【trận đấu genoa】Lá chắn xanh giữ bờ, giữ đất
(CMO) Nước dâng ngập lộ, sạt lở đất là tình trạng thường gặp tại các vùng gần sông lớn, cửa biển mỗi khi đến mùa nước lên, mưa bão. Khắc phục tình trạng này, người dân xã Tân Ðức, huyện Ðầm Dơi đã trồng cây để giữ đất, cho thấy hiệu quả, không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn góp phần làm đẹp vùng quê.
Bà Trần Cẩm Vân, ngụ ấp Hoà Ðức, chọn trồng cây mắm làm bờ kè dưới mé sông, vì cây có bộ rễ tua tủa bện thành nhiều nhánh nhỏ cắm sâu xuống phần đất, vừa giúp giữ đất tốt lại có thể chịu được tác động của thuỷ triều lên xuống, hoặc áp lực nước khi có phương tiện thuỷ qua lại mỗi ngày. Hàng mắm chống xói lở được bà Vân trồng và duy trì suốt 6 năm nay có chiều dài 54 m.
Bà Vân chia sẻ: “Lớn tuổi rồi nên thời gian nhàn cũng nhiều, vuông có con làm, còn tôi rảnh trồng hoa làm đẹp nhà, đẹp cửa. Khu vực nhà ở gần sông lớn, nhiều phương tiện thuỷ qua lại suốt, nếu chỉ làm bờ kè bằng cây gỗ, bê-tông thì cũng được thời gian ngắn mà chi phí mỗi lần làm lại quá tốn kém”.
Không chỉ tạo được hàng kè xanh chất lượng trong vùng mà bà Vân còn tích cực vận động anh em họ hàng trong nhà nhân giống cây để trồng cặp mé sông. Mỗi tháng bà cắt tỉa một lần, những chỗ cây mắm chết, mọc thưa sẽ được bà giặm thêm.
Hàng rào cây mắm được bà Vân duy trì chăm chút 6 năm qua đã phát huy hiệu quả giữ đất. |
Cũng như những hộ khác, nhà anh Lê Ðồng Khởi, ngụ ấp Tân Hiệp Lợi B, gặp tình trạng mỗi năm vào mùa gió chướng nước sông dâng cao dẫn đến ngập một phần đất. Khi xã bắt tay xây dựng nông thôn mới, chung tay làm đẹp vùng quê, anh Khởi ra sức cải tạo, bồi đất cao ráo để phủ xanh phần đất trống đơn điệu.
“Hàng rào cây mắm dài 50 m, ngang gần 1 m này có tuổi đời gần 10 năm, ban đầu trồng với mục đích giữ đất là chính, sau này thấy đẹp nên tôi tích cực trồng thêm cho dày dặn hơn. Trước đó tôi cũng làm bờ kè bằng cây gỗ địa phương nhưng không hiệu quả mấy. Bất ngờ là từ lúc trồng cây mắm, mặc dù tôi chăm sóc cắt tỉa không đều nhưng trải qua nhiều đợt mưa bão lớn, đất không bị sạt lở gì. Thấy vậy những hộ gần nhà, bên kia sông cũng trồng theo. Ða phần mọi người không để cây phát triển cao che khuất tầm nhìn, cứ cắt tạo hình như hàng rào trồng trước sân. Tôi thấy vui lắm, ít nhất là mình truyền được niềm đam mê yêu thiên nhiên, cây kiểng đến nhiều người”, anh Khởi vui vẻ.
Cây mắm dù thân không to, không đồ sộ như những cây thân gỗ khác nhưng khi trồng với số lượng nhiều, cây này đan xen cây kia tạo thành lá chắn sóng kiên cố. Những hàng rào bờ kè cây xanh mọc lên cũng góp phần bảo vệ các công trình lộ giao thông gần tuyến sông, hạn chế tình trạng sạt lở, từ đó giúp địa phương tiết kiệm được phần kinh phí duy tu, bảo trì hoặc nâng cấp hàng năm.
Còn đối với hộ chị Lê Thị Mai, ngụ ấp Tân Phước, tuy không chịu tác động trực tiếp như nơi cửa biển hay tuyến sông lớn nhưng thỉnh thoảng vẫn bị nước ngập. Vốn là nội trợ nên cách chị trồng hàng rào bảo vệ cũng thiết thực, tạo ra thực phẩm cho gia đình. Theo đó, để bảo vệ tôm và cá nuôi của gia đình, quanh các bờ bao khu vực nuôi, chị Mai đắp đất cao; với khu vực sát lộ, chị chọn cách xây lên tầm 2 tấc gạch để ngăn nước, thay vì đắp đất đen như những hộ xung quanh vẫn thường làm. Chưa yên tâm về phần ngăn nước hiệu quả, trước sân nhà, sau cổng rào, vợ chồng chị còn đào đường dẫn thoát nước ngang tầm 5 tấc, sâu 7 tấc. Tận dụng phần đất đã đào, chị đắp thành bờ, phía trên trồng khoai mì.
Chị Mai phấn khởi: “Ban đầu nhiều người cười vì cách tôi làm không giống ai hết, nhưng sau đợt ngập do mưa lớn kéo dài đã cho thấy, các hộ khác bị ảnh hưởng, riêng phần đất nhà tôi vẫn đảm bảo. Không những vậy, cứ sau vài tháng lại có khoai mì ăn, đãi hàng xóm”.
Ông Lê Quốc Ðoàn, Chủ tịch UBND xã Tân Ðức, cho biết: “Thời gian qua, trên địa bàn xã có rất nhiều hộ tích cực trồng cây xanh làm bờ kè chống sạt lở, với một số loại cây như: dừa nước, mắm, đước… Qua quan sát thực tế cho thấy, các bờ kè tuy chi phí đầu tư ban đầu không nhiều nhưng đã phát huy hiệu quả. Ðặc biệt, những hộ trồng cây làm bờ kè còn tiên phong nhân rộng khuôn viên xanh khi hưởng ứng phong trào xây dựng tuyến đường nông thôn xanh - sạch - đẹp với diện tích lớn, nối liền nhiều hộ, ấp. Thay vì làm hàng rào nhà bằng bê-tông kiên cố thì các hộ chọn trồng cây xanh làm hàng rào, nối liền tình làng nghĩa xóm, đóng góp phần sức cùng quê hương Tân Ðức xây dựng và giữ vững tiêu chí nông thôn mới”./.
Ngô Nhi
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Agribank tặng thưởng 1 tỷ đồng cho Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Việt Nam
- ·Những giọt nước mắt khóc Người
- ·Xin hãy cứu bé bị tim bẩm sinh không có tiền mổ
- ·Bi kịch đàn ông: Lấy vợ cho mẹ
- ·Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- ·Cha mẹ nghèo con lại bệnh triền miên
- ·Không được xác định tình trạng hôn nhân, phải làm sao?
- ·Bầu 3 tháng phát hiện chồng có tình nhân bên ngoài
- ·Choáng ngợp với đại bản doanh hình đĩa bay mới của Apple
- ·Chưa ổn định công việc, có nên cưới không?
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Tán gia bại sản vì con trai nằm liệt giường sau tai nạn
- ·Nỗi lòng người mẹ ung thư có hai con học giỏi
- ·Sau sinh, tôi “gần” chồng như một cái máy
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Cần gấp 40 triệu để cứu một mạng người
- ·Cơ cực người phụ nữ bệnh tim nuôi mẹ già và đứa con tật nguyền
- ·Tím mặt khi chồng hỏi: Có gì chưa?
- ·Cuộn thép nặng 20 tấn đè sập cabin xe container giữa giao lộ TP.HCM
- ·CS cơ động ngang nhiên thu giấy tờ xe mà không lập biên bản