【ketquabongda việt nam】Sẽ có kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với giáo dục nghề nghiệp
TS. Trương Anh Dũng,ẽcókếhoạchtriểnkhaiKhungtrìnhđộquốcgiaViệtNamđốivớigiáodụcnghềnghiệketquabongda việt nam Tổng Cục Trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phát biểu tại Hội thảo tham vấn |
Thực hiện Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện: “Chủ trì quản lý, thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục nghề nghiệp, xây dựng Kế hoạch, lộ trình thực hiện và các điều kiện cần thiết để triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt”.
Thực hiện kế hoạch công tác năm 2020 về “Triển khai Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng (MRS), Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF), Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF)”, ngày 23/9 tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức Hội thảo tham vấn về dự thảo Kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với giáo dục nghề nghiệp.
Hội thảo được tổ chức nhằm tham vấn về dự thảo kế hoạch triển khai Khung trình độ quốc gia Việt Nam (cấu phần giáo dục nghề nghiệp) giai đoạn 2021 - 2025, dự thảo báo cáo tham chiếu thành phần (cấu phần giáo dục nghề nghiệp) của Việt Nam với Khung tham chiếu trình độ ASEAN.
Khung trình độ quốc gia là cơ sở để nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nguồn nhân lực, tạo cơ chế liên thông giữa các trình độ đào tạo. Do đó, việc triển khai khung trình độ quốc gia ở các ngành nghề sẽ tiến tới thiết lập mối quan hệ khung trình độ quốc gia của các nước thông qua khung tham chiếu trình độ khu vực để làm cơ sở thực hiện lẫn nhau về trình độ.
Dự thảo báo cáo tham chiếu thành phần của Việt Nam với khung tham chiếu trình độ ASEAN và kế hoạch thực hiện khung trình độ quốc gia Việt Nam đối với các trình độ của giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 có nêu rõ một số nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu như xây dựng và ban hành các văn bản, tài liệu để triển khai thực hiện khung trình độ quốc gia đối với các trình độ giáo dục nghề nghiệp. Xây dựng và ban hành chuẩn đầu ra theo lĩnh vực ngành nghề đào tạo nghề nghiệp. Đồng thời triển khai, cập nhật, phát triển chương trình đào tạo nghề nghiệp theo khung trình độ quốc gia.
TS. Trương Anh Dũng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết: "Từ năm 2016 đến nay, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã triển khai xây dựng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng, là chuẩn đầu ra trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã phối hợp ban hành được 320 chuẩn đầu ra cho 160 ngành nghề. Dự kiến thời gian tới, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp sẽ bổ sung thêm khoảng 100 chuẩn đầu ra cho các ngành nghề khác nhau".
"Nhân lực và nguồn lực, tài chínhđể thực hiện xây dựng khung trình độ quốc gia Việt Nam đang là một thách thức lớn. Ngoài ra, vấn đề liên thông các bậc học chưa rõ ràng. Trong quá trình triển khai sắp tới sẽ có rất nhiều những khó khăn, vướng mắc trong bối cảnh tiến độ thực hiện đang quá chậm", TS. Trương Anh Dũng đánh giá.
Trao đổi tại Hội thảo, các chuyên gia đã thảo luận về một số vấn đề đặt ra khi triển khai khung trình độ quốc gia Việt Nam như cần phải thống kê, phân loại để xây dựng danh mục và phân loại ngành nghề đào tạo, liên thông. Bên cạnh đó, các nhân tố làm ảnh hưởng đến việc xây dựng khung trình độ quốc gia như nhu cầu của các địa phương khác nhau về quy mô, mật độ dân số, điều kiện thị trường lao động, kinh tế, thành phần dân tộc, văn hóa truyền thống, giáo dục...
Tham dự và trao đổi tại Hội thảo còn có đại diện thành viên Tổ công tác về thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA), Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về kỹ năng (MRS), Khung trình độ quốc gia Việt Nam (VQF), Khung tham chiếu trình độ ASEAN (AQRF); Các đại biểu đến từ các Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, đại diện các tổ chức quốc tế (GIZ, ILO…), đại diện cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệpnhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, cùng đại diện các hiệp hội nghề nghiệp, doanh nghiệp…
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Ngành Nông nghiệp đã giải ngân vốn xây dựng cơ bản hơn 2.091 tỷ đồng
- ·Vietlott tìm ra 2 vé số trúng tiền tỷ, chủ nhân Jackpot hơn 189 tỷ chưa lộ diện
- ·Xử lý nghiêm các trường hợp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
- ·Microsoft vinh danh chuyên gia giáo dục sáng tạo VN
- ·Giá vàng Bảo Tín Minh Châu tăng tới 180.000 đồng/lượng
- ·Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghệ Tĩnh tổng kết nhiệm vụ nhập tăng nguồn lực dự trữ
- ·Điều chỉnh khung thuế với xăng dầu để cơ cấu lại nguồn thu
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Hỗ trợ tối đa 300 USD/người/tháng học sau tiến sỹ ở nước ngoài
- ·Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Chính sách cần gắn với thực tiễn
- ·Doanh nghiệp của diễn giả dạy làm giàu tiếp tục thua lỗ
- ·Đô thị khoa học giáo dục kiểu mẫu, bao giờ?
- ·Đại học RMIT tham gia cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh
- ·Samsung có thể mất tới hơn 1 tỷ USD chi phí thu hồi Note 7
- ·Hải quan Cao Bằng thu ngân sách hơn 882 tỷ đồng
- ·Pháp luật về đất đai hiện hành đã có nhiều ưu đãi cho người sử dụng
- ·Chưa ra mắt, đã có trên 1.350 người “đặt gạch” mua Bphone 2
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngân hàng Nhà nước muốn giảm lãi suất thấp để đồng hành cùng doanh nghiệp