【bóng đá đúc】Không ngừng phấn đấu vì sức khỏe nhân dân
Dù còn nhiều khó khăn,ôngngừngphấnđấuvìsứckhỏenhândâbóng đá đúc thử thách, nhưng đội ngũ cán bộ, nhân viên y tế trên địa bàn TP.Thuận An vẫn gắn bó với nghề nghiệp mà mình đã lựa chọn. 2 bác sĩ (BS) mà chúng tôi nhắc đến trong bài viết này là 2 trong số những tấm gương luôn phấn đấu trong chuyên môn, tận tâm với nghề.
BS Nhan Kim Ngọc
Không ngừng phấn đấu
Đến nay, BS Nhan Kim Ngọc, Phó Trưởng khoa cấp cứu Trung tâm Y tế (TTYT) TP.Thuận An đã gắn bó với nghề y hơn 30 năm, riêng với TTYT TP.Thuận An chị cũng có hơn 20 năm đồng hành. Trong khoảng thời gian đó, BS Ngọc đã không ngừng cố gắng, phấn đấu để từng bước nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phát triển hơn trong nghề nghiệp.
Trong nhà có người bệnh thường xuyên phải chăm sóc, nên từ nhỏ BS Ngọc luôn nuôi mơ ước sau này được vào ngành y để có điều kiện chăm sóc sức khỏe cho những người thân yêu của mình được tốt hơn. Để thực hiện điều đó, chị đã theo học y sĩ sau khi học xong cấp 3. Sau khi tốt nghiệp y sĩ vào năm 1992, đi làm được một thời gian, chị đăng ký học chuyên tu, sau đó tiếp tục học BS chuyên khoa I. Vừa làm, vừa học nhưng chị luôn cố gắng để vừa hoàn thành tốt công việc chuyên môn, vừa hoàn thành việc học một cách tốt nhất.
Trong quá trình công tác, BS Ngọc còn tích cực hỗ trợ đồng nghiệp, đồng thời động viên mọi người phải luôn chia sẻ công việc của mình với gia đình, để người thân hiểu được ý nghĩa công việc của mình, từ đó có sự đồng cảm và ủng hộ nhiều hơn. Với bệnh nhân, chị cũng ân cần thăm hỏi, hướng dẫn, chăm sóc điều trị tận tình nên được người bệnh tin tưởng. Đến khoa cấp cứu, nhìn BS Ngọc thăm hỏi, hướng dẫn về chế độ sinh hoạt, uống thuốc đều đặn… cho một bệnh nhân tăng huyếp áp đã được điều trị ổn định, chúng tôi càng hiểu hơn về sự tận tâm của chị trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.
BS Ngọc chia sẻ, khoa cấp cứu là nơi có cường độ làm việc cao và áp lực công việc lớn. Cũng có không ít lần, chị và đồng nghiệp đã gặp phải những tình huống bị người nhà bệnh nhân gây áp lực tinh thần, chửi mắng, thậm chí
hành hung. “Chúng tôi hiểu trong tình huống người nhà bị bệnh nặng, tính mạng bị đe dọa, người nhà thường lo lắng, rối trí và không kiềm chế được cảm xúc. Khi gặp những tình huống này, chúng tôi rất buồn, nhưng khi đặt mình vào vị trí người nhà bệnh nhân, mọi người cũng thông cảm cho họ. Bù lại, cũng có rất nhiều người bệnh được chăm sóc kịp thời nên đã phục hồi sức khỏe tốt, họ và người nhà đã bày tỏ sự cảm ơn chúng tôi. Dù chỉ là lời nói, nhưng đó là động lực, niềm tin để chúng tôi tiếp tục cố gắng và yêu hơn cái nghề mà mình đã chọn”, BS Ngọc chia sẻ.
Tận tụy với nghề
Với mong muốn mang kiến thức đã học để chăm sóc tốt hơn cho những người phụ nữ, BS Trương Thị Trinh, Trưởng Khoa sản, Trung tâm Y tế TP.Thuận An đã gắn bó, tận tụy với nghề trong suốt hơn 20 năm qua.
Năm 2003, BS Trinh về đầu quân cho khoa sản, ngoại Trung tâm Y tế huyện Thuận An (nay là TP.Thuận An). Thời điểm ấy khoa sản và khoa ngoại chung một khoa cơ sở, vật chất thiếu thốn, phẫu thuật sản phụ khoa chưa phát triển nhưng với lòng nhiệt huyết, đam mê nghề nghiệp, BS Trinh cùng tập thể cán bộ của khoa đã làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. BS Trinh luôn tìm tòi, học hỏi đồng nghiệp, sáng tạo trong công tác, tham gia và trực tiếp thực hiện nhiều đề tài khoa học, phát triển khoa sản thành một khoa chuyên biệt với nhiều kỹ thuật khó (mổ sanh, mổ phụ khoa, mổ nội soi…).
BS Trương Thị Trinh (bên phải)
Là phụ nữ, hiểu được việc mang thai, sinh nở, gồng gánh chuyện gia đình đã bào mòn tuổi thanh xuân, sức khỏe của người phụ nữ nên tâm niệm của BS Trinh là mong muốn giúp đỡ phụ nữ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ấn tượng nhất về BS Trinh trong mắt đồng nghiệp là đỡ đẻ ca sản phụ thai ngoài tử cung thành công. Bệnh nhân đến bệnh viện trong tình trạng choáng, tụt huyết áp, bụng ngập máu. Hoàn cảnh thai phụ rất khó khăn và muốn bỏ con trong bụng. Với tình cảm, trách nhiệm của mình, BS Trinh ân cần động viên thai phụ yên tâm điều trị. BS Trinh đã âm thầm tiết kiệm tiền chi tiêu hàng ngày của bản thân để hỗ trợ mua quần áo, tã lót cho sản phụ trong những ngày điều trị tại khoa và cả khi thai phụ xuất viện.
Sau dịch bệnh, khi cuộc sống đã trở lại nhịp bình thường, trước làn sóng lực lượng y tế bỏ bệnh viện công nhưng bác Trinh vẫn miệt mài đi sớm về khuya, gắn bó với bệnh viện. Bất kể là ngày hay đêm, khi có bệnh nhân là BS Trinh sẵn sàng có mặt để xử lý, nhất là đối với những bệnh nhân cần cấp cứu.
H.THUẬN - K.HÀ
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tìm thấy thi thể cụ ông bị mất tích sau trận mưa lũ ở Nghệ An
- ·Doanh nghiệp xuất khẩu lo lắng khi giá cá tra tăng nhanh
- ·Kích hoạt báo động đỏ cứu người bị thang máy kẹp vỡ hộp sọ
- ·Các chuyên gia WHO phấn chấn khi rời khu cách ly Covid
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Bắt tạm giam 4 đối tượng thuê ô tô tự lái rồi làm giả giấy tờ mang đi bán
- ·Khởi tố, bắt tạm giam 45 bị can dùng hung khí hỗn chiến
- ·Nguyên nhân bạn bị lạnh tay chân hơn người khác
- ·Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- ·Khởi tố 21 đối tượng tội 'Đánh bạc' và 'Tổ chức đánh bạc'
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·TP.HCM đang truy tìm 1 người liên quan nhóm người nhập cảnh trái phép
- ·Sự thật lãi suất trả góp 0%: Cái bẫy bí ẩn
- ·Đề xuất cơ chế khuyến khích đổi mới công nghệ sản xuất phân bón
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Xử lý nhiều trường hợp đăng tải, chia sẻ video, clip, ảnh bạo lực
- ·Bệnh nhân ghép tạng ở Huế tiến triển tốt
- ·Làm gì để “đón sóng” cách mạng công nghiệp 4.0?
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Tưởng tăng cân do béo, người phụ nữ phát hiện khối u tụy khổng lồ