【kq bd tbn】Báo Bình Phước
BPO - Không chỉ 1 lần,o Bkq bd tbn mà nhiều đồng nghiệp trẻ đã hỏi tôi rằng: Điều gì đã giúp tôi vượt qua khó khăn của hoàn cảnh gia đình và những gian nan, vất vả của nghề ở vùng đất mới để trụ vững 25 năm ở Bình Phước? Tôi trả lời nhanh gọn: Tất cả chỉ vì 2 chữ tình nghĩa. Và với tôi như vậy đã là quá đủ. Vì trước khi đi, anh Nguyễn Xuân Vinh, Tổng biên tập Báo Sông Bé đã động viên và hứa rằng khi nào tôi muốn trở lại anh sẽ sẵn sàng tiếp nhận. Còn anh Hoàng Lâm, Tổng biên tập đầu tiên Báo Bình Phước thì khẳng định với tôi rằng: Anh chỉ cần một mình chú đi là đủ. Còn anh Nguyễn Hữu Luật, khi đó được Trung ương phân công giữ chức Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Phước thì động viên tôi nhiều lần: Bình Phước mới là nơi để chú thể hiện năng lực chuyên nghiệp của mình. Anh tin và kỳ vọng vào chú. Và đặc biệt hơn, đó là cái tình mà những đồng nghiệp ở Báo Bình Phước đã dành cho tôi. Vì mỗi lần đi cơ sở về, nếu không thấy tôi thì câu đầu tiên anh em hỏi người ở nhà rằng: Anh Hai đi đâu rồi? Khi đó, anh em trong cơ quan gọi tôi theo thứ trong gia đình. Chính những điều này mà tôi không thể rời xa anh em.
BÌNH PHƯỚC - TÌNH SÂU NGHĨA NẶNG
Những dấu ấn không bao giờ quên
Sau 3 năm phát hành 2 số/tuần, để đáp ứng nhu cầu truyền tải thông tin về các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo, điều hành của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban biên tập Báo Bình Phước đã quyết định tăng kỳ phát hành lên 3 kỳ/tuần và đã được Thường trực Tỉnh ủy chấp thuận. Đây là quyết định kịp thời, vừa đáp ứng yêu cầu đưa thông tin về cơ sở và nhu cầu của bạn đọc trong tỉnh. Tuy nhiên, với lực lượng 20 người, trong đó chỉ có 8 phóng viên để thực hiện 24 trang báo trong 1 tuần là sự nỗ lực của Ban biên tập và đội ngũ phóng viên, cùng sự tích cực của đội ngũ cộng tác viên. Giai đoạn này, Báo Bình Phước được chế bản tại tòa soạn và in tại Công ty Xổ số kiến thiết tỉnh Bình Dương.
Nguyên Tổng biên tập Báo Bình Phước Đoàn Như Viên (người đầu tiên bên phải) giới thiệu với lãnh đạo tỉnh các ấn phẩm của Báo Bình Phước tại Hội báo xuân Nhâm Thìn 2012 - Ảnh: H.T
Để khắc phục khó khăn, vất vả trong khâu xuất bản - in và phát hành, cuối năm 2000, Ban biên tập đã xây dựng Đề án thành lập Xưởng in Báo Bình Phước và đầu năm 2001, đề án được Ban Thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận. Chỉ với số vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng, nhưng tháng 3-2002, Nhà in Báo Bình Phước đã đi vào hoạt động, với nhiệm vụ chính trị là in báo Bình Phước. Ngoài ra, để phát huy công suất máy móc, thiết bị và năng lực của công nhân, đồng thời tạo nguồn thu cho đơn vị và nâng cao thu nhập người lao động, Ban biên tập quyết định giao thêm nhiệm vụ cho nhà in là nhận hợp đồng in mọi ấn phẩm của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã trong tỉnh. Sau 19 năm hoạt động, Nhà in Báo Bình Phước không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà còn tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, năm 2014, Ban biên tập quyết định tăng kỳ phát hành Báo Bình Phước từ 3 lên 5 kỳ/tuần và mỗi kỳ 12 trang, nhưng biên chế chỉ có 20 người, số còn lại là hợp đồng dài hạn. Vì tỉnh không còn chỉ tiêu biên chế, nên sau khi thống nhất trong cấp ủy, Ban biên tập, tôi đã đề xuất với Tỉnh ủy phương án thay biên chế bằng cơ chế. Đó là: Một, cho phép Báo Bình Phước thực hiện chế độ nhuận bút bằng 70% quy định của Nghị định số 61/2002/NĐ-CP của Chính phủ. Hai, cho phép đầu tư máy in và thiết bị bằng vốn khấu hao và vốn phát triển sự nghiệp của đơn vị, để đẩy mạnh in dịch vụ nhằm tăng nguồn thu. Ba, hoạt động dịch vụ quảng cáo sau thuế và phần trích nộp về cấp trên, số còn lại đơn vị được sử dụng để trả lương cho lao động hợp đồng. Với cơ chế này, hằng năm, Báo Bình Phước nộp ngân sách đều tăng, đời sống người lao động được nâng lên và không chỉ bảo toàn được nguồn vốn ban đầu mà còn trang bị thêm 1 máy in 4 màu, 1 máy in 2 màu, 1 máy in hóa đơn, cùng nhiều thiết bị phục vụ hoạt động của đơn vị, với tổng giá trị gấp 3 lần vốn được đầu tư ban đầu.
Một quyết định khó khăn nữa đối với Ban biên tập Báo Bình Phước là việc mở chuyên mục “Chống diễn biến hòa bình” trên báo in và báo điện tử. Trong cuộc họp giao ban báo chí tháng 1-2016, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy khi đó là đồng chí Trần Tuyết Minh yêu cầu Báo Bình Phước phải nhanh chóng mở chuyên mục này. Đây là lĩnh vực khó viết, đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu sâu và có kiến thức lý luận chính trị sắc bén. Đến cuộc họp tháng 2-2016, đồng chí Trưởng ban Tuyên giáo đã “gợi ý” cho tôi: “Nếu các anh không viết được thì chọn bài nào hay ở báo khác để đăng lại”. Chính lời “gợi ý” - nói đúng hơn là sự khích tướng vô cùng tế nhị này đã “chạm” tới lòng tự ái nghề nghiệp của chúng tôi - những người đã gắn với nghề cầm bút hơn 30 năm. Và bắt đầu từ tháng 3-2016, Báo Bình Phước mở chuyên mục này nhưng không phải là bài đăng lại của đồng nghiệp ở báo khác. Đến tháng 6-2016, chuyên mục này tăng lên 2 kỳ/tháng và đến tháng 9-2016 là 2 kỳ/tuần, từ ngày 3-2-2017 là 3 kỳ/tuần và từ 21-6-2021 là 5 kỳ/tuần. Các bài viết cho chuyên mục này đều do Ban biên tập, các trưởng phòng và cộng tác viên là lãnh đạo các sở, ngành thực hiện. Trong đó, đội ngũ cộng tác viên tích cực nhất là ở Bộ CHQS tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công an tỉnh… Cho đến nay, rất ít tờ báo tỉnh hay thành phố trong cả nước mở và duy trì được chuyên mục này trên cả 5 số báo trong tuần như Bình Phước.
Từ tháng 9-2009, Báo Bình Phước ra mắt báo điện tử - Binhphuoc online, đưa thông tin, hình ảnh về quê hương Bình Phước đến với bạn đọc trong nước và thế giới. Tất cả sự kiện trên đây không phải là quyết định cảm tính mà đã được suy xét, cân nhắc kỹ càng. Cơ sở để chúng tôi quyết định những vấn đề nêu trên là xuất phát từ nhu cầu thông tin, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó là những năm mà tình hình kinh tế - xã hội của Bình Phước vô cùng sôi động. Và trong quá trình chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động ở địa phương, các cấp lãnh đạo tỉnh cũng như các huyện, thị xã, thành phố rất mong nhận được sự phản hồi, chia sẻ thông tin, tâm tư nguyện vọng của nhân dân, ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp, nhu cầu của người lao động… và Binhphuoc online là phương tiện hỗ trợ hữu hiệu vấn đề này.
Đi trước đón đầu, biến thách thức thành cơ hội
Một sự kiện mang tính lịch sử không chỉ đối với báo chí Bình Phước mà là của cả nước, đó là từ tháng 10-2019, Báo Bình Phước và Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước được hợp nhất thành 1 cơ quan báo chí đa phương tiện, với tên gọi là Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Phước (BPTV). Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Tuy vậy, mọi hoạt động cũng giống như các cơ quan báo chí trong cả nước, BPTV đang đối mặt với những thách thức lớn từ sự bùng nổ công nghệ thông tin, internet toàn cầu và sự cạnh tranh khốc liệt từ mạng xã hội, các phương tiện tích hợp đa phương tiện… đang làm thay đổi văn hóa đọc, văn hóa nghe - nhìn nhất là đối với bộ phận cư dân đô thị và giới trẻ. Đứng trước tình hình nêu trên, Đảng ủy, Ban giám đốc - Ban biên tập BPTV đã xây dựng chiến lược phát triển các loại hình báo chí trên nền tảng công nghệ 4.0 đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
Theo chiến lược này, BPTV sẽ tập trung xây dựng theo mô hình truyền thông đa phương tiện, tòa soạn đa phương tiện tích hợp báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử và hạ tầng số. Thời gian qua, lãnh đạo BPTV đã chuẩn bị cho bước chuyển đổi này bằng những bước đi cụ thể. Đó là cử cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên đi học các khóa nghiệp vụ, trao đổi và học tập các cơ quan bạn về truyền thông đa phương tiện, làm báo đa phương tiện, hạ tầng số. Hiện cơ quan cũng đang từng bước đầu tư các thiết bị, phương tiện kỹ thuật chuyên dụng, xây dựng phòng dựng, thu âm, thu hình, phim trường để có thể tự dàn dựng, sản xuất các chương trình truyền hình, sản phẩm báo chí đa phương tiện khác tích hợp trên nền tảng báo điện tử và hạ tầng số. Đặc biệt, việc quy hoạch lại khuôn viên cơ quan đã được tiến hành xong và đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Vấn đề đã, đang được Đảng ủy, Ban giám đốc - Ban biên tập BPTV đặc biệt chú trọng quan tâm là gấp rút đào tạo nguồn nhân lực, trong đó bao gồm kỹ thuật viên, phóng viên, biên tập viên, đạo diễn để nhanh chóng tiếp quản, vận hành, sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị, làm chủ công nghệ để tác nghiệp hiệu quả, đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của kỷ nguyên số…
Với mô hình hoạt động hoàn toàn mới, chắc chắn khó khăn, vướng mắc, thậm chí là rào cản không ít. Song, với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên vừa chuyên nghiệp vừa giàu nhiệt huyết, lại có bản lĩnh và quyết tâm cao, tin tưởng rằng, hình ảnh và tiếng nói của BPTV sẽ vươn xa, bay cao.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ước tính CPI bình quân cả năm 2024 tăng dưới 4%
- ·Phiên họp trù bị Hội nghị Cấp cao ASEAN xem xét nhiều văn kiện quan trọng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk
- ·Sau Tết Nguyên đán cho học sinh trở lại trường là phù hợp
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Ngày mai, HĐND TP.HCM bầu Chủ tịch thành phố
- ·Chính thức khánh thành dự án đường sắt đô thị Cát Linh
- ·Từng có án tù 20 năm, ứng cử viên đại biểu HĐND phường giấu nhẹm
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tưởng niệm cố Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo
- ·First News được Bộ Thông tin và Truyền thông tặng Bằng khen
- ·Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm vắc xin
- ·Sản xuất phải xanh hơn
- ·Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Quốc hội tháo điểm nghẽn cho 2 trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
- ·Siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đẩy nhanh tiến độ gói phục hồi
- ·Chùm ảnh: Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Đề án xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
- ·Top legislator presents Tet gifts to disadvantaged people, armed forces in Yên Bái
- ·Việt Nam và Philippines mở rộng quy mô giao thương về gạo