【tyleca cuocbongda hom nay】Đưa trái phiếu riêng lẻ vào Luật Chứng khoán: Nâng cao tiêu chuẩn hàng hóa
Hành lang pháp lý cho phát hành trái phiếu riêng lẻ đã có từ nhiều năm
Liên quan đến nội dung phát hành trái phiếu riêng lẻ cho công ty không đại chúng,ĐưatráiphiếuriênglẻvàoLuậtChứngkhoánNângcaotiêuchuẩnhànghótyleca cuocbongda hom nay một số ý kiến cho rằng cần phân định rõ phạm vi điều chỉnh giữa Luật Doanh nghiệp (DN) và Luật Chứng khoán đối với chào bán chứng khoán riêng lẻ.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010 đã bổ sung quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ thực hiện theo Luật DN và pháp luật liên quan. Luật DN năm 2014 quy định cụ thể về chào bán chứng khoán riêng lẻ tại điều 123. Tuy nhiên, với trái phiếu là hình thức huy động vốn vay nên chỉ quy định chung là công ty cổ phần có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật. Đối với công ty TNHH, Luật DN không quy định rõ quyền phát hành. Như vậy, Luật Chứng khoán và Luật DN hiện hành chưa thực sự quy định rõ vấn đề này.
Tuy nhiên, trên thực tế phát hành, từ năm 1994 Chính phủ đã có Nghị định 120, đến năm 2006 có Nghị định 52 thay thế 120 và áp dụng chung cho các loại hình DN. Năm 2011, tiếp tục có Nghị định 90 thay thế và gần đây nhất là Nghị định 163 năm 2018. Các Nghị định 90 hay 163 đều căn cứ vào cả 2 Luật Chứng khoán và Luật DN.
Như vậy, có thể thấy việc phát hành riêng lẻ đã có hành lang pháp lý từ rất lâu, không phải chỉ có từ năm 2018 với Nghị định 163, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định. Thực tế cho thấy, từ Nghị định 90 đến 163 đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn để DN huy động vốn trên thị trường trái phiếu và quy mô thị trường trái phiếu theo đó cũng phát triển rất nhanh.
Khi xây dựng Luật Chứng khoán (sửa đổi) năm 2019, tại nhóm chính sách thứ nhất về hàng hoá trên thị trường chứng khoán (TTCK), Bộ Tài chính đã kiến nghị đưa nội dung chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty không đại chúng nhằm nâng cao tiêu chuẩn hàng hoá trên thị trường, thông qua việc chuẩn hoá điều kiện, trình tự thủ tục chào bán. Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng đã gửi cơ quan thẩm tra về đánh giá tác động cụ thể nội dung này.
Chào bán trái phiếu riêng lẻ cần thực hiện theo 2 luật
Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, việc phát hành chứng khoán, gồm cả cổ phiếu và trái phiếu liên quan đến cả 2 luật trên. Tuy nhiên cần phân định phạm vi điều chỉnh từng luật, đồng thời có quy định tương thích và liên thông giữa các luật. Luật DN quy định quyền của DN trong việc phát hành chứng khoán, trong đó công ty cổ phần phát hành cổ phiếu và trái phiếu, công ty TNHH được phát hành trái phiếu mà không được phát hành cổ phiếu, đây là nội dung cần được làm rõ khi sửa đổi Luật DN sắp tới. “Do vậy, việc phát hành chứng khoán cho ai, quản lý thế nào, công bố thông tin, giám sát thế nào thì cần được quy định tại Luật Chứng khoán, là luật chuyên ngành, như ý kiến đại biểu đã phát biểu”, Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị.
Thực tế, đây cũng là kinh nghiệm quốc tế đã triển khai. Từ sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, để đẩy mạnh thị trường trái phiếu DN thành kênh cung ứng vốn dài hạn và cân bằng cho thị trường tài chính, giảm thiểu rủi ro khi quá phụ thuộc vào vốn ngắn hạn ngân hàng, nhiều nước đã quy định cụ thể về phát hành trái phiếu riêng lẻ của DN không phải công ty đại chúng vào Luật Chứng khoán.
Từ tình hình nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng phương án tối ưu là quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty không đại chúng cần thực hiện theo cả 2 luật để đảm bảo khung khổ pháp lý đồng bộ, đầy đủ, rõ ràng, bởi thị trường trái phiếu luôn có rủi ro nhất định cần quản lý chặt chẽ. Về nguyên tắc, Luật DN quy định quyền của DN được huy động vốn trái phiếu, Luật Chứng khoán quy định nguyên tắc chung về chào bán trái phiếu.
Cụ thể, theo cơ quan soạn thảo, điều 29 của dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) nên được sửa theo hướng: Khoản 1 quy định chào bán cổ phiếu riêng lẻ thực hiện theo Luật DN và quy định pháp luật liên quan; Khoản 2 quy định chào bán trái phiếu riêng lẻ thực hiện theo Luật DN, Luật Chứng khoán và pháp luật liên quan, giao Chính phủ quy định chi tiết các nội dung như điều kiện phát hành, hồ sơ, thủ tục, nghĩa vụ công bố thông tin, giao dịch, giám sát xử lý vi phạm…
Ngoài ra, về nội dung mô hình tổ chức của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (GDCK VN), Bộ trưởng đồng tình với các ý kiến của đại biểu, tuy nhiên, cũng đề nghị giao cho Thủ tướng quy định về thẩm quyền phân công, phân cấp quyền và nghĩa vụ của Sở GDCK VN cho các “sở con” để tránh nhầm lẫn quyền, trách nhiệm của Sở GDCK VN với 2 sở hiện nay, bổ sung ý này, khi tổ chức lại nên làm vậy để khi triển khai không vướng.
Đối với ý kiến đề nghị mô hình Sở GDCK nên là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm 100%, Bộ trưởng cho rằng đây là vấn đề phải nghiên cứu. Theo lộ trình, từ nay đến năm 2023 sẽ sắp xếp 2 sở GDCK hiện tại thành Sở GDCK VN, do đó chắc chắn 5 năm tới sẽ chưa thể CPH được Sở này như đại biểu đặt vấn đề. Mặc dù thông lệ quốc tế là các sở GDCK đều được cổ phần hoá, nhưng với điều kiện thị trường đang phát triển của chúng ta hiện nay, việc kế thừa, đảm bảo ổn định để phát triển thị trường trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển nhanh và hội nhập là vấn đề rất cần thiết, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Sau phiên thảo luận này, dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) sẽ tiếp tục được tiếp thu, hoàn thiện để trình các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu thông qua vào ngày 26/11, theo chương trình dự kiến./.
* Đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị):
Thêm nhiều quyền tiếp cận thông tin cho UBCKNN
Trao đổi bên lề phiên họp, đại biểu Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) đồng tình với việc tăng thẩm quyền cho UBCKNN và cho biết, dự thảo luật đã bổ sung nhiều nội dung về thẩm quyền, trách nhiệm của UBCKNN. Cụ thể, UBCKNN có chức năng nhiệm vụ xây dựng các dự án luật, chính sách về TTCK, trình cấp có thẩm quyền ban hành. UBCK quản lý và giám sát toàn diện Sở GDCK VN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, giám sát toàn diện hoạt động của các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, đặc biệt là hoạt động của nhà đầu tư chứng khoán, giám sát hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp về giao dịch chứng khoán.
Để đảm bảo tổ chức hoạt động TTCK được thực sự minh bạch, công bằng, UBCKNN cũng được quyền tiếp cận nhiều thông tin trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Theo đó, các tổ chức cá nhân được yêu cầu phải cung cấp thông tin cho UBCKNN. UBCKNN, đoàn thanh tra được phép yêu cầu ngân hàng cung cấp giao dịch trên tài khoản với hành vi vi phạm, được phép yêu cầu DN viễn thông cung cấp thông tin về giao dịch liên quan đến vi phạm. Đặc biệt, giao cho Chủ tịch UBCKNN, chánh thanh tra, trưởng đoàn thanh tra được phép xử lý các vi phạm pháp luật…
* Đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang):
Đề nghị bổ sung các chế tài xử lý vi phạm
Theo đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang), việc thống nhất mô hình chỉ có 1 Sở GDCK, làm đầu mối quản trị điều hành là cần thiết, song dự thảo luật nên ghi dưới Sở GDCK có các sàn giao dịch để phù hợp hơn. Đồng thời, cần quy định các nguyên tắc để phân định trách nhiệm, mối quan hệ của Sở GDCK với các sàn giao dịch, điển hình như Sở GDCK và hai sàn giao dịch tại TP. HCM và sàn GDCK tại Hà Nội, trên cơ sở xác định rõ sản phẩm, hoạt động giao dịch để khai thác hiệu quả các sàn giao dịch.
Liên quan đến việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, đại biểu cho rằng các hành vi vi phạm trên TTCK ngày càng tinh vi, phức tạp, nhiều hành vi thao túng, giao dịch có dấu hiệu nội gián, do đó dự thảo Luật cần quy định để tăng cường phòng ngừa thông qua việc nâng cao chất lượng minh bạch thông tin của các DN cũng như các bên tham gia TTCK, bên cạnh tăng chế tài xử phạt mang tính răn đe. Theo đại biểu, mức xử lý vi phạt tối đa là 10 lần khoản thu trái pháp luật, đồng thời mức phạt tối đa là 3 tỷ đồng là chưa mang tính răn đe trong xử lý vi phạm hành chính. Do vậy, đại biểu đề nghị ngoài phạt tiền cần tăng cường chế tài xử phạt bổ sung như treo giao dịch cổ phiếu, rút giấy phép hành nghề…, khắc phục tình trạng nộp tiền phạt xong vẫn vi phạm. Ngoài ra, cần quy định theo hướng tăng thẩm quyền cho cơ quan quản lý nhằm nâng cao tính tuân thủ, cưỡng chế, thực thi.
* Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre):
Luật hoá quy định về chào bán trái phiếu riêng lẻ
Về chào bán trái phiếu riêng lẻ, đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) cho rằng nên nghiên cứu nguyên tắc pháp điển hóa. Tại kỳ họp đầu năm, UBTVQH đã có kết luận nên luật hoá các quy định tại Nghị định 163/2018 của Chính phủ về phát hành trái phiếu doanh nghiệp để đưa vào dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi).
Sau khi rà soát tại Nghị định 163, đại biểu cho rằng cơ bản phát hành trái phiếu của công ty đại chúng và công ty không đại chúng như nhau, nếu có quy định tại Luật Doanh nghiệp phải dẫn chiếu sang Luật Chứng khoán. Lý do vì trái phiếu là một loại chứng khoán, phát hành trái phiếu của công ty đại chúng và không đại chúng cũng như nhau, dù để ở luật nào thì cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng phải quản lý vấn đề này. Do vậy, cần phải làm rõ vấn đề này trong Luật Chứng khoán và cả Luật Doanh nghiệp để đảm bảo chặt chẽ và không bị lợi dụng.Cũng theo đại biểu, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sơ khai đã có từ năm 1994, sau này là Nghị định 120 của Chính phủ, sau đó có Nghị định 52/2006, Nghị định 90/2011 và hiện nay là Nghị định 163/2018. Như vậy, đã có đủ điều kiện để đánh giá và luật hoá vấn đề này. Cần phải rà soát, pháp điển hoá, đưa những vấn đề mà Nghị định 163 quy định đã ổn định, hiệu quả, đáp ứng cho yêu cầu điều hành, phát triển của thị trường chứng khoán để đưa vào Luật Chứng khoán, đại biểu đề nghị.
H.Y
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tăng trưởng kinh tế năm 2024 đạt 7,09%
- ·Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
- ·Trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
- ·Kiên Giang giải ngân đạt 4,6% vốn các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Chuỗi sự kiện ngành công thương các tỉnh, thành phía Nam diễn ra từ ngày 10 đến 16
- ·Giữ vững trận địa tư tưởng và chú trọng chuyển đổi số báo chí
- ·Chuyến thăm Cộng hòa Cuba của Hội Hữu nghị và Hợp tác Việt Nam
- ·Infographics: Công tác cổ phần hóa, sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước năm 2024
- ·Long An tiếp tục xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, hướng đến kinh tế xanh, phát triển bền vững
- ·32 triệu tài khoản Twitter bị hack
- ·Đồng chí Tống Phước Trường giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kiên Giang
- ·Chất lượng huấn luyện đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới
- ·Bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024
- ·Vụ tai nạn máy bay thảm khốc tại Hàn Quốc: Số người thiệt mạng lên tới 179
- ·Hội cựu chiến binh xã Định Bình: Tích cực phòng, chống tệ nạn xã hội
- ·Phối hợp vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện
- ·Long An: Phấn đấu hoàn thành sớm các nhiệm vụ năm 2024
- ·Xuất cấp hơn 1.128 tấn gạo dự trữ quốc gia cho tỉnh Gia Lai dịp Tết Nguyên đán và giáp hạt
- ·Báo Kiên Giang duy trì và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị, địa phương