【kết quả anh a】Xanh hóa ngành dệt may từ những doanh nghiệp tiên phong
Dệt may xanh hơn để hướng tới chu kỳ tăng trưởng mới Tự chủ nguyên liệu từ vùng trồng để xanh hóa ngành dệt may Doanh nghiệp “xanh hóa” để rộng đường xuất khẩu |
May Thành Công đã nghiên cứu, phát triển thành công nhiều dòng sản phẩm thân thiện với môi trường. Ảnh: ST |
Tiên phong xanh hóa
Trải qua 47 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Dệt may Đầu tư – Thương mại Thành Công đã vươn lên thành một trong những DN dệt may hàng đầu Việt Nam với sản phẩm được xuất khẩu đến hầu hết các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Trong những năm gần đây, May Thành Công đặt tiêu chí phát triển bền vững làm kim chỉ nam trong hành trình phát triển của mình. Công ty chủ động đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải, giảm phát thải ra môi trường, tiết kiệm và xử dụng nguồn nước, sử dụng năng lượng mặt trời nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Thành Công cho biết, từ năm 2015, công ty đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển kinh doanh (R&BD) chuyên nghiên cứu, phát triển các dòng sản phẩm thân thiện với môi trường, tái chế từ chai nhựa, mía, bắp, quần áo cũ…, dòng sản phẩm tính năng theo mùa và dòng sản phẩm tiện dụng cho cuộc sống. Từ trung tâm này, May Thành Công đã cho ra đời một số sản phẩm vải chống cháy, vải từ bã mía, bắp… và sản xuất hàng may mặc từ các loại vải này.
Theo đó, May Thành Công đã nhận được các chứng nhận về môi trường (EU ECOLABEL), sản phẩm dệt may bền vững (Sustainable Apparel Coalition/ Higg Index), sản phẩm Organic Content Standard (OCS), Global Organic Textile Standard (GOTS), Global Recycled Standard (GRS)…
Nếu như câu chuyện của May Thành Công là sự chuyển đổi từ sản xuất dệt may truyền thống sang dệt may bền vững thì tại Công ty TNHH MTV Vải sợi Bảo Lân lại là hành trình khởi nghiệp từ chính những sản phẩm sợi xanh.
Sinh ra trong một gia đình kinh doanh vải sợi truyền thống, nhưng thời gian sinh sống và học tập hơn 10 năm tại New Zealand đã thôi thúc ông Quách Kiến Lân (Tổng giám đốc Công ty Vải sợi Bảo Lân) phải tạo ra sự thay đổi cho ngành này theo hướng bền vững hơn. Từ đó, năm 2011 ông thành lập Công ty TNHH MTV Vải sợi Bảo Lân với hoài bão cung cấp nguyên liệu xanh cho ngành dệt may, từ đó thúc đẩy xu hướng thời trang xanh.
Ông Quách Kiến Lân chia sẻ, sản phẩm đầu tiên của Bảo Lân là sợi tái chế, được tung ra thị trường vào cuối năm 2011. Để làm ra được sản phẩm này, ông đã mất gần 6 tháng để đi khắp Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia… tìm nguồn vải tái chế. “Thời điểm đó, hầu như không ai biết sợi tái chế là gì, ở đâu có. Một số loại vải tái chế mà tôi tìm được lại không dùng được cho dệt may” – ông Lân nhớ lại.
Khi đã tìm được nguyên liệu phù hợp và sản xuất ra sản phẩm, Bảo Lân tiếp tục mất thêm gần 6 tháng để thuyết phục khách hàng mua. Bởi khi đó trên thị trường không ai quan tâm tới sợi tái chế và tất cả đều lấy lý do rằng giá quá cao. Do đó, để bán được hàng, ông Lân đã phải chấp nhận bán sợi tái chế với mức giá tương đương với sợi thông thường, dù chi phí sản xuất đắt hơn. “Mình phải chấp nhận chịu thiệt để thuyết phục khách hàng trải nghiệm sản phẩm mới” – ông Lân chia sẻ.
Hành trình khởi nghiệp trong lĩnh vực nguyên liệu xanh cho ngành dệt may đầy gian nan, thử thách, nhưng với sự kiên định và niềm tin vào xu hướng “sống xanh” của thị trường, đến nay Công ty TNHH MTV Vải sợi Bảo Lân đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong việc cung cấp vải sợi đạt chuẩn sinh thái cho mọi quy mô đơn hàng. Hiện Bảo Lân đang phát triển 2 thương hiệu Green Yarn và W.ELL FABRIC. Trong đó, Green Yarn tập trung vào tìm nguồn, phát triển và phân phối sợi vải bền vững số lượng lớn đến các nhà máy may mặc Việt Nam; còn W.ELL FABRIC chuyên nghiên cứu, sản xuất các loại vải xu hướng xanh có nguồn gốc tự nhiên như cotton hữu cơ, cà phê, tre… và có thêm các tính năng bảo vệ. Hiện các nhà máy may mặc sản xuất sản phẩm để xuất khẩu đi Mỹ và châu Âu liên tục đặt hàng vải sợi sinh thái của Bảo Lân.
Chủ động hóa giải các áp lực
Là một trong những ngành có quy mô kim ngạch xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, dệt may đang giải quyết việc làm cho khoảng 2,5 triệu lao động. Tuy nhiên, bối cảnh suy thoái kinh tế sau đại dịch Covid-19 cùng những biến động của kinh tế thế giới đang đặt ra cho các DN dệt may Việt Nam không ít thách thức. Theo các chuyên gia, nếu không sớm thích ứng, nhất là chuyển đổi theo hướng sản xuất xanh, bền vững, sản phẩm dệt may Việt Nam sẽ rất khó đi vào các thị trường truyền thống như EU, Mỹ sau khi kinh tế phục hồi.
Theo PGS. TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Kinh tế tuần hoàn, Đại học Quốc gia TPHCM, dệt may là một trong những ngành tiêu thụ tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường, có cường độ phát thải nhà kính cao. Trong khi đó, nguồn cung nguyên phụ liệu của Việt Nam lại chủ yếu là nhập khẩu khoảng 70% khiến doanh nghiệp khó kiểm soát được chất lượng và tính bền vững của chuỗi cung ứng.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cho biết, từ cách đây 5 năm, ngành dệt may Việt Nam đã phải chịu nhiều áp lực từ các thị trường với những yêu cầu về phát triển xanh, bền vững, khí thải, nước thải, môi trường làm việc, vấn đề liên quan đến chứng chỉ an toàn trong sản phẩm dệt may… Trong đó, thị trường châu Âu đưa ra những yêu cầu khắt khe nhất, tiếp đến là thị trường Mỹ, đây cũng là 2 thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam hiện nay.
Hiện phía EU đã đưa ra quan điểm về việc sử dụng các sản phẩm tái chế. Các nhãn hàng cũng đòi hỏi nhà sản xuất Việt Nam phải thích ứng được yêu cầu của thị trường về sản phẩm tái chế. Vì vậy, các nhà sản xuất sợi của Việt Nam đã phải thay đổi một số thiết bị công nghệ cho ngành kéo sợi và sử dụng một số sản phẩm từ bông, sợi polyester pha trộn với sợi tái chế.
Để việc chuyển đổi xanh trong ngành dệt may diễn ra mạnh mẽ hơn, tiến tới giữ vững đơn hàng, giữ vững các thị trường xuất khẩu truyền thống, PGS.TS Nguyễn Hồng Quân cho rằng, cần có sự phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực nông nghiệp, công thương, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, công nghệ số trong quá trình chuyển đổi xanh ngành dệt may. Ngoài ra, cần đáp ứng mục tiêu thúc đẩy sản xuất sạch, sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường và đẩy mạnh mạng lưới liên kết bền vững các doanh nghiệp trong ngành dệt may trong cụm công nghiệp và các bên liên quan theo chuỗi giá trị. Ngành dệt may cũng cần xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại thúc đẩy triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong ngành dệt may.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Dự báo thời tiết 23/7: Miền Bắc nắng nóng trở lại, Trung và Nam Bộ mưa to
- ·Tranh cãi chuyện câu cá khi ngồi nhậu, nam thanh niên đâm chết bạn
- ·Nguyên nhân hoãn phiên xét xử cựu Giám đốc Sở Xây dựng Đắk Nông cùng đồng phạm
- ·Trương Mỹ Lan khai siêu dự án giá trị khủng nhận chuyển nhượng từ Bitexco
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Đổ 200 tấn tro xỉ để san lấp ruộng, 2 người bị khởi tố
- ·Tài xế của Trương Mỹ Lan đến SCB chở tiền đóng sẵn, được thưởng 500.000 đồng/lần
- ·Cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ Thái Nguyên nhận hối lộ 4,4 tỷ
- ·Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- ·Nghe lời bạn quen qua mạng, một phụ nữ ở Phú Yên bị lừa hơn 14,4 tỷ
- ·Tiếp tục hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ
- ·Phát hiện thi thể phụ nữ không nguyên vẹn trong vườn điều ở Gia Lai
- ·Bắt giam Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, Thái Bình
- ·Mua nợ bia không thành, 2 thanh niên giết bà chủ tạp hoá
- ·Thông tin mới nhất về quy định chụp ảnh chủ thuê bao di động
- ·Bắt người cha và 'vợ hờ' nghi bạo hành bé trai 6 tuổi ở TP.HCM
- ·Nhận hối lộ, Phó tổng giám đốc Công ty CP Công trình công cộng Hội An lĩnh án
- ·Quy trình đền bù bảo hiểm ô tô
- ·TP.HCM: Thông xe cầu 343 tỷ đồng sau 5 năm xây dựng
- ·Loạt sai phạm trong thoái hóa vốn Nhà nước ở Tổng công ty Tín Nghĩa