Reuters ngày 1/3 dẫn báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết,ượngkhíCOliênquannănglượngtoàncầucaokỷlụsoi cau.net lượng khí thải carbon dioxide (CO2) liên quan đến năng lượng toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái, một phần do việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng ở các quốc gia nơi hạn hán cản trở sản xuất thủy điện.
Các nhà khoa học cho biết, việc cắt giảm lượng khí thải CO2, chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch là vô cùng cần thiết trong những năm tới để đạt được các mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu nhanh chóng.
Phân tích của IEA cho thấy lượng khí thải toàn cầu từ năng lượng đã tăng thêm 410 triệu tấn, tương đương 1,1%, vào năm 2023 lên 37,4 tỷ tấn.
Sự mở rộng toàn cầu về công nghệ sạch như năng lượng mặt trời, gió và xe điện giúp hạn chế mức tăng phát thải là 1,3% vào năm 2022. Tuy nhiên, việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế, cũng như gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở các quốc gia có sản lượng thủy điện thấp và sự phục hồi trong ngành hàng không đã dẫn đến sự gia tăng tổng thể.
Báo cáo của IEA nêu rõ các động thái nhằm thay thế việc sản xuất thủy điện do hạn hán khắc nghiệt chiếm khoảng 40% mức tăng phát thải, tương đương 170 triệu tấn CO2. Nếu không có hiệu ứng này, lượng khí thải từ ngành điện toàn cầu sẽ giảm vào năm 2023.
Theo báo cáo, lượng khí thải liên quan đến năng lượng ở Mỹ đã giảm 4,1% với phần lớn mức giảm đến từ ngành điện.
Tại Liên minh châu Âu, lượng khí thải từ năng lượng giảm gần 9% trong năm ngoái do sự gia tăng sản xuất năng lượng tái tạo và sự sụt giảm trong cả sản xuất điện than và khí đốt.
Tại Trung Quốc, lượng khí thải từ năng lượng đã tăng 5,2%, với nhu cầu năng lượng ngày càng tăng khi nước này phục hồi sau các đợt đóng cửa liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên, theo IEA Trung Quốc cũng đóng góp khoảng 60% lượng bổ sung năng lượng mặt trời, năng lượng gió và xe điện trên toàn cầu vào năm 2023.