【kqbd canada】Giải bài toán tận dụng phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp
Phát huy thế mạnh về sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản (NTTS),ảibitontậndụngphếphẩmtừsảnxuấtnngnghiệkqbd canada năm qua Bạc Liêu đã đạt tổng sản lượng hơn 388.740 tấn. Đặc biệt, sản lượng thủy sản xuất khẩu đạt hơn 96.980 tấn và mang về kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. Tuy nhiên, thế mạnh mang lại từ con tôm vẫn chưa được khai thác hết, nhất là việc tận dụng và phát huy các phụ phẩm từ con tôm xuất khẩu.
LÃNG PHÍ TÀI NGUYÊN
Theo các nhà khoa học và nhà kinh tế, phụ phẩm từ con tôm sau khi xử lý có thể tạo ra sản phẩm mang giá trị cao gấp 20 lần so với sản phẩm chính là con tôm. Theo tính toán của các chuyên gia, 1kg tôm sau khi chế biến thành sản phẩm giá trị gia tăng có thể bán được với giá 20 USD/kg, nhưng phụ phẩm từ con tôm sau khi xử lý thành chitosan (là một bolymer cation tự nhiên được lấy từ bộ vỏ cứng của tôm được ứng dụng trong ngành Y dược) có thể bán với giá 500 USD/kg. Điều này có nghĩa, giá trị sản phẩm sau xử lý từ phụ phẩm tôm có thể mang lại giá trị cao gấp 20 lần sản phẩm chính.
Trên thực tế, con tôm khi đưa vào chế biến xuất khẩu, lượng phụ phẩm phát sinh nằm ở công đoạn ban đầu, tức từ khi tiếp nhận nguyên liệu đầu vào đến vặt đầu, bóc vỏ (gọi là phụ phẩm 1) được các cơ sở thu gom khá triệt để. Trong khi đó, lượng “phụ phẩm 2”, tức nước thải từ hoạt động chế biến tôm có chứa protein (đạm) thì chưa được tận dụng nhiều. Trong khi tôm nguyên liệu được doanh nghiệp chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng cao thì lượng phụ phẩm phát sinh sẽ nhiều hơn.
Lục bình mọc đầy sông gây cản trở giao thông thủy, cần được khai thác, chế biến thành phân bón hữu cơ.
Theo bà Châu Thị Tuyết Hạnh - Cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT): “Lượng phụ phẩm phát sinh từ các nhà máy chế biến hàng năm của ngành tôm là trên 500.000 tấn. Đó là chưa kể lượng vỏ tôm lột phát sinh khi nuôi”. Trong khi đó, phụ phẩm đầu vỏ tôm sau xử lý được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, nhất là ngành Y dược. Đặc biệt, sau khi chiết xuất thành chitosan có thể được thương mại với mức giá lên đến 500 USD/kg. Rõ ràng, phụ phẩm ngành tôm có tiềm năng khá lớn cả về số lượng phát sinh lẫn khả năng ứng dụng, nhưng thực tế việc tận dụng nguồn tài nguyên này chưa thật sự hiệu quả khi lượng phụ phẩm đưa vào chế biến quy mô công nghiệp chỉ khoảng 20 - 30%. Tức đa phần vẫn thu gom nhỏ lẻ, xử lý thủ công làm phân bón hoặc thức ăn chăn nuôi dạng tươi hoặc phơi khô thông thường là việc làm rất lãng phí.
Từ thực trạng trên cho thấy, phụ phẩm ngành tôm được ứng dụng rất hạn chế, đặc biệt là trong thực phẩm và cả y dược. Vấn đề đặt ra, tiềm năng và triển vọng từ phụ phẩm ngành tôm mang lại là rất lớn, nhưng tại sao các doanh nghiệp lại chưa mặn mà khi tham gia vào ngành hàng này? Theo phản ánh của các doanh nghiệp, ai cũng thấy giá trị phụ phẩm ngành tôm, nhưng biến thành sản phẩm có giá trị và thương mại là chuyện không hề đơn giản. Bởi nó liên quan đến nhiều yếu tố như: thị trường tiêu thụ, việc tổ chức thu gom nguyên liệu, bảo quản và xử lý môi trường, nhất là khi các phế phẩm lại có nhiều mùi hôi… Song, từ tiềm năng và thế mạnh của phụ phẩm cũng gợi mở nhiều vấn đề trong việc tận dụng và khai thác nguồn tài nguyên này. Đồng thời, cũng là nhu cầu bức thiết cho phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và tái sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả nhất.
BIẾN CHẤT THẢI THÀNH TIỀN
Nếu như việc tái sử dụng các phế phẩm từ con tôm thải ra còn nhiều bất cập và chưa được khai thác tốt thì ở Bạc Liêu đã có mô hình biến chất thải con tôm thành… tiền! Đó là mô hình xử lý chất thải trong nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh của Công ty TNHH MTV Long Mạnh (huyện Hòa Bình). Đây là mô hình được tỉnh Bạc Liêu chọn báo cáo điển hình thông qua các buổi tập huấn, hội thảo, hội nghị giới thiệu sâu rộng đến nhiều hộ nuôi tôm trong và ngoài nước. Tính ưu việt của mô hình này là tái sử dụng lại 100% nguồn nước nuôi tôm thông qua quy trình tuần hoàn nước, góp phần sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước một cách tiết kiệm và hạn chế xả thải trực tiếp nguồn nước thải ra môi trường. Đặc biệt, chất thải từ con tôm thải ra sẽ được ủ thành phân hữu cơ bán cho các cơ sở kinh doanh hoa kiểng phục vụ cho trồng cây cảnh, hay các hộ trồng rau cải, cây ăn trái và quan trọng hơn cả là phân tôm được ủ trong hầm biogas sẽ tạo ra khí gas phục vụ sinh hoạt cho các trang trại nuôi tôm, giúp các trang trại giảm chi phí đầu tư từ sử dụng điện hay các loại khí đốt khác. Mô hình tuần hoàn và khép kín này phù hợp với xu thế phát triển kinh tế xanh và tái sử dụng lại nguồn tài nguyên bị xem là “rác” một cách có hiệu quả, góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường sản xuất và biến chất thải trở thành hàng hóa. Cùng với những lợi ích thiết thực trong bảo vệ môi trường, về hiệu quả kinh tế, việc ứng dụng mô hình này cho năng suất tôm nuôi đạt từ 200 - 250 tấn/ha/năm và nuôi tôm 3 giai đoạn nên tăng số vụ lên 4 vụ/năm. Đồng thời, nâng cao tỷ lệ thành công từ 75 - 90% và tạo ra sản phẩm tôm sạch, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu 100%.
Cần sử dụng các phế phẩm từ con tôm xuất khẩu để tăng thêm giá trị cho con tôm. Ảnh: K.T
Hay ở Dự án “Môi trường xanh Bạc Liêu: Chuỗi giá trị hữu cơ từ lục bình” cũng biến rác thành phân bón. Dự án của Hợp tác xã Môi trường xanh ở huyện Phước Long ra đời với nhiệm vụ chuyển hóa lục bình - một nguồn tài nguyên thiên nhiên thường bị coi là lãng phí - thành một giải pháp mang lại nhiều giá trị kinh tế và môi trường. Bằng việc nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học, dự án tận dụng lục bình để sản xuất phân bón hữu cơ, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm thủ công, góp phần không chỉ kiểm soát mật độ lục bình mà còn tạo ra các giá trị kinh tế mới cho người dân địa phương. Hơn nữa, dự án còn nhằm vào việc nâng cao đời sống của các cộng đồng nghèo khó, đặc biệt là những người sống gần kênh rạch và phụ thuộc vào giao thông đường thủy. Bằng cách khuyến khích người dân tham gia vào quá trình thu hoạch, chế biến và sản xuất các sản phẩm từ lục bình, dự án mang lại thu nhập ổn định và cải thiện điều kiện sống của họ. Đồng thời, việc sản xuất phân bón hữu cơ từ lục bình giúp giảm sự phụ thuộc vào phân bón hóa học, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững. Cuối cùng, dự án còn hướng tới việc xây dựng một phong trào cộng đồng, đặc biệt là thu hút sự tham gia của đoàn viên - thanh niên, để cùng chung tay bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế địa phương…
Từ thực trạng và các mô hình trên cho thấy, Bạc Liêu cần tiếp tục nghiên cứu các mô hình hay trong việc tái sử dụng nguồn tài nguyên và các phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp. Làm được việc này, không chỉ góp phần giảm áp lực lên môi trường, mà còn khai thác, phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế từ sản xuất nông nghiệp.
KIM TRUNG
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn
- ·Quy định mới về miễn, giảm tiền sử dụng đất
- ·Hà Nội: Động thái lạ của loạt doanh nghiệp, quán bia vỉa hè xuất hoá đơn trăm tỷ
- ·Fred bán xới rời MU, tân binh Hojlund vui nhất
- ·“Trợ lý ảo” VAV
- ·Hàng loạt cựu lãnh đạo Đồng Nai hầu tòa tại KDC Thương mại Phước Thái
- ·Chính quyền Đồng Nai gỡ vướng cho doanh nghiệp Đài Loan
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 14/8
- ·Nâng hạng thị trường chứng khoán có tác động ra sao đến dòng vốn ngoại?
- ·Nhận định Hà Nội vs Hải Phòng, 19h15 ngày 2/8
- ·Nhân viên quán karaoke ở Đà Nẵng chém khách tử vong
- ·Tin chuyển nhượng 4/8: MU ký Goretzka, Gvardiol ra mắt Man City
- ·Tòa án nhân dân TP.HCM tiếp nhận cáo trạng truy tố bà Nguyễn Phương Hằng
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 6/8
- ·Bình Phước: Đề nghị tạm đình chỉ trưởng công an xã trong clip đấm đá dân
- ·Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai đồng bộ và hiệu quả
- ·Nhận định HAGL vs TPHCM, 17h ngày 5/8 V
- ·Điều kiện áp mức thuế tự vệ trong hạn ngạch đối với một số mặt hàng tôn
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Báo Hải quan phiên bản tiếng Anh: Một năm với nhiều nỗ lực