【trận đấu angers sco】Chuỗi logistics thúc đẩy phát triển đường thủy
Tuy nhiên, phải triển khai những giải pháp như thế nào để thu hút vốn đầu tư vào 2 lĩnh vực này là những vấn đề cấp thiết đặt ra.
Mới tập trung đầu tư một số tuyến chính
Theo Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ) Việt Nam Hoàng Hồng Giang, từ năm 2002 đến nay, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy đã từng bước được chú trọng, tập trung vào một số tuyến chính khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và khu vực Đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên, hạn chế lớn trong lĩnh vực giao thông ĐTNĐ là chưa phát triển vận tải thuỷ tương xứng với tiềm năng, thế mạnh quốc gia vì khó khăn lớn nhất hiện nay là thu hút nguồn vốn để đầu tư. Trong khi đó, mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, hàng hóa liên tỉnh vận chuyển đường thủy sẽ đạt 356 triệu tấn/năm, thị phần vận tải chiếm 32,38%...
Để đạt mục tiêu trên, ông Hoàng Hồng Giang nhấn mạnh, thời gian tới cần ưu tiên và tăng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để cải tạo, nâng cấp những tuyến vận tải thủy nội địa chính đạt tiêu chuẩn theo quy hoạch, đặc biệt là đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án nâng cấp, cải tạo như: Kênh Chợ Gạo là tuyến huyết mạch nối các tỉnh ĐBSCL với các cảng biển nước sâu lớn ở TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu, tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Việt Trì.
Đồng thời, tăng cường tiếp cận với các nguồn vốn ODA, FDI, các tổ chức tín dụng quốc tế, Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)…, kêu gọi sự tham gia liên doanh liên kết với các tập đoàn vận tải và logistics lớn của thế giới… để phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. Đồng thời tới đây sẽ kiến nghị Chính phủ ban hành thêm các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư hạ tầng, quản lý, bảo trì, vận tải.
Phát biểu tại hội thảo thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực đường thủy và hàng hải vừa tổ chức tại Hà Nội mới đây, đại diện của WB cũng đã đánh giá cao các dự án lĩnh vực đường thủy nội địa đầu tư bằng nguồn vốn ODA vì tính lan tỏa xã hội, lãi suất đầu tư thấp, đặc biệt là sự hưởng lợi của các vùng dân cư nghèo, có điều kiện kinh tế khó khăn, hạ giá thành sản phẩm..., đặc biệt là khu vực ĐBSCL và khu vực Đồng bằng sông Hồng.
Theo đại diện WB, trong bối cảnh Việt Nam hạn chế nợ công, vay ưu đãi từ nguồn ODA giảm đáng kể do đã đạt mức thu nhập trung bình thì cần nghĩ đến nguồn vốn tư nhân. WB cũng xem đây là yếu tố quan trọng trong xây dựng chương trình hợp tác phát triển. Bên cạnh hợp tác với Chính phủ, WB sẽ hợp tác trực tiếp với các đơn vị như cơ sở đóng tàu, viện nghiên cứu.
Không thể đứng một mình
Bên cạnh đó, cũng theo đại diện WB, để đạt được mục tiêu phát triển thì lĩnh vực ĐTNĐ không thể đứng một mình mà phải tham gia vào chuỗi logistics, phải cải cách mạnh để kết nối được cả về chính sách, hạ tầng. Cần đa dạng hóa, đưa nguồn vốn tư nhân đầu tư nhiều hơn, đầu tư trong kết cấu hạ tầng, quản lý, khai thác, bảo trì đường thủy.
Bên cạnh đó, các nước đang cạnh tranh mạnh mẽ về cảng biển, trong 10-15 năm nữa, có thể sẽ không còn cảng biển mà thay vào đó là các trung tâm logistics. Cảng Cái Mép - Thị Vải của Việt Nam có thể trở thành trung tâm logistics. Đại diện WB cũng cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển đường thủy và dự án sắp triển khai có mục tiêu đặt phát triển đường thủy trong vận tải đa phương thức.
Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, Việt Nam hiện đang ưu tiên đầu tư, thu hút các nguồn vốn để phát triển đường thủy, tăng kết nối với các loại hình vận tải khác. Tuy nhiên, hoạt động vận tải thủy hiện nay vẫn đang khai thác dựa vào tự nhiên là chính, với phương thức vận tải mang tính truyền thống, việc kết nối giữa các phương thức vận tải chưa đồng bộ dẫn đến chi phí và thời gian vận tải còn cao; đầu tư cho lĩnh vực đường thủy còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải trong giai đoạn hiện nay.
Thời gian tới, Bộ GTVT sẽ triển khai các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành đường thủy như đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực đường thủy nội địa, tăng cường công tác xã hội hóa quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng đường thủy, tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư,...
Theo Bộ GTVT, từ khi triển khai vào tháng 7/2014 đến 31/10/2016, tuyến vận tải ven biển đã vận chuyển 23.706.836 tấn hàng hóa, trong đó 10 tháng năm 2016, các cảng vụ đường thủy nội địa, cảng vụ hàng hải làm thủ tục cho 14.226 lượt phương tiện cấp VR-SB (tàu được chạy trên tuyến pha sông biển) vào, rời cảng, bến với gần 15,3 triệu tấn hàng hóa thông qua; tăng 8.237 lượt (237,54%) và tăng gần 9,3 triệu tấn hàng hóa (254,98%) so với cùng kỳ 2015. |
Trí Dũng
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Khai thác sản phẩm văn hóa, nghệ thuật phục vụ xuân mới
- ·Bảo vệ và phát huy giá trị đờn ca tài tử
- ·Không có sông quá dài
- ·Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương
- ·Khai mạc Tuần Văn hóa
- ·Xôn xang mùa Xuân
- ·Sẵn sàng cho nhiều hoạt động văn hóa
- ·Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- ·Hậu Giang hôm nay
- ·Ngành nước tại Việt Nam gặp thách thức lớn do biến đổi khí hậu
- ·Điểm tin sáng 15 – 5: Covid
- ·Tiễn biệt Bác !
- ·Năm khởi đầu cho giai đoạn mới
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Đa dạng hoạt động chào đón xuân mới
- ·Trao giải Cuộc thi Ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 11 tại Việt Nam
- ·Thị xã Long Mỹ vào xuân
- ·Lumia 950 XL bản demo bị Microsoft thu hồi vì lỗi phần cứng
- ·“Bác Hồ trong trái tim các dân tộc Việt Nam”