【trận kups】Nhịp cầu yêu thương
(CMO) Vận động xây 94 cây cầu, 10 căn nhà, khoan 160 giếng nước, hỗ trợ mỗi năm trên 1.000 suất quà cho hộ khó khăn và học sinh nghèo hiếu học, trên 40 tấn nông sản gửi bà con tâm dịch TP Hồ Chí Minh, hàng chục ngàn suất ăn và hàng thiết yếu cho bà con về quê tránh dịch cùng nhiều việc làm thiện nguyện khác…, tổng trị giá các nguồn vận động trên 20 tỷ đồng, đó là những việc mà Ðại Ðức Thích Nhuận Trí, Phó thư ký Ban Trị sự, kiêm Trưởng ban hướng dẫn Phật tử Ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Cà Mau, Trụ trì Niệm Phật đường Phước Ðiền, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời, đã làm trong 15 năm bén duyên với đất Cà Mau và những ngày quê hương phủ trùm bóng mây đại dịch.
1.Lần nào trò chuyện cùng ông cũng bị gián đoạn bởi rất nhiều cuộc điện thoại. Khi thì các nhà hảo tâm đăng ký hỗ trợ; khi người của các bếp 0 đồng trao đổi công việc; khi các đơn vị tiếp nhận quà… Những tháng ngày dịch bệnh hoành hành này, nhu cầu được san sẻ tăng cao, tinh thần tương thân tương ái phát huy mạnh mẽ, vì vậy mà ông cũng tất bật để tròn vai làm chiếc cầu trung gian kết nối nghĩa tình, cùng tạo nên sức mạnh, niềm tin vượt qua đại dịch.
Nhớ hồi đầu tháng 10, khi bà con từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đổ dồn về quê tại chốt cửa ngõ Quản lộ Phụng Hiệp, suốt gần tháng trời, ngày ngày ông tất tả ngược xuôi vận động, điều phối lo việc ăn uống cho mấy ngàn con người. Cứ cơm, xôi, bánh mì chả lụa, bánh bao, cháo, bánh lọt, sữa, nước uống... ngày đêm lúc nào cũng sẵn. Ðã vậy, ông còn phối hợp tổ chức bếp nấu mỗi ngày trên dưới 500 suất ăn đưa đến tận nơi hỗ trợ các khu cách ly tập trung mới, ở địa bàn TP Cà Mau và các huyện. Ông bảo, bà con về đông, trong khi chờ làm thủ tục quyết định hình thức cách ly thì chưa có chế độ, nhiều chỗ các địa phương bị động chưa xoay trở kịp, việc hỗ trợ mang tính cấp thời.
Mọi thứ cứ xuất phát từ thực tế mà làm, không hề có kịch bản. Có bữa chạng vạng tối, trời lại đổ mưa, bà con thì lũ lượt về, không đủ chỗ tránh; rồi lực lượng làm nhiệm vụ không thể bỏ việc để trú mưa. Trước tình cảnh vậy, ông nhanh nhẹn sử dụng hình thức livestream, kêu gọi ủng hộ áo mưa cấp tốc. Chỉ vài phút livestream và chưa đầy 1 giờ sau, hơn 4.000 áo mưa được chuyển đến. Khỏi phải nói cũng biết ông mừng vui, xúc động đến thế nào.
Ông tâm sự, hồi giờ rất ngại, chưa hề livestream. Nhưng trong tình cảnh cấp bách như vậy, làm đại, vậy mà hết sức hiệu quả.
Mấy tuần qua, ông lại tập trung vận động hỗ trợ hộ khó khăn; tiếp tục tổ chức các suất ăn đêm cho lực lượng trực chốt, y, bác sĩ bộ phận điều trị bệnh nhân Covid, các bệnh viện dã chiến, các bệnh nhân F0, lực lượng thanh niên tình nguyện, những người làm nghề hè phố… cùng nhiều việc không thể đặt định trước. Cứ ngày tất bật vận động, tiếp nhận, đi trao quà; chiều tối đi hỗ trợ suất ăn (không chỉ ở TP Cà Mau mà còn một số huyện). Ðể rồi đêm muộn về, ông mới bắt tay vào làm phận sự của riêng mình. Nhiều lúc tôi cứ thắc mắc rằng, không hiểu ông lấy sức lực ở đâu mà làm được nhiều đến vậy.
Trên Facebook, Zalo của ông, các hoạt động thiện nguyện từng ngày thêm dày đặc. Quà hỗ trợ cũng đủ loại, với những con số hàng 3, hàng 4 đơn vị, thấy “choáng ngợp” khi quét mắt vào.
Còn những ngày bình yên chưa có đại dịch, nhiều miền quê trong tỉnh đều có bóng dáng ông. Khi đi phát quà cho hộ khó khăn, khi xây cầu, khi tặng học bổng cho học sinh, khi đi khảo sát khoan giếng nước, làm nhà cho hộ nghèo khó... Riêng cầu, mỗi năm ông vận động được 6-7 cây, có năm ông làm tới mười mấy, hai chục cây. Như năm 2014, ông tổ chức lễ bàn giao cùng lúc 13 cây; năm 2015, ông vận động xây dựng được tới 20 cây. Vậy là cứ chạy ngược chạy xuôi từ cầu này tới cầu kia, qua cầu nọ. Có lần ông cười bảo, chân ông giờ ngấm đầy sình của đất Cà Mau.
Cầu thứ 69 dài 39 m, ngang 2 m, do MC Ðại Nghĩa và Ðại đức Thích Nhuận Trí (bên trái) vận động xây dựng, toạ lạc tại ấp Ðất Biển, xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời. (Ảnh chụp tháng 1/2020). Ảnh: TRÍ NGHĨA |
2.Từ bi - trí tuệ, cặp từ này phải đi liền nhau, ông thường nói vui như vậy. Làm thiện nguyện cũng phải có tri thức, phải sáng suốt, thông tuệ để công việc làm thật sự mang lại hiệu quả cao, có ý nghĩa và tránh bị lợi dụng. Nhớ hồi giữa đầu tháng 10, đang trên đường đi hỗ trợ quà cho bà con nghèo dưới huyện, có một cuộc điện thoại gọi ông. Sau phần đối đáp nghe “ngồ ngộ”, ông giải thích, có một cơ sở cách ly nhờ ông lo giúp việc ăn uống ngày 2 bữa, trong khi họ đã có chế độ của tỉnh. Và ông đã từ chối. “Ðể dành phần hỗ trợ của mình cho những nơi thật sự khó khăn”, ông rạch ròi.
Ði thăm các chốt kiểm soát dịch, bao giờ ông cũng tìm hiểu trước xem nơi đó anh em thiếu thốn gì thì vận động thứ ấy, chứ không phải có gì hỗ trợ nấy đâm dư thừa, trong khi thứ cần thì thiếu hụt. Với ông, đã giúp gì thì phải chất lượng, thiết thực, dù là việc lớn hay nhỏ, chữ “tín” phải được đề cao.
Với chuyện xây cầu, công việc ông dồn nhiều tâm huyết, thì vấn đề đảm bảo chất lượng, minh bạch càng thể hiện rõ. Biết đặc điểm vùng đất Cà Mau phèn, mặn, ông không sử dụng loại xi-măng thông thường, mà tìm hiểu, học hỏi, thay vào loại xi-măng chuyên dụng. “Thay vì sử dụng xi-măng PCB 40, mình đổi loại PCB 50, tuy giá có cao hơn nhưng như vậy mác bê-tông sẽ tăng lên cao, độ kết dính, độ cứng, cường độ chịu lực đều tăng, sẽ có tác dụng kháng phèn, kháng mặn, độ thẩm thấu chậm. Còn sắt, cũng phải dùng loại sắt VAS (Việt Mỹ), đây là loại sắt chất lượng cao. Kết hợp như vậy, sẽ giúp công trình bền chắc, tăng tuổi thọ”, ông diễn giải.
Ðể chủ động thợ và thi công theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, ông lập riêng một đội xây dựng và giao đội trưởng quản lý. Thợ ông, ngoài làm cầu còn làm được chùa, nhà, khoan cọc, nhồi bê-tông… nên quanh năm luôn có việc. Riêng chuyện này, ông đã giải quyết công ăn việc làm cho 11 lao động với mức thu nhập mỗi tháng từ 7,5-12 triệu đồng.
Khi xây cầu tìm hiểu rất kỹ, nếu cầu trong kênh, rạch nhỏ để xoá cầu tạm, bè phao thì mặt ngang có thể nhỏ. Nhưng các tuyến đường nằm trong quy hoạch lộ nông thôn mới thì ông cố gắng thuyết phục mạnh thường quân tài trợ hoặc vận động thêm cho đủ nguồn để xây cầu chiều ngang đủ chuẩn, góp phần vào tiêu chí nông thôn mới cùng địa phương.
Mỗi cây cầu khi xây, ngoài gửi chi tiết bản vẽ, dự toán, từng công đoạn chính ông đều chụp hình, quay clip báo cáo nhà tài trợ. Dù ngại dùng mạng xã hội thông tin việc mình làm, nhưng vì tính minh bạch, ông buộc lòng phải công khai lên đấy. Tuy vậy, khi thực hiện việc này, ông lại thấy hiệu ứng tích cực. Không chỉ nhà tài trợ hài lòng, mà còn có sức lan toả, từ đó ngày càng được nhiều nhà hảo tâm kết nối để hỗ trợ thực hiện nhiều việc có ý nghĩa giúp cộng đồng.
Cụ bà Phạm Thị Diệu Thanh, năm nay 83 tuổi, Trưởng nhóm thiện nguyện Cựu giáo viên và học sinh Trường nữ Trưng Vương Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh), nhiều năm kết nối hỗ trợ xây cầu, khoan giếng nước cho Cà Mau rất hài lòng về cách làm của ông. Cụ bày tỏ: “Ông làm minh bạch, chất lượng mà chi phí lại thấp hơn tỉnh khác mấy chục phần trăm nên kết nối với ông. Chúng tôi làm thiện nguyện, chỗ nào có niềm tin thì mình hỗ trợ...”.
Cũng vì vậy mà nhóm đã hỗ trợ ông xây dựng gần 30 cây cầu, 80 giếng nước và nhiều suất học bổng cho học sinh nghèo. Có lẽ, cũng vì tín nhiệm mà Hội LHPN tỉnh nhận được sự tài trợ của Quỹ Học bổng Vừ A Dính do nguyên Phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa chủ nhiệm đã kết nối nhờ ông hỗ trợ xây 1 cây cầu tặng Cà Mau tại kênh Cơi 4, nối xã Trần Hợi với xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, trị giá 390 triệu đồng và rất được sự hài lòng của nhà tài trợ.
3.Ông nói, mọi việc đến với mình như một cái duyên. Năm 2004, sau khi tốt nghiệp Công nghệ thông tin tại Trường Cao đẳng Công Nghiệp 4 TP Hồ Chí Minh, chàng thanh niên phật tử Nguyễn Hữu Du (nguyên quán Quảng Ngãi, quê quán Ðắk Lắk) theo một sư thầy về thăm quê tại Cà Mau. Vài lần như thế, rồi bén duyên và xuất gia tu tập tại chùa Phật Tổ, nơi tận cùng bản đồ Tổ quốc này.
Rồi cũng từ duyên, năm 2011 ông được giao tạo dựng Niệm Phật đường Phước Ðiền ở tít vùng sâu, vùng xa xã Phong Ðiền, huyện Trần Văn Thời và đảm nhận nhiệm vụ trụ trì. Ðịa bàn sông rạch chằng chịt, thấu hiểu, cảm thông cảnh đò giang cách trở của bà con nơi đây, ý niệm vận động xây cầu được hình thành. Vậy rồi vận động làm, được tín nhiệm, ủng hộ, lại làm, số cầu xây dựng cứ thế ngày một tăng lên. Thêm các hoạt động thiện nguyện khác cũng từ duyên mà khởi phát.
Ở xứ Phong Ðiền, Phong Lạc của huyện Trần Văn Thời, từ ngày ông về, các hoạt động Trung thu, khoá tu mùa hè, hội trại trở nên sôi động, rầm rộ. Nơi đây cũng thường xuyên phối hợp Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức nhiều hoạt động huấn luyện thiếu nhi. Trẻ con thích ông bởi sự năng động, gần gũi, vui vẻ, hoạt kê… Có những năm ông còn dẫn đoàn trại sinh thanh thiếu niên Cà Mau đi giao lưu 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Năm 2020, lễ An vị tại đền Quốc tổ Lạc Long Quân ở Khu Du dịch Quốc gia Mũi Cà Mau diễn ra thật trang trọng và khá hoành tráng, người ta thấy một vị đảm nhận vai xướng lễ cao to, oai vệ, từng nghi thức, từng lời dẫn toát lên không khí linh thiêng tưởng nhớ cội nguồn, vị đó là ông. Rồi tháng 4/2021, tại lễ dâng hương Ðức Quốc tổ Lạc Long Quân nằm trong Chương trình sự kiện “Cà Mau - Ðiểm đến 2021”, đảm nhận vai xướng lễ cũng là ông. Những người có trách nhiệm bảo rằng, nhiều lần dự lễ cầu siêu ngư dân tử nạn ở cửa biển Khánh Hội, Sông Ðốc, lễ cầu siêu vong linh liệt sĩ tại các nghĩa trang và một số lễ hội tâm linh khác thấy ông tổ chức rất ấn tượng; đó cũng là duyên ông được chọn đảm nhận vai quan trọng tại các buổi lễ linh thiêng tri ân công đức tiền nhân đặc biệt này.
Mấy hôm trước ông báo tin vui, cây cầu thứ 95 nối giữa đôi bờ xã Nguyễn Phích và Khánh An, huyện U Minh có chiều dài 29 m, ngang 2,5 m chuẩn bị khởi công xây dựng. Vậy là giờ đây, bước chân ông lại càng thêm tất bật.
Những nhịp cầu quê, những nhịp cầu tình người, ông mang yêu thương ngày ngày mải mê đi kết nối.
10 bằng khen của UBND tỉnh, 5 bằng khen Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, 1 bằng tuyên dương công đức của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là đại biểu dự Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc năm 2020, và đặc biệt 1 Huân chương Lao động hạng Ba vừa được Chủ tịch nước tặng thưởng tháng 5 này, là những ghi nhận cống hiến cho công tác an sinh xã hội trên quê hương Cà Mau của ông - Ðại đức Thích Nhuận Trí.
Trang Anh
(责任编辑:Thể thao)
- ·Lai Châu thúc đẩy hình thành liên doanh sản xuất chè sang UAE
- ·Giải mã 4 bí mật thiết kế của Apple
- ·Những đại gia chi triệu đô mời người nổi tiếng đến Việt Nam
- ·Các nước châu Á quản Uber thế nào?
- ·Hồi sinh voi Ma mút tuyệt chủng hơn 4 ngàn năm?
- ·Smartphone giá rẻ 'toàn năng' xấp xỉ 4 triệu đáng mua tháng 6/2015
- ·Lão ông tuổi 90: 'Phù thủy' cocktail số 1 Việt Nam
- ·So sánh ô tô crossover Mazda CX
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Siêu xe mô tô BMW S1000RR 2015 cập bến thị trường Việt Nam
- ·Thực phẩm chức năng "nổ" như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi
- ·Hãng hàng không Việt Nam thực hiện nghi lễ 'cất cánh' và ra mắt máy bay mới
- ·Sony mạo hiểm bán đi 3,6 tỷ USD cổ phiếu để lấy tiền tái đầu tư
- ·Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam
- ·Mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook bị sập mạng toàn cầu?
- ·Tiền mặt của Apple lấp đầy kho vàng lớn nhất nước Mỹ
- ·Chiêm ngưỡng smartphone không viền AQUOS Xx của Sharp
- ·Ứng dụng mới ‘My VinaPhone’, khách hàng khỏi lo ‘sao bị trừ nhiều tiền thế?’
- ·Nhận định, soi kèo U23 Farense vs U23 Rio Ave, 18h00 ngày 6/1: Đắng cay sân nhà
- ·Thời trang công sở vừa đi làm vừa đi chơi cho bạn gái