【kết quả bóng đá trận】Giúp người dân tổ chức lại sản xuất
(CMO) Cà Mau được đánh giá là vùng đất có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nhiều lĩnh vực, nhất là nông nghiệp, ngư nghiệp. Thế nhưng, qua thời gian dài, nông dân Cà Mau đa phần thu nhập còn thấp. Nghịch lý này phần lớn nằm ở chính cách thức tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và nạnh ai nấy làm. Những rào cản này khiến người dân chưa thể khai thác được tiềm năng thiên nhiên ban tặng.
Một trong những mặt hàng chủ lực và tiêu biểu nhất hiện nay trên đồng đất Cà Mau chính là con tôm, với diện tích nuôi trên 278.642 ha và đa dạng nhiều loại hình nuôi từ công nghiệp, quảng canh cải tiến, tôm - lúa, tôm rừng cho đến quảng canh kết hợp… “hời gian qua, nghề nuôi tôm phát triển chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng và vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức”, ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, đánh giá.
Điêu đứng vì "được mùa mất giá"
Con tôm đối diện với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường, môi trường nuôi, dịch bệnh; còn con cua, cá bổi cũng đã nhiều phen khiến người nông dân khốn đốn bởi điệp khúc “được mùa, rớt giá”. Tình cảnh của người nuôi cá bổi hiện nay đang là thực tế đau lòng.
Trong hơn 10 năm gần đây, khi nghề nuôi cá bổi ở Cà Mau phát triển mạnh, chưa năm nào giá cá lại xuống thấp như năm nay, có lúc chỉ còn 25.000-30.000 đồng/kg cá loại 1. “Hơn mười mấy năm nuôi, rồi đến nay là chế biến và tiêu thụ cá bổi, nhưng chưa có lúc nào gặp khó khăn như lúc này, đa phần người nuôi bị thua lỗ”, ông Ba Đức (Lê Minh Đức), Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, thở dài chia sẻ.
Bên cạnh khô bổi, con cua - một thương hiệu có tiếng và mạnh của tỉnh nhưng người nuôi cũng đã không ít phen đứng ngồi không yên khi giá lúc lên cao ngất ngưởng, lúc thì trượt dốc không phanh. Một trong những đợt đỉnh điểm giảm giá của con cua phải kể đến giai đoạn cuối tháng 8, đầu tháng 9 năm 2015, khi cua y chỉ còn 140.000 đồng/kg, cua gạch còn 200.000-220.000 đồng/kg.
Con cua, thương hiệu nổi tiếng của tỉnh Cà Mau nhưng cũng đã nhiều phen điêu đứng vì rớt giá. |
Con tôm, con cua, khô cá bổi... là những thương hiệu chủ lực của tỉnh còn phải đối diện với nhiều khó khăn là vậy, huống gì các mặt hàng khác. Con cá chình, cá bống tượng là một ví dụ. Mới đây nhất, vào thời điểm cuối năm 2016, đầu năm 2017, giá cá giảm thê thảm. Có những lúc chỉ còn bằng giá cá lóc đồng, tức chỉ khoảng 120.000 đồng/kg. Thậm chí hiện nay giá gỗ cây đước vùng rừng ngập mặn cũng đang giảm mạnh.
Giá gỗ đước hiện nay đang giảm mạnh, khiến nông dân vô cùng khó khăn. |
Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Lý Hoàng Tiến cho biết: "Hiện nay giá cây đước giảm khoảng 30-40% so với trước. Con tôm và cây rừng là 1 trong 2 nguồn thu chính của người dân trên địa bàn huyện nên khi giá thành gỗ xuống thấp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân”.
Trên đây là những mặt hàng hoàn toàn khác nhau đại diện cho những vùng sinh thái đặc trưng của đồng đất Cà Mau. Tuy khác nhau nhưng tất cả đều có điểm chung là phải chịu sự chi phối lớn từ thị trường, nhất là thương lái, nên việc giá cả lên xuống thất thường là điều gần như khó tránh khỏi. Để hạn chế tình trạng này, việc giúp người dân tổ chức lại sản xuất, kiến thiết lại đồng ruộng là giải pháp căn cơ nhất.
“Sản xuất theo chuỗi giá trị” là cụm từ không còn xa lạ với người dân Cà Mau. Mặc dù xuất hiện nhiều và đã triển khai không ít mô hình thí điểm, song trên thực tế chỉ dừng lại ở thí điểm, việc nhân rộng hiện nay vô cùng khó khăn.
Một trong những mắc xích vô cùng quan trọng đối với sản xuất theo chuỗi giá trị là hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác (THT). Thế nhưng, hiện nay HTX và THT của tỉnh đang trong tình trạng hoạt động kém hiệu quả. Trong tổng số 165 HTX toàn tỉnh hiện nay có 95 HTX ngưng hoạt động. Hay đối với THT thời gian qua có 1.589 THT trong tổng số 3.478 THT ngưng hoạt động và giải thể. Về hình thức tổ chức sản xuất này, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải đánh giá: "Hình thức tổ chức sản xuất hợp tác, HTX hiện hoạt động hiệu quả rất thấp, ngay cả những xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cũng vậy".
Cần gói tín dụng cho nông dân
Trên lĩnh vực thuỷ sản tỉnh đã đặt ra mục tiêu là đạt 2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, một giải pháp vô cùng quan trọng là xây dựng được chuỗi sản xuất giá trị. Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II nhận định, đối với đặc trưng của tỉnh, muốn phát triển loại hình nuôi nào cũng phải xác định rõ và dựa vào đặc trưng của người nuôi tôm Cà Mau là nuôi theo nông hộ, nhà nhà nuôi tôm, người người nuôi tôm.
Một giải pháp mà thời gian qua cũng đã làm và hiện nay cũng được cho là quan trọng là tích tụ ruộng đất để kêu gọi doanh nghiệp đầu tư với quy mô lớn, công nghệ cao. Với thực tế đã qua, ông Trần Văn Của, Chủ tịch Hội Thuỷ sản tỉnh, cho rằng, không thể nào thực hiện được, bởi người dân Cà Mau bao đời nay luôn gắn bó với mảnh đất, khu vườn của mình. Ông Của minh chứng, trước đây tỉnh cũng đã quy hoạch hai cụm nuôi tôm công nghiệp tập trung ở Tân Trung và TP Cà Mau, cũng với hình thức dồn điền đổi thửa, nhưng đến nay chưa thể làm được.
Đồng tình với đánh giá của Tiến sĩ Hảo, ông Của cho rằng, trong lĩnh vực nuôi tôm nói riêng, hay cả ngành nông nghiệp nói chung, nông dân mới là chủ lực. Nhà nước chỉ cần làm mô hình điểm để nhân rộng trong dân. Đồng thời nếu tiếp cận được nguồn vốn vay và được tập huấn kỹ thuật, nông dân sẽ tạo ra đột phá vượt bậc.
Riêng trên lĩnh vực con tôm, Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản cho rằng, nghề nuôi tôm Cà Mau cần chú ý đến hệ thống bền vững hơn, phù hợp với khả năng đầu tư và có lợi thế nhất của tỉnh, đó là loại hình quảng canh cải tiến, tôm - rừng, tôm - lúa, nếu được nhân rộng và nâng năng suất thì sẽ có lợi thế lớn về cạnh tranh, nhất là giá thành. Đối với việc phát triển liên kết trong sản xuất, Tiến sĩ Tuấn cho rằng, để làm được việc này cần đặc biệt chú ý sự hài hoà lợi ích của tất cả các bên khi tham gia.
Loại hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến chiếm diện tích lớn nhất tỉnh, trên 183.000 ha. Ngoài ra, hiện nay trong dân đang phát triển mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến năng suất cao nước tĩnh cho năng suất gần 1 tấn/ha mà chỉ cần đầu tư khoảng 30 triệu đồng. Theo Tiến sĩ Hảo, loại hình nuôi trên sẽ tạo ra đột phá cho con tôm của tỉnh. Bởi với hình thức nuôi quảng canh cải tiến trên thực tế có hộ làm đạt 700-800 kg/ha, nếu toàn bộ người nuôi tôm của tỉnh đều làm được sản lượng trên và ổn định sẽ tạo ra đột phá. Do đó, để làm được việc này cần giúp người nông dân cải tạo và kiến thiết lại đồng ruộng, gói tín dụng trung hạn lãi suất thấp sẽ tạo ra đột phá cho nghề nuôi tôm ở Cà Mau.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nhận định, soi kèo U21 Swansea City vs U21 Colchester United, 22h00 ngày 6/1: Khó tin Thiên nga đen
- ·New Zealand đơn giản hóa thủ tục hải quan với Trung Quốc
- ·Bí ẩn về lăng mộ 'mẹ của loài người' Eva ở thành phố cổ Jeddah
- ·Tổng thống Philippines gây sốc khi chửi ông Barack Obama
- ·Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- ·[Infographics] Những nhóm chính trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
- ·Kinh tế Triều Tiên chịu ảnh hưởng lớn do cấm vận quốc tế
- ·Du khách Việt trải nghiệm khách sạn 5 triệu sao ở Iceland
- ·Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- ·Vịt nướng không xương hình đàn tỳ bà độc lạ, khách xếp hàng dài chờ mua ở Thủ đô
- ·Tàu hàng làm đứt đường điện 35 KV, mất điện toàn đảo Cát Bà
- ·Khai mạc Lễ hội hoa đào xứ Lạng dịp Tết Quý Mão
- ·Phú Quốc, Đà Lạt, Sa Pa cháy phòng Tết Dương lịch 2023
- ·Góc thu lãng mạn giữa lòng Sài Gòn khiến du khách nao lòng
- ·SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
- ·Món muối nhà nhà nghiện ở Tây Ninh trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Du khách rơi khỏi thuyền du lịch sống sót thần kỳ suốt 20 giờ trên biển
- ·Bầu cử Tây Ban Nha: Gia tăng nguy cơ bất ổn cho châu Âu
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Indonesia: Phiến quân như rắn mất đầu sau khi thủ lĩnh bị tiêu diệt