会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỷ số sporting】Nỗi buồn di tích!

【tỷ số sporting】Nỗi buồn di tích

时间:2025-01-26 03:14:43 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:253次

Báo Cà Mau(CMO) Năm nay đã 85 tuổi, nhưng nhắc lại trận chiến thắng giặc Pháp trên sông Mương Điều, bà Trương Thị Mười, hội viên Hội tù chính trị yêu nước (ngụ ấp Mương Điều A, xã Tạ An Khương, huyện Đầm Dơi) vẫn nhớ rất rõ: "Ngày ấy, ở khu vực Mương Điều, bà con tập trung đông như hội, họ đến để xem tàu Pháp bị đánh chìm và cổ vũ bộ đội, du kích mò tìm vũ khí…".

Đang cao hứng nhắc chuyện năm xưa, bỗng giọng bà Mười chùng lại: “Nơi chiến thắng lịch sử ấy, giờ đây đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá. Nhưng hơn 70 năm rồi, chứng tích đã phai mờ theo thời gian, còn chăng là những gì đọng lại trong tâm trí tôi và những người cùng thế hệ về giá trị khoa học trong đường lối chiến tranh Nhân dân đầy sáng tạo của Đảng “Tát sông Mương Điều, bắt tàu chiến địch”".

Chiến thắng bởi tinh thần quả cảm 

Tháng 5/1946, thực dân Pháp lấn chiếm Đầm Dơi bằng đường thuỷ. Chỉ trong vòng 60 ngày, thực dân và bọn tay sai đã đóng xong các đồn trọng yếu trên địa bàn Đầm Dơi rồi tổ chức các đợt càn quét làm nhiều chiến sĩ cách mạng hy sinh. Cuối năm 1946, hưởng ứng "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân, dân Đầm Dơi đồng loạt nổi dậy tấn công làm tiêu hao vũ khí, tiêu diệt địch và mở rộng vùng giải phóng. Nổi bật là trận đánh tàu Pháp trên sông Mương Điều.

Tháng 5/1947, đoán biết địch sắp đi tiếp tế cho đồn Đầm Dơi, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh Bạc Liêu (bao gồm cả tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau ngày nay) đã huy động Nhân dân đắp cản lớn chặn ngang lòng sông Mương Điều.

Trước chỗ đắp cản khoảng 4 km có mai phục 2 trái thuỷ lôi cải tiến (cách nhau 200 m). Nếu địch đi 2 tàu thì đánh cả 2 trái, nếu địch đi 1 tàu thì đề phòng trái trước hỏng vẫn còn trái sau; đồng thời chuẩn bị phương án đánh lúc tàu quay ra, vì khi tàu quay về ngược nước, chạy chậm dễ đánh hơn. Mặt khác, chia trung đội thuỷ lôi của xưởng Cái Ngay làm 2 bộ phận, vừa đánh thuỷ lôi, vừa yểm trợ tác chiến cho nhau.

Như dự đoán, 9 giờ sáng 18/5/1947, tàu Lơ-toa-măng chở theo một đại đội lính Pháp và vũ khí tiến vào Đầm Dơi. Vừa chạy chúng vừa bắn như vãi đạn lên hai bờ sông và hùng hổ đâm phá cản ở lòng sông. Thế nhưng, hơn 5 giờ đồng hồ vẫn không phá được cản, tàu Lơ-toa-măng đành quay trở về Cà Mau và lọt vào trận địa bộ đội ta mai phục. Thuỷ lôi được giật dây nổ tung, tàu Lơ-toa-măng chìm tại chỗ. Do tàu Lơ-toa-măng là loại tàu lớn ở Tây Nam Bộ nên không chìm hết, một số lính Pháp leo lên phần mũi tàu còn nổi tiếp tục chống cự trong vô vọng.

Sau khi tiêu diệt sạch đại đội lính Pháp, bộ đội và quân, dân địa phương đã đắp 2 đầu đập để ngăn dòng chảy trên sông Mương Điều (khu vực tàu Lơ-toa-măng bị đánh chìm), sử dụng hơn 50 chiếc gàu giai để tát cạn nước và tận thu hàng trăm súng các loại. Đồng thời, gỡ đầu máy tàu Lơ-toa-măng đem sang Thái Lan bán lấy tiền mua vũ khí.

Đau đáu bảo tồn di tích chiến thắng năm xưa

Chiến thắng trận đánh trên sông Mương Điều thể hiện sức mạnh to lớn của chiến tranh Nhân dân, phát động mạnh mẽ phong trào chiến tranh du kích. Mương Điều trở thành con sông lịch sử chống xâm lược.

Sự kiện quân, dân Đầm Dơi đắp đập tát cạn một khúc sông để lấy vũ khí dưới tàu chìm của địch chứng tỏ ý chí sắt đá và tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong cuộc kháng chiến, giành thắng lợi và xây dựng đất nước trong thời bình.

Tháng 4/2011, địa điểm trận chiến thắng Mương Điều được Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh. Theo đó, huyện Đầm Dơi kết hợp với các cơ quan, ban, ngành có liên quan quy hoạch khu vực di tích thành trung tâm sinh hoạt văn hoá để ghi dấu sự kiện lịch sử của Đảng bộ và quân, dân Đầm Dơi và cũng là nơi tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Tuy nhiên, gần 7 năm qua, nơi đây vẫn còn là... phế tích.

Ông Đào Minh Chính đứng trên phần đất đã hiến tặng cho địa phương quy hoạch khu di tích.

Theo ông Phạm Chí Ngoãn, Phó chủ tịch UBND xã Tạ An Khương: Di tích “Địa điểm trận chiến thắng Mương Điều” không chỉ lưu dấu truyền thống cách mạng mà còn là biểu tượng văn hoá của địa phương. Hiện tại, đường về khu di tích đã được xây dựng lộ giao thông thẳng tắp, đất quy hoạch khu di tích cũng được hộ dân hiến tặng… Vấn đề còn lại là đầu tư xây dựng, nhưng việc này nằm ngoài khả năng của xã.

Ông Đào Minh Chính, ấp Mương Điều A, trải lòng: “Là con của gia đình truyền thống cách mạng, cha và anh đều hy sinh trong kháng chiến, mẹ hiện nay đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cho nên việc hiến đất để địa phương quy hoạch khu di tích, với tôi là việc nên làm. Và cũng như nhân dân ấp Mương Điều A, tôi mong muốn Nhà nước sớm xây dựng các công trình văn hoá để có nơi tri ân thế hệ đi trước, giáo dục thế hệ con cháu hôm nay và mai sau”./.

Mỹ Pha 

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
  • Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng nóng mạnh, Nam Bộ mưa triền miên
  • Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên báo chí
  • Bộ trưởng Bộ Công an đề nghị tạo điều kiện tốt nhất cho phóng viên báo chí
  • Xuất hiện vết nứt dài hàng trăm mét sau 2 tiếng nổ lớn ở Đắk Nông
  • Phụ huynh giải toả áp lực gấp 10 lần thí sinh sau kỳ thi THPT 2024
  • Nhà máy xử lý rác ở Bảo Lộc có nguy cơ ngừng hoạt động vì nợ lương công nhân
  • TPHCM: Người dân hào hứng vì thông xe 500m đầu tiên của con đường 4.800 tỷ đồng
推荐内容
  • Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
  • Ý nghĩa đặc biệt khi đặt tên đường Võ Hồng Anh nối liền đường Võ Nguyên Giáp
  • Ông Trịnh Văn Quyết đưa ra yêu cầu đặc biệt với luật sư trong phiên tòa sắp tới
  • Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng nóng mạnh, Nam Bộ mưa triền miên
  • Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
  • Ngoài nồng độ cồn bằng 0, 26 hành vi khác cũng bị cấm