【sẽ vl】Ngành dịch vụ ăn uống chuẩn bị cho giai đoạn bình thường mới
DN ngành dịch vụ ăn uống gặp nhiều khó khăn
Từ cuối tháng 1/2020,ànhdịchvụănuốngchuẩnbịchogiaiđoạnbìnhthườngmớsẽ vl khi dịch Covid-19 xảy ra, ngành F&B đã chứng kiến sự ra đi của nhiều thương hiệu lớn và chuyển sang phương án "phòng ngự, co cụm" trong trạng thái "bình thường mới". Nhiều khách thuê thuộc ngành hàng F&B tại các trung tâm mua sắm trả mặt bằng hoặc giảm bớt diện tích thuê để cắt giảm chi phí. Tình hình kinh doanh của một số ngành dịch vụ, đặc biệt là ẩm thực vẫn tiếp tục ảm đạm, thậm chí doanh thu bằng “không” trong thời gian dài khi thực hiện nhiều mức độ giãn cách xã hội phòng chống dịch bệnh, nhất là tại TP. Hồ Chí Minh từ tháng 5/2021 đến nay.
Các DN ngành F&B chuẩn bị để có thể hồi phục, thích ứng nhanh hơn trong bối cảnh kinh doanh bình thường mới |
Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, doanh thu dịch vụ ăn uống trong 8 tháng/2021 đạt 32.075 tỷ đồng, giảm 20,3% so với năm trước. Trong thời gian thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, hình thức kinh doanh thức ăn mang về và tại chỗ, buộc tạm ngừng để phòng chống dịch đã làm doanh thu của ngành F&B giảm mạnh.
Bên cạnh đó, tác động của dịch Covid-19 cũng đã làm thay đổi thói quen tiêu dùng và định hình lại ngành F&B. Nếu trước đây đa phần các nhà hàng, quán cà phê đi theo hướng đẩy mạnh phát triển offline, mở rộng quy mô với nhiều cơ sở thì khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, các DN ngành F&B đã thay đổi chiến lược kinh doanh với việc tối ưu kênh trực tuyến. Ngoài ra, nhiều chuỗi cửa hàng cung đã sử dụng hệ thống gọi món tự động bằng Tabletop, tương tác trực tiếp với khách hàng bằng Chatbot, hệ thống đặt bàn tự động tại Google Booking, Opentable… Các nhà hàng, quán cà phê với việc thực hiện tối ưu hóa chi phí mặt bằng, chi phí nhân sự, đồng thời nâng cao hiệu quả vận hành và kết hợp với các nền tảng số để tăng cường doanh thu.
Tuy nhiên, kể từ đợt dịch bùng dịch Covid-19 lần thứ 4 vào cuối tháng 4/2021 tại TP. Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành phía Nam đến nay đã chứng kiến nhiều DN F&B phải đóng cửa, trả mặt bằng hoặc thu hẹp mô hình kinh doanh.
Hiện nay, các DN và tiểu thương ngành dịch vụ ăn uống đã gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài và hiện nay tuy đã hoạt động trở lại nhưng còn dè dặt, khởi động chậm với nhiều lý do như hoạt động đi lại còn khó khăn do chưa hết giãn cách xã hội, nguồn nhân lực rất ít, nhiều chi phí tăng cao...
Thay đổi trong phương pháp kinh doanh để thích ứng với đại dịch
Bà Trần Phạm Phương Quyên - Quản lý cho thuê mặt bằng bán lẻ Savills Việt Nam - cho biết: Nhiều các DN, cửa hàng ăn uống đã tìm ra hướng đi trong mới cơn đại dịch này. Điển hình như Haidilao Hotpot ra mắt menu ăn lẩu tại nhà với các phần ăn trung bình, giá thành hợp lý; El Gaucho chăm chút các khẩu phần ăn mang đi (delivery) với cam kết chất lượng và dịch vụ cao cấp nhưng có giá thành hợp lý; Pizza 4P’s với pizza đóng hộp bao bì và chất lượng đảm bảo; Cheese Coffee với menu phục vụ mang đi và các món đặc sản chỉ dành riêng cho các quận nhất định được phép lưu thông...
Theo ông Nguyễn Lâm - Đồng sáng lập kiêm CEO chuỗi Coffee Stationn, bước vào cuộc chiến "sinh tồn" trong bối cảnh kinh doanh bình thường mới DN phải có sự lựa chọn địa điểm kỹ càng, không cần tập trung nhiều cửa hàng tại một khu vực trung tâm mà nên xây dựng mạng lưới cửa hàng dàn trải trên diện rộng trên nhiều quận, thành phố, địa phương để tối đa hóa sự tiếp cận đến càng nhiều khách hàng, bao phủ diện rộng cho mạng lưới vận chuyển và bán hàng mang đi (delivery). Diện tích không gian quán chỉ vừa đủ hợp lý để tránh lãng phí không gian và chi phí mặt bằng. Quản lý các chi phí thuê mặt bằng chỉ tối đa 10-16% doanh thu để duy trì hiệu quả cửa hàng...
Ngoài ra, cần tập trung nguồn lực và phần tài chính tiết kiệm được để đầu tư và nuôi dưỡng hệ thống phân phối và kênh giao nhận hiệu quả, chăm chút vào các thông điệp marketing online, chăm sóc giá trị tinh thần và trải nghiệm của khách hàng tại nhà đối với sản phẩm của mình.
Dự kiến nhu cầu ăn uống vẫn ổn định, nhất là sau khoảng thời gian giãn cách dài tại nhà khiến người dân không được đa dạng các lựa chọn F&B, tạo ra tâm lý bùng nổ hậu dịch và là triển vọng tích cực cho các DN và tiểu thương chuẩn bị cho các ý tưởng mới để đón đầu sự bật dậy của toàn thị trường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi mà các DN ngành F&B cần nắm bắt và có sự chuẩn bị trong bối cảnh kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
(责任编辑:Thể thao)
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Khoáng sản và Hóa chất Phú Thọ bán 4,4 triệu cổ phần Nhà nước
- ·Hoa hậu Ngọc Hân thành tâm điểm chú ý ở công trình kiến trúc 123 năm giữa Hà Nội
- ·Bắc Bộ đến Trung Trung Bộ tiếp tục nắng nóng
- ·Skilled workforce key to Việt Nam’s nuclear power resurgence
- ·Dòng tiền chảy vào nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ
- ·Khu vực Bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục nắng nóng gay gắt, nhiệt độ có nơi trên 40 độ C
- ·Phát triển y tế cơ sở, giúp giảm quá tải tuyến trên
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Chi phí để nuôi dạy con trẻ tại Hàn Quốc đứng đầu thế giới
- ·NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
- ·TIP chính thức niêm yết trên sàn HOSE
- ·Fed ủng hộ tăng lãi suất thêm 5% để kiềm chế lạm phát
- ·Bắc Bộ tiếp tục tăng nhiệt, tình trạng nồm ẩm kéo dài
- ·Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- ·Hà Nội: Mạnh tay xử lý “cò” tại cơ quan Thuế
- ·Lý do ca sĩ Đen Vâu không thể góp mặt trong Tuần lễ Festival Huế 2024
- ·Bình chọn “Thương hiệu gia đình tin dùng” lần thứ 1 năm 2017
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Chi phí để nuôi dạy con trẻ tại Hàn Quốc đứng đầu thế giới