【kết quả trận blackburn】Giữ nếp áo dài
Uốn nắn một phần cung cách
Tôi bắt đầu mặc áo dài năm lên 10 tuổi,ữnếpáodàkết quả trận blackburn chiếc áo mới mẹ may vào dịp Tết như đánh dấu sự bắt đầu hình thành vóc dáng một con người. Từ đó tà áo dài theo tôi suốt cả thời thiếu nữ.
T.S Thái Kim Lan (thứ 2 bên phải) trò chuyện cùng nữ sinh Trường THPT Hai Bà Trưng (Trường nữ sinh Đồng Khánh xưa) |
Vào Trường Nữ trung học Đồng Khánh, mẹ may cho tôi bộ áo dài đồng phục bằng vải quyến màu trắng. Khi choàng lên mình tà áo dài, tôi cảm thấy hãnh diện bởi mình trở nên chững chạc hơn, trở thành con gái hơn. Năm tháng qua đi, áo dài đối tôi thời ấy tự nhiên như mặt trời buổi sáng và sao trăng buổi chiều, uốn nắn một phần cung cách đi đứng, phong cách sống của người phụ nữ. Cho đến thế hệ chúng tôi, áo dài là quốc phục phụ nữ, gắn bó với nếp sống gia phong của mỗi gia đình và hầu như là lối ăn mặc duy nhất cho mọi phụ nữ Việt Nam. Nữ sinh đi học trong chiếc áo dài là điều tự nhiên chứ không phải bị bắt buộc hay quy định như ngày nay.
Năm 1965, khi tôi sang Đức du học, “gia tài” tôi mang theo là 6 bộ áo dài bằng lụa nội hóa. Ngày khai giảng đầu tiên, tôi cùng 5 nữ giáo viên khác cùng du học đến trình diện ở trường trong những chiếc áo dài thướt tha. Những đồng nghiệp ngoại quốc dự khai giảng ngỡ ngàng khi thấy trang phục của chúng tôi. Họ trầm trồ trước vẻ uyển chuyển thướt tha và ngợi khen đây là một trang phục rất lạ, đẹp, lịch sự và thích hợp với dáng dấp mảnh khảnh của phụ nữ Á Đông.
Trong không cảnh lạ ở xứ người, giữa những gương mặt không quen, trong chiếc áo dài tôi có cảm giác mình tự tin và vững chãi. Hơn một lần, tôi nhận thấy chiếc áo dài thân thiết như chính quê hương. Khi nhìn sang những người bạn gái trong chiếc áo dài lịch sự và trang trọng, tôi càng ý thức điều đó nhiều hơn, và vui làm sao khi mọi cặp mắt đều chú ý đến họ như những bông hoa hiếm đẹp giữa trăm nghìn người xa lạ. Thời gian ở Đức, khi xuất hiện trong chiếc áo dài, không ít người - mặc dù người Đức rất kín đáo, không sỗ sàng - đến nâng tà áo dài và tỏ lời trầm trồ. Lúc tôi giảng dạy triết học tại (ĐH) Ludwig – Maximilian (Đức), buổi đầu khai giảng tôi mặc áo dài, đồng nghiệp và sinh viên ai cũng quay nhìn, kín đáo với cặp mắt ngưỡng mộ. Thỉnh thoảng không thấy tôi mang áo dài, những đồng nghiệp của tôi lại đề nghị tôi mang để xin... ngắm.
Năm 2000, tôi dự đại hội quốc tế ở Hàn Quốc, lúc đó tôi mang một chiếc áo dài cổ điển. Mọi người lại ngạc nhiên không ngờ chiếc áo dài Việt rất lịch sự, vừa thanh nhã cao sang vừa yểu điệu thu hút. Chiếc áo dài đó là áo gấm thêu, lót trong lớp luạ tơ màu đỏ, vải ngoài the thêu bằng sợi bạc và vàng hình loan phượng, nhật nguyệt. Lối cắt thời xưa với 5 tà, rộng tà chứ không chít eo. Bây giờ chiếc áo dài phá cách nhiều. Áo dài kiểu xưa phủ vạt rộng, mặc dù không eo nhưng nhờ bờ vai và cánh tay vừa khít nên vẫn nhấn mạnh vóc dáng thanh tao mảnh khảnh của người phụ nữ Việt.
Hồn dân tộc