【người chơi getafe】Quy định mới về tạm sử dụng rừng phục vụ thi công dự án lưới điện vì lợi ích quốc gia, công cộng
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet) |
Theđịnhmớivềtạmsửdụngrừngphụcvụthicôngdựánlướiđiệnvìlợiíchquốcgiacôngcộngười chơi getafeo Nghị định 27/2024/NĐ-CP, tạm sử dụng rừng là việc sử dụng rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ thi công dự ánlưới điện để phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật về xây dựng, điện lực và các pháp luật khác có liên quan nhưng không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đối với diện tích tạm sử dụng rừng.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 6/3/2024.
Điều kiện phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng
Nghị định 27/2024/NĐ-CP nêu rõ, khi phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng, dự án phải đáp ứng các điều kiện sau:
1- Có dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tưhoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư.
2- Trường hợp dự án có cả chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích sử dụng khác (đối với phần diện tích chuyển mục đích sử dụng rừng). Trường hợp dự án không chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng có tạm sử dụng rừng, phải có quyết định chủ trương đầu tư hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
3- Chỉ cho phép tạm sử dụng rừng trong trường hợp dự án bắt buộc phải sử dụng trên diện tích có rừng do không thể bố trí trên diện tích đất khác. Hạn chế tối đa diện tích tạm sử dụng rừng và chặt hạ cây rừng trong phạm vi diện tích được tạm sử dụng (không chặt hạ cây rừng có đường kính từ 20 cm trở lên ở vị trí từ mặt đất đến vị trí 1,3m của thân cây).
4- Diện tích tạm sử dụng phải được điều tra, đánh giá về hiện trạng, trữ lượng, tác động của việc tạm sử dụng rừng đối với hệ sinh thái rừng. Nội dung tác động vào rừng, trồng lại rừng, phục hồi rừng phải được thể hiện đầy đủ, chi tiết trong Phương án tạm sử dụng rừng.
5- Thời gian tạm sử dụng rừng phải được xác định rõ trong văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng; không quá thời gian thực hiện dự án.
6- Không tạm sử dụng rừng trong khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, phạm vi diện tích rừng có các loài thực vật rừng nguy cấp, quý hiếm; không lợi dụng việc tạm sử dụng rừng để chặt, phá rừng, săn bắt động vật rừng, khai thác, vận chuyển gỗ và lâm sản trái quy định của pháp luật, hợp thức hóa gỗ và lâm sản khai thác trái pháp luật; không đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; không xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên, hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
7- Việc trồng lại rừng được thực hiện ngay trong mùa vụ trồng rừng gần nhất tại địa phương nhưng không quá 12 tháng tính từ thời gian tạm sử dụng rừng kết thúc trong Phương án tạm sử dụng rừng được phê duyệt; bảo đảm diện tích rừng được phục hồi đáp ứng tiêu chí thành rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.
Thẩm quyền quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng
Theo Nghị định 27/2024/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng để thực hiện các hạng mục công trình tạm phục vụ thi công dự án lưới điện để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Trong trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản và chỉ phê duyệt khi được sự đồng ý của bộ, ngành chủ quản.
Trình tự, thủ tục phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng
Nghị định 27/2024/NĐ-CP nêu rõ, chủ đầu tư dự án có văn bản đề nghị quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: kiểm tra, xác minh về báo cáo thuyết minh và bản đồ hiện trạng rừng khu vực đề nghị tạm sử dụng rừng và tổ chức thẩm định Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng.
Trường hợp diện tích rừng tạm sử dụng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng là các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản. Hồ sơ lấy ý kiến gồm: Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, báo cáo thẩm định và hồ sơ theo quy định.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bộ, ngành chủ quản có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của bộ, ngành chủ quản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối với trường hợp không phải lấy ý kiến của bộ, ngành chủ quản, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định phê duyệt Phương án tạm sử dụng rừng hoặc điều chỉnh Phương án tạm sử dụng rừng theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không phê duyệt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·'Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người bạn vĩ đại của Trung Quốc'
- ·Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản: Sẽ có nhiều chế độ ưu đãi cho lao động người Việt
- ·Hàng chục triệu công chức, viên chức, người về hưu được tăng lương từ 1/7
- ·Sửng sốt với loài ốc quý hiếm nhất thế giới được tìm thấy sau 31 năm
- ·Người dân Cuba thương tiếc người bạn vĩ đại
- ·Ông Phan Đình Trạc: Xử lý dứt điểm các vụ án liên quan cán bộ lãnh đạo, quản lý
- ·Trao tặng Huân chương Sao vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Đã có 2 tiền án và 1 tiền sự, vẫn đi trộm
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·10 năm, hòa giải thành 6.212 vụ tranh chấp, khiếu kiện của nông dân
- ·Xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ pháp luật
- ·Hiểu rõ hơn về chính sách tái định cư
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Xử phạt hành chính trên 55 tỉ đồng
- ·Triển khai 2 văn bản luật
- ·Thạnh Hóa còn hơn 186ha chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Nhóm trộm chó rải đinh sắt, bắn súng tự chế chống trả công an truy bắt
- ·Tổng thống Timor Leste: Việt Nam là hình mẫu phát triển