chặt chẽ; cách tiếp cận xây dựng các Chương trình chưa thực sự phù hợp, được thiết kế phức tạp gồm nhiều chính sách, dự án, tiểu dự án...
Theo đó, Đoàn giám sát đã đưa ra 4 bài học kinh nghiệm; đồng thời nêu một số kiến nghị cụ thể đối với Quốc hội, đối với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan, đối với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, đối với địa phương.
Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nêu rõ, Đảng, Nhà nước ta luôn xác định xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước. Những năm qua, cấp uỷ chính quyền các cấp đã luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực của toàn dân để thực hiện tốt các Chương trình MTQG.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, các Chương trình MTQG ở giai đoạn trước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, góp phần hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đồng thời, đây cũng là một điểm sáng trong việc thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta. Kế thừa và phát huy kết quả thực hiện các chương trình này, Quốc hội đã tiếp tục ban hành 3 Nghị quyết về Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên, sau hơn 2 năm thực hiện, các Chương trình MTQG còn chậm, thiếu vững chắc, làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình cũng như các mục tiêu kinh tế - xã hội, làm giảm đi giá trị, thành công của các giai đoạn trước.
“Nghị quyết số 47 năm 2022 của Quốc hội đã xác định chương trình giám sát năm 2023 quyết định lựa chọn giám sát tối cao chuyên đề này. Đây là chuyên đề cần thiết, nhằm nhận diện đầy đủ những vướng mắc, khó khăn, nguyên nhân và tháo gỡ kịp thời, giúp việc triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia có hiệu quả hơn”, Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh.
Tại phiên thảo luận đã có 33 đại biểu phát biểu, 8 đại biểu tranh luận, trong đó các ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với nội dung Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội.
Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung như: Vai trò, ý nghĩa, mối quan hệ của 3 chương trình MTQG của giai đoạn trước và giai đoạn này; mối quan hệ giữa 3 chương trình của giai đoạn này, tính phù hợp, khoa học trong việc xác định đối tượng địa bàn, nội dung chính sách, tiêu chí, các chỉ tiêu đạt được thực chất về phát triển kinh tế - xã hội, về giảm nghèo, về xây dựng NTM, nhất là vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; Tính phù hợp và những bất cập, hạn chế của bộ máy tổ chức quản lý các chương trình mục tiêu, kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa phương về 3 chương trình này; tính kịp thời, đầy đủ, rõ ràng trong các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp, các ngành đối với các cơ chế, như: cơ chế lồng ghép, cơ chế đặc thù, cơ chế hỗ trợ sản xuất theo chuỗi, sản xuất cộng đồng và cơ chế phân cấp, phân quyền; công tác lập kế hoạch, phân bổ vốn, kết quả giải ngân vốn; những khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân; trách nhiệm của cá nhân và tổ chức có liên quan...
Đại biểu Phạm Thị Kiều - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông, cho rằng nên quy định thống nhất một cơ chế quản lý, sử dụng chung, lồng ghép nguồn vốn chính sách Nhà nước.
Về định hướng các chương trình MTQG giai đoạn 2026-2030, các ý kiến đại biểu đề nghị giao Chính phủ nghiên cứu xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu các chương trình MTQG 2021-2030 và báo cáo Quốc hội cho ý kiến vào cuối năm 2025 để chủ động trong việc triển khai thực hiện.
Đại biểu cũng có ý kiến đề nghị Quốc hội cho phép kéo dài thời hạn giải ngân vốn của giai đoạn 2021-2025, kể cả nguồn vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 đến hết giai đoạn 2025; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương nên quy định thống nhất một cơ chế quản lý, sử dụng chung, lồng ghép nguồn vốn chính sách nhà nước để thực hiện cho 3 chương trình MTQG; ban hành quy định cho phép địa phương được chuyển từ nguồn vốn sự nghiệp sang nguồn vốn đầu tư, phân bổ theo các lĩnh vực chi kinh tế, văn hóa, xã hội, tuyên truyền theo nhu cầu sử dụng vốn.
Kiến nghị nghiên cứu thành lập một mô hình văn phòng điều phối trực thuộc UBND cấp tỉnh để thực hiện có hiệu quả 3 chương trình; Chính phủ xem xét giao chung vốn sự nghiệp thực hiện các chương trình MTQG hằng năm trên cơ sở nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đã được ban hành, không thực hiện giao theo lĩnh vực, theo dự án, tiểu dự án thành phần như hiện nay để tạo sự chủ động, linh hoạt cho các địa phương, xem xét khoán kinh phí thực hiện cho cấp huyện.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sớm ban hành cơ chế hướng dẫn để địa phương triển khai thực hiện theo đúng quy định, xem xét xây dựng chính sách đồng bộ trong phát triển kinh tế theo hướng tạo chủ động cho các địa phương và giải quyết đồng bộ chính sách phù hợp với tình hình thực tế; đổi mới phương thức truyền thông về các chương trình MTQG;…
Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, cho rằng việc xây dựng nông thôn mới chưa thực sự bền vững và còn nặng tính thành tích.
Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Hầu A Lềnh; Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang phát biểu.
Phát biểu kết luận nội dung phiên thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhìn chung, nội dung thảo luận đảm bảo toàn diện, các ý kiến góp ý phong phú, sâu sắc, có giá trị cao về lý luận và thực tiễn, thể hiện sự quan tâm, tâm huyết và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội; không khí thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, mang tính xây dựng; các ý kiến của các Bộ trưởng, trưởng ngành và Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đã làm rõ thêm nhiều vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý được phân công.
Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ lưỡng, tiếp thu đầy đủ ý kiến, cập nhật đầy đủ số lượng giải trình và hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị quyết bảo đảm chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng, có đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn, bảo đảm tính khả thi khi tổ chức triển khai thực hiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua./.
T. Bình (tổng hợp)
Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·Đề nghị mở rộng hầm đường bộ Đèo Ngang lên thành 4 làn xe
- ·Cuối năm, lại 'nóng' chuyện cải tạo vỉa hè
- ·Điều tra nguyên nhân vụ cháy làm một người chết, 3 người bị thương nặng
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Tập trung tái cấu trúc công ty kinh doanh chứng khoán
- ·Quỹ Bảo hộ công dân ở nước ngoài được ngân sách cấp 20 tỷ đồng
- ·Temu thách thức các nền tảng thương mại điện tử Hàn Quốc
- ·Mưa lớn gây sạt lở trên đèo Bảo Lộc, giao thông ùn tắc
- ·Quảng Ninh: Lan tỏa tinh thần 'không để hộ gia đình nào bị bỏ lại phía sau'
- ·Ngày 4/1: Giá gạo trong nước, gạo xuất khẩu tiếp tục giảm nhẹ
- ·Chi phí đám cưới tăng vọt, nhiều người bỏ phong bì mừng gần 1 triệu vẫn áy náy
- ·Hành khách bàng hoàng phát hiện chuột trên trần cabin máy bay
- ·Bà nội trợ Dubai được chồng cho hơn 5,7 tỷ đồng 'tiền tiêu vặt' mỗi tháng
- ·Giám đốc điều hành Jeju Air bị cấm rời khỏi Hàn Quốc sau vụ tai nạn thảm khốc
- ·Hà Nội giảm thu nội địa gần 10 nghìn tỷ đồng
- ·Công bố chỉ dẫn địa lý cho Dừa xiêm xanh và Bưởi da xanh của Bến Tre
- ·Hàng trăm tình nguyện viên đội mưa dọn rác dưới chân cầu Long Biên
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Việt Nam sẽ có 3 đô thị trong mạng lưới thành phố thông minh ASEAN