【soi kèo midtjylland】Nỗi niềm cán bộ truyền thanh cơ sở
Anh Lê Viết Công ghi âm chương trình cho đài truyền thanh xã
Cán bộ,ỗiniềmcánbộtruyềnthanhcơsởsoi kèo midtjylland nhân viên đài truyền thanh (ĐTT) là người trực tiếp viết tin bài, biên tập chương trình, vận hành hệ thống máy móc... công việc không thể gọi là nhàn nên đòi hỏi người làm phải yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao.
“Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”
Hơn 7 năm qua, cứ 5h sáng, ngày nắng cũng như mưa, ông Võ Văn Lành, công chức văn hoá xã hội, phụ trách ĐTT xã Vinh Thanh (Phú Vang) có mặt tại UBND xã tiếp âm chương trình của đài tỉnh, đài huyện, phát chương trình địa phương.
Mỗi tuần ĐTT Vinh Thanh có nhiệm vụ sản xuất 2-3 chương trình thời sự địa phương, mỗi chương trình dài 30 phút, đọc 4-5 tin phản ánh tình hình kinh tế- xã hội, 1 bài viết hay thông báo, phổ biến pháp luật.
Ông Lành cho hay, dù xã có thành lập ban biên tập, yêu cầu có sự tham gia viết tin bài của cán bộ các bộ phận nhưng do không có chế độ nhuận bút, cơ chế hỗ trợ nên lực lượng này chỉ làm việc chuyên môn chứ hầu như không tham gia viết. Vì vậy, các công đoạn từ A đến Z sản xuất chương trình, xử lý trục trặc, sự cố đều do tôi cùng một nữ phát thanh viên “tự biên, tự diễn”. Vất vả là thế nhưng ngoài lương, chúng tôi không được hỗ trợ gì thêm.
Tại ĐTT xã Hương Phong (TX. Hương Trà), một mình anh Lê Viết Công “gánh” tất tần tật công việc. Ngày thường đã vậy, những đợt cao điểm phòng trừ sâu bệnh, thiên tai hầu như cán bộ ĐTT phải trực suốt ngày để đọc thông báo, hướng dẫn của xã nên càng đòi hỏi thời gian nhiều.
“Đã nhiều lần mình đề xuất xã “tuyển” thêm một người để phòng khi ốm đau không có ai làm nhiệm vụ, nhưng xã cũng chịu vì ngân sách không cho phép”, anh Công nói.
“Làm nhiều việc, không có ngày nghỉ nhưng lương có mấy mô chị” là nỗi niềm chung của những người làm công tác TT cơ sở. Như anh Công, là công an viên, kiêm nhiệm ĐTT nên lương của cán bộ bán chuyên trách ĐTT chỉ 1,0 cộng với tiền hỗ trợ làm chương trình khoảng 600 ngàn đồng/tháng.
Trưởng ĐTT Phú Vang Nguyễn Thị Ánh Na bày tỏ: “20/20 ĐTT xã, thị trấn trên địa bàn được đầu tư trang thiết bị đầy đủ, hoạt động ổn định. Tuy nhiên, chế độ nhuận bút cho cán bộ ĐTT cơ sở hoàn toàn không có. Đây là điều trăn trở nhiều năm nay của chúng tôi. Ở những đơn vị “có điều kiện” sẽ vận dụng cách này hay cách khác để hỗ trợ, nhưng ở những xã khó khăn thì đành chịu”.
Theo quy định, ĐTT cơ sở có các nhiệm vụ: tiếp âm, tiếp sóng Đài tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh và ĐTT huyện; sản xuất và phát sóng chương trình TT; phối hợp, cộng tác tin, bài với ĐTT- Truyền hình huyện; lưu trữ các các chương trình TT tự sản xuất; thực hiện các nhiệm vụ khác do UBND xã, thị trấn giao…
Khó chồng khó
Hiện nay, đối với các đài huyện, qua khảo sát của sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT), hầu hết các thiết bị, máy móc đa phần đã cũ kỹ, lạc hậu, chưa được quan tâm đầu tư thay đổi công nghệ phù hợp. Số lượng biên chế còn bất cập, tuỳ thuộc vào mỗi UBND huyện.
Trong cùng một tỉnh, số lượng biến chế cũng khác nhau, như ĐTT thành phố có gần 20 người nhưng chỉ hoạt động TT; đối với đài Phú Lộc hoạt động vừa TT- truyền hình chỉ có 8 biên chế và 1 hợp đồng; ĐTT Hương Trà có 5 biên chế và 2 hợp đồng... chưa kể có nhiều chỉ tiêu biên chế không thống nhất. Hầu hết cán bộ các đài xã là cán bộ bán chuyên trách, thu nhập, phụ cấp rất thấp, không đảm bảo cuộc sống, vì vậy, các đối tượng này thường xuyên luân chuyển, chuyển đổi nếu tìm được công việc phù hợp.
Trưởng phòng Thông tin - Xuất bản - Báo chí Sở TT&TT Hoàng Thị Hồng Gấm bày tỏ: “Để duy trì hoạt động, xây dựng một chương trình, bản tin phát thanh hàng ngày, đối với đài xã là thực sự khó. Dù sở đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách đài xã nhưng những đối tượng này không lâu sau đã chuyển công việc, đưa người mới vào. Người mới chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ nên càng khó để đài hoạt động hiệu quả. Kết quả, có những đài cơ sở chỉ làm nhiệm vụ đến giờ bấm nút tiếp sóng đài huyện, đọc một số thông báo rồi… thôi”.
“Năm 2017, sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 23 quy định chế độ nhuận bút, thù lao cho cán bộ đài TT cấp huyện, xã xây dựng theo khung nhuận bút của Bộ TT&TT nhưng thực tế, do một số huyện còn khó khăn nên rất khó để áp dụng việc chi trả theo quy chế. Đa phần các huyện đều đề xuất mức nhuận bút thấp để đủ khả năng chi trả cho đài huyện”, bà Gấm nói.
Ngoài một số ĐTT chưa phát huy hiệu quả, hệ thống TT ở các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã phát huy được vai trò trong công tác thông tin, tuyên truyền các vấn đề thời sự của đất nước, địa phương. Đồng thời, vận động bà con áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong sản xuất, phòng chống thiên tai, chung sức xây dựng nông thôn mới… Các chương trình phát thanh từng bước đổi mới về nội dung, phong phú về cách thể hiện, đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân.
Bài, ảnh:Liên Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- ·Thi hành Luật Sở hữu trí tuệ vẫn “nặng” về hành chính
- ·Cách khóa ứng dụng iPhone bằng mật khẩu
- ·Tốc độ mở chuỗi TopZone đáng ngạc nhiên của Thế Giới Di Động: tất cả vì iFan
- ·Xử lý các dự án điển hình để cảnh tỉnh, răn đe
- ·Người Trung Quốc giận dữ vì Apple giao iPhone 13 quá lâu
- ·Hạ tầng Sông Đà "thay máu" hội đồng quản trị, ban kiểm soát
- ·Cảnh sát quốc tế tiến hành chiến dịch triệt phá các trang web đen
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Bitcoin lần đầu phá cản 60.000 USD kể từ tháng 4
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Bức ảnh giá nửa tỷ USD thực chất chỉ là trò lừa đảo
- ·Chỉ có 17,8% doanh nghiệp được thành lập từ hộ kinh doanh
- ·Hoàn thành liên thông mã QR trên 2 ứng dụng PC
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nắng nóng, các ngày sau mưa lớn
- ·Trăn 'khổng lồ' tấn công nhà dân nuốt chửng mèo
- ·Bộ trưởng ITU: Trách nhiệm chuyển đổi số đặt lên vai người đứng đầu Chính phủ
- ·iFixit 'mổ bụng' giẻ lau của Apple, chấm điểm 0/10 về khả năng sửa chữa
- ·Hacker bắt đầu nhắm thẳng đến ví bitcoin
- ·Facebook đổi tên thành Meta